1. Giao thông
1.1. Đường bộ
1.1.1. Định hướng chung
Dự kiến đến năm 2020, tổng mật độ đường bộ là 2,0 km/km2, trong đó mật độ đường ơ tơ là 1,0 km/km2, đạt chỉ số đất giao thông/người là 24 m2. Trên cơ sở phát triển giao thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, định hướng phát triển giao thông bộ như sau:
- Nâng cấp QL.57 và QL.60 đạt chuẩn cấp III đồng bằng
- Nâng cấp ĐT.882 đạt chuẩn cấp IV đồng bằng, mở thêm tuyến tránh đoạn đi qua thị trấn Phước Mỹ Trung.
- Hoàn thiện và mở mới các tuyến đường huyện quan trọng (ĐH.19, ĐH.20, ĐH.21, ĐH.34, ĐH.39, ĐH.41) đạt tiêu chuẩn cấp IV-V đồng bằng. Nâng cấp một số tuyến đường (đường Dây Thép, đường Thạnh Ngãi (ĐH.DK.41), đường Tân Thanh Tây (ĐH.DK.39), đường 8/3, đường 30/4, đường Thanh Tân (ĐH.DK.38), đường Tân Thành Bình - Thạnh Ngãi (ĐH.DK.25), đường Hịa Lộc - Thành An - Tân Bình, đường Hịa Lộc - Thành An - Phước Mỹ Trung (ĐH.DK.40)) đạt tiêu chuẩn cấp V-VI đồng bằng
- Trên cơ sở tuyến đường tránh được xem như đường vành đai đô thị thị trấn Phước Mỹ Trung, phát triển hệ thống các đường trục đô thị nhằm tạo điều kiện phát triển giao thông nôi thị theo phân khu chức năng khu đô thị mới. Từng bước phát triển hệ thống đường nội thị (tại trung tâm thị trấn Phước Mỹ Trung mở rộng và các đô thị loại V mới) với số lượng, vị trí, quy cách, mật độ tương ứng với quy hoạch các khu đô thị; đối với khu đô thị cũ, cải tạo và phát triển hệ thống đường hẻm đủ
quy cách, xây dựng các cơ sở hạ tầng (cấp thoát nước, cáp điện, điện thoại…) dọc theo các tuyến giao thông và phát triển các phương tiện giao thông công cộng.
- Trên địa bàn các xã, phát triển các tuyến đường nông thôn theo cả 2 hướng: phát triển hồn chỉnh mạng giao thơng và mở rộng tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải thông suốt với các tuyến đường trục, đảm bảo đến năm 2020, 20- 30% tuyến giao thông nông thôn đạt giá trị vận tải hàng hóa.
- Xây cầu Trường Thịnh nối liền Thanh Tân và Thạnh Ngãi, cầu Tân Hưng trên ĐH.21 qua sông Thơm
- Xây mới bến xe khách huyện tại khu đô thị thị trấn mở rộng.
1.1.2. Hệ thống đường theo trục Đơng - Tây
- Tuyến QL.57 đi qua phía Nam của trung tâm huyện và là trục đường đối
ngoại kết nối thị trấn với Chợ Lách và Mỏ Cày Nam, quy hoạch tiêu chuẩn cấp III đồng bằng đến 2020 (2 làn xe cơ giới, mặt 7 m, nền 12 m, lộ giới 48 m).
Tuyến phụ là ĐH.41, đạt chuẩn cấp V đồng bằng trước 2020; sau 2020 ĐH.41 dự kiến nối dài theo tuyến ĐH.DK.39 ra Khánh Thạnh Tân và giao với ĐH.20.
- Tuyến ĐT.882 là tuyến trục xương sống của thị trấn Phước Mỹ Trung và
hướng về TP Bến Tre, quy hoạch tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng (mặt 7 m, nền 9 m, lộ giới 32 m; đoạn tuyến tránh dài 4,5 km, sau khi có tuyến tránh đoạn ĐT.882 cũ trở thành đường nội thị); đồng thời xây dựng mới cầu Ba Vát.
Tuyến phụ là ĐH.34 kết nối QL.60 thơng ra đường Tân Thành Bình - Thạnh Ngãi (ĐH.DK.25) và ĐT.882 (qua ĐH.DK.41)
- Tuyến đường Thanh Tân (ĐH.DK.38) là trục quan trọng kết nối QL.60 với
khu công nghiệp - đô thị Thanh Tân và nối với ĐH.DK.09 về thị trấn Phước Mỹ Trung qua cầu Trường Thịnh, tiêu chuẩn cấp V đồng bằng trước 2015.
Phía Nam sơng Cái Cấm là tuyến phụ đối trọng Tân Thành Bình - Thạnh Ngãi (ĐH.DK.25) và ĐT.882 nối dài (ĐH.DK.46).
