PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG

Một phần của tài liệu MoCayBac (tong hop) potx (Trang 39 - 43)

1. Giao thơng

Nếu tính cả đường đơ thị, đường nơng thơn xã ấp, tồn huyện có khoảng 270 km đường, mật độ 1,8 km/km2, thuộc vào loại khá cao, tuy nhiên chỉ số đường chính thuộc vào mức thấp (0,6 km/km2); tổng diện tích đất giao thơng vào khoảng 119 ha, chỉ số đất giao thông/đầu người thuộc vào loại thấp (11 m2).

Trên địa bàn huyện có các tuyến đường sau:

- Quốc lộ 57 dài 9,3 km chạy theo hướng Đơng- Tây, là trục lộ chính nối Chợ Lách với Phước Mỹ trung và thị trấn Mỏ Cày Nam. Mặt đường hiện trạng tương đương cấp V đồng bằng

- Quốc lộ 60 dài 12,5 km chạy theo hướng Bắc - Nam và nằm lệch về hướng Đông, trên thực tế chỉ đi qua địa bàn 2 xã Thanh Tân và Hòa Lộc. Mặt đường hiện trạng tương đương cấp IV đồng bằng

- ĐT.882 dài 9,9 km chạy theo hướng Đông - Tây là chủ yếu, đi qua Phước Mỹ Trung và là trục giao thông quan trọng kết nối trung tâm huyện với QL.60 hướng về TP Bến Tre. Mặt đường hiện trạng tương đương cấp V đồng bằng

- Các tuyến đường huyện hoặc tương đương bao gồm 8 tuyến (ĐH.18, ĐH.19, ĐH.20, ĐH.21, ĐH.32, ĐH.34, ĐH.39, ĐH.41) với tổng chiều dài 50,1 km. Mặt đường hiện trạng tương đương cấp VI đồng bằng hoặc kém hơn

- Các tuyến đường xã có tổng chiều dài 32,4 km

- Các tuyến đường giao thơng nơng thơn có tổng chiều dài khoảng 130 km, phần lớn mặt đường hẹp và cao trình chưa đảm bảo chống úng ngập tồn tuyến.

- Các tuyến đường đơ thị có tổng chiều dài 1,5 km

Như vậy hệ thống giao thông trên địa bàn huyện phân bố thành 2 nhóm trục quan trọng,

- Hệ thống đường trục Đông - Tây về cơ bản là các tuyến trục kết nối địa bàn

huyện với QL.60; cũng là trục giao lưu kinh tế từ Chợ Lách, bao gồm 2 tuyến chính là QL.57 và ĐT.882, các tuyến phụ là ĐH.21 (ven sông Cổ Chiên), đường Tân Thành Bình - Thạnh Ngãi (ven sơng Cái Cấm), tuy nhiên hiện nay 2 tuyến ven sơng chưa hồn tồn thơng tuyến

- Hệ thống đường trục Bắc - Nam kết nối 4 tuyến Đơng Tây; hiện nay tương

đối liền tuyến chỉ có tuyến ĐH.18-ĐH.32.

Nhìn chung, hiện trạng giao thơng bộ trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc có các đặc điểm sau:

- Mật độ giao thông tuy ở mức độ khá cao nhưng trong thực chất hệ thống các tuyến đường lớn có đầy đủ giá trị vận tải cịn rất thấp.

- Trên địa bàn đã hình thành 4 tuyến trục xương sống Đơng Tây nhưng các tuyến ven sông vẫn chưa liền tuyến; các tuyến trục Bắc - Nam kém phát triển dẫn đến quá trình giao lưu và vận tải trên địa bàn tương đối phân tán.

- Điều kiện mặt đường các tuyến đường huyện, đường xã, đường nơng thơn chưa hồn chỉnh, mặt đường nhỏ, ít cầu kiên cố, chiều dài mỗi tuyến ngắn dẫn đến nhiều hạn chế trong vận tải bộ. Hệ thống giao thông nội thị hầu như chưa phát triển.

Hệ thống giao thông thủy hiện là thế mạnh trên địa bàn, bao gồm - Các tuyến do TW quản lý, gồm 2 tuyến Hàm Luông và Cổ Chiên

- Các tuyến địa phương quản lý: hiện nay quan trọng nhất là sông Cái Cấm, rạch Cát Lở, rạch Ba Vát, sơng Thơm.

1.3. Hệ thống cơng trình phục vụ giao thơng

- Hiện trên địa bàn chưa có bến xe khách.

- Các bến đò ngang quan trọng bao gồm 3 bến trên sơng Hàm Lng (đi An Hiệp, Sơn Hịa, qua Vàm Nước Trong), 2 bến trên sông Cái Cấm (Thạnh Ngãi, Trường Thịnh), 2 bến trên sông Cổ Chiên (đi Quới Sơn, Thanh Bình thuộc Trà Vinh), 1 bến trên sông Thơm (bến Thác Lác).

2. Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc bao gồm hệ thống các bờ bao ngăn mặn, giữ ngọt và điều tiết nước theo vùng nhỏ. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi trên địa bàn có mật độ trung bình, tỷ lệ đất thủy lợi/đất nơng nghiệp khoảng 1,2%.

Nhìn chung các cơng trình vẫn cần được nâng cấp, duy tu, đặc biệt là phát triển thêm hệ thống các cơng trình đầu mối (hệ thống đê sơng lớn và các cống ngăn mặn trên các rạch) nhằm hoàn thiện khả năng ngăn mặn và trữ ngọt, tiêu và điều tiết nước từng bước theo vùng lớn tương ứng với bối cảnh biến đổi khí hậu tồn cầu trong tương lai.

Ngoài ra, việc phát triển hệ thống thủy lợi cần có tiến độ hợp lý với việc xây dựng hệ thống giao thông nông thôn và hệ thống cấp nguồn nước nhằm tận dụng khả năng lồng ghép các dự án giao thông - thủy lợi.

3. Điện

Về đường dây trung thế, đến cuối năm 2010, tồn huyện có 134 km, trong đó

bao gồm đường dây trung thế