- Tuyến ĐH.21 là tuyến ven sông Cổ Chiên, là trục cơ sở kết nối Nhuận Phú
Tân, cụm công nghiệp Khánh Thạnh Tân và kết nối với khu công nghiệp Thành Thới B (Mỏ Cày Nam) qua cầu Tân Hưng, quy hoạch tiêu chuẩn cấp V đồng bằng; dự kiến sẽ xây dựng tuyến đường tỉnh mới ĐT.DK.06 từ TT Chợ Lách qua sông Cái Hàng kết nối vào ĐH.21 (lúc đó ĐH.21 trở thành 1 đoạn của ĐT.DK.06, quy hoạch cấp IV đồng bằng).
(nâng cấp đạt chuẩn cấp V trước 2015).
1.1.2. Hệ thống đường theo trục Bắc - Nam
- Tuyến QL.60 là tuyến trục Bắc - Nam quan trọng khu vực ngoại vi phía
Đơng của huyện là là tuyến chính kết nối huyện với TP Bến Tre và Mỏ Cày Nam, Trà Vinh. Trên tuyến này có các cơng trình quan trọng như: cụm cơng nghiệp Hịa Lộc, Thanh Tân, bến hàng hóa và chợ nông sản đầu mối nông sản trái cây Tân Thành Bình. Quy hoạch đạt chuẩn cấp III đồng bằng, lộ giới 45 m.
- Tuyến ĐH.18 - ĐH.32 được xem là tuyến trục Bắc - Nam quan trọng đi
qua khu vực trung tâm huyện, kết nối 3 trung tâm đô thị (Nhuận Phú Tân, Ba Vát, Thanh Tân). Sau 2020, ĐH.18 kết nối với ĐH.32 trở thành ĐT.DK.09. Các tuyến phụ bao gồm ĐH.41 (nâng cấp đạt chuẩn cấp V trước 2015), đường Tân Thanh Tây - 8/3 - 30/4 (dự kiến nâng cấp thành ĐH.DK.39), đường Hòa Lộc - Thành An - Phước Mỹ Trung (dự kiến nâng cấp thành ĐH.DK.40), đường Dây Thép, đường Thạnh Ngãi (dự kiến nâng cấp thành ĐH.DK.41).
Hệ thống đường Huyện (kể cả các tuyến phụ trên) bao gồm 12 tuyến với
tổng chiều dài là 76,3 km.
Hệ thống đường đô thị: 1,5 km hiện có và gần 53 km mở mới tại thị trấn Phước Mỹ Trung, các đô thị loại V mới, các khu dân cư công nghiệp.
Hệ thống đường xã có tổng chiều dài 32,4 km, nâng cấp lên đường nông
thôn loại A.
Hệ thống đường nơng thơn có tổng chiều dài 130 km, nâng cấp lên đường
nông thôn loại B.
Hệ thống đường trong các khu cụm cơng nghiệp có chiều dài tổng cộng khoảng 24 km.
Hệ thống bến xe bao gồm bến xe khách (loại 6) tại thị trấn Phước Mỹ Trung
kết hợp với bãi đỗ xe hàng và trạm xe buýt; các bến xe hàng tại Tân Thanh, Nhuận Phú Tân, Hòa Lộc, Khánh Thạnh Tân
1.2. Đường thuỷ
Nạo vét thường xuyên các tuyến sau:
- Các tuyến đường thuỷ do trung ương quản lý: sông Hàm Luông và Cổ Chiên
- Tuyến đường thuỷ do tỉnh quản lý: sông Cái Cấm (cấp II), rạch Ba Vát - rạch Cát Lở, rạch Mỏ Cày - rạch Thơm.
- Các tuyến đường thuỷ do huyện quản lý.
Về hệ thống bến vận tải thuỷ xây dựng bến hàng hóa của tỉnh tại Tân
Thanh; xây dựng các bến hàng hố tại khu cơng nghiệp Thanh Tân và các cụm Khánh Thạnh Tân, Hòa Lộc, Thanh Tân; xây dựng bến hành khách tại thị trấn Phước Mỹ Trung, Thanh Tân, Tân Thành Bình.
2. Thuỷ lợi
Địa bàn huyện nằm trong vùng hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre, bao gồm các cơng trình chính sau đến năm 2020:
- Hệ thống đê bao ven sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên; B=6m, z = 3 m, m = 2.
- Hệ thống kênh tạo nguồn ngọt: Kênh Cái Hàng - Cái Chát Lớn, Kênh Cái Mơn - An Bình, Vàm Nước Trong - Mỏ Cày - sông Thơm; b=10m; z=-3 m
- Bổ sung các cống đầu mối và cống nội đồng, bao gồm: Cống đập Mỏ Cày Bắc: B=50 m, z=-5 m
Cống đập Mỏ Cày Nam: B=40 m, z=-4 m Cống Trâm Bầu: B=5 m, z=-2,5 m
Duy tu các cống Phước Mỹ Trung, Tân Thành Bình, Thành An
Tỷ lệ đất thuỷ lợi/đất nơng nghiệp đến năm 2020 dự báo vào khoảng 1,5%. Tổng khối lượng đào đắp trên địa bàn ước khoảng 2,7 triệu m3 đất, tổng chi phí xây dựng thuỷ lợi khoảng 125 tỷ đồng theo giá hiện hành.
3. Điện
- Đảm bảo yêu cầu về điện cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Huyện theo từng giai đoạn quy hoạch
- Tăng và đảm bảo phụ tải, giảm tổn thất công suất, điện năng
- Phấn đấu đưa số hộ sử dụng điện tăng lên 100% năm 2020; đồng thời với tăng chỉ tiêu điện thương phẩm bình quân đầu người từ 205 kWh/người vào năm 2010 lên 715 kWh/người vào năm 2020.
Hướng phát triển lưới điện Huyện là phấn đấu đưa điện về khắp các vùng dân cư để đảm bảo mọi hộ dân được được sử dụng điện lưới; đồng thời từng bước cải tạo hệ thống điện lưới không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, khơng đảm bảo an tồn cho người sử dụng.
- Tiếp tục cải tạo và phát triển lưới điện nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng điện đồng thời tránh thất thoát trên đường dây.
- Tổng đường dây trung thế đến năm 2020 là 175,8 km.
- Phát triển lưới điện hạ thế gắn với lưới trung thế và trạm biến áp mới để cấp điện cho các khu dân cư chưa có điện. Tổng đường dây hạ thế xây dựng đến năm 2020 là 494,6 km.
Tổng dung lượng dự kiến tăng lên 48.597 kVA năm 2020, đáp ứng đủ cho
phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại-dịch vụ, cơ quan quản lý, tiêu dùng dân cư và hoạt động khác. Điện thương phẩm dự kiến tăng lên 243.257 MWh năm 2020.
Tổng vốn đầu tư trong toàn thời kỳ 2011-2020 là 73 tỷ đồng theo giá hiện
hành.
Bảng 51: Dự kiến sản lượng điện thương phẩm điện năm 2010, 2015, 2020
2010 2015 2020 TĐ11-05 TĐ16-20
Điện thương phẩm (1000 kWh) 22 600 42 588 83 326 13,5% 14,4%
-Công nghiệp- xây dựng 5 625 11 118 23 052 14,6% 15,7%
-Nông, lâm nghiệp, thủy sản 125 250 14,9%
-Thương nghiệp, KS, nhà hàng 225 528 1 188 18,6% 17,6%
-Cơ quan quản lý, tiêu dùng dân cư 16 200 29 584 55 970 12,8% 13,6%
-Hoạt động khác 550 1 232 2 866 17,5% 18,4%
4. Cấp nước
Hệ thống cấp nước đô thị vào công nghiệp trên địa bàn trước mắt sẽ được bố trí phân tán theo từng đơ thị (thị trấn Phước Mỹ Trung, Nhuận Phú Tân, Tân Thanh), các cụm dân cư quan trọng (Tân Thành Bình, Hịa Lộc, Khánh Thạnh Tân, Tân Bình) và các trung tâm xã.
Trong tầm nhìn trung hạn, hệ thống cấp nước ngọt trên địa bàn lấy nguồn từ sông Hàm Lng từ Vĩnh Hịa xây dựng tuyến trục đi qua phía Bắc của địa bàn huyện. Đối với khu công nghiệp Thanh Tân sẽ xây dựng nhà máy nước riêng.
Trong tầm nhìn dài hạn, sau khi hệ thống cấp nước thô từ Châu Thành - Chợ Lách đã hình thành và kết nối mạng hoàn chỉnh, nước cấp sinh hoạt trên địa bàn sẽ lần lượt nối mạng vào hệ thống cấp nước chung thông qua các nhà máy lắng lọc - xử lý và phân phối
Tại khu vực nông thôn, nguồn cấp nước chủ yếu là nước mặt, nước ngầm và từng bước tiến đến xây dựng các nhà máy nước cỡ nhỏ (10 - 30 m3/giờ) theo
chương trình nước sạch nơng thơn; đồng thời tiến hành xây dựng các hệ nối mạng tại các khu dân cư tập trung khoảng 200 - 500 hộ để làm cơ sở hoà mạng với hệ thống nước máy sau này.
Dự kiến tỉ lệ cấp nước sạch và nước hợp vệ sinh năm 2015 là 99%, năm 2020 là 99,3%, trong đó đảm bảo trên 99% số hộ đơ thị và 100% khu vực thương mại dịch vụ tập trung, khu cụm công nghiệp và các cơ sở công nghiệp được cấp nước sạch
Dân số đô thị được cấp nước tập trung (kể cả các khu đô thị mới, các cụm dân cư tập trung tại trung tâm các xã) dự kiến sẽ tăng lên trên 27.000 người năm 2020, đạt 99% dân số đô thị được sử dụng nước sạch.
Số dân nông thôn sử dụng hợp vệ sinh dự kiến trên 88.300 người năm 2020, đạt tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh là 99% dân số nông thôn.
Tổng công suất cấp nước (kể cả các khu cụm công nghiệp) năm 2020 dự kiến 23.800 m3/ngày đêm. Sản lượng nước của nhà máy nước (kể cả nước phục vụ cho các cụm công nghiệp) sẽ tăng lên 8,7 triệu m3 năm 2020.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư dự kiến là 789 tỷ đồng theo giá hiện hành
Bảng 52: Dự kiến các chỉ tiêu cấp nước năm 2010, 2015, 2020
2010 2015 2020 TĐ11-05 TĐ16-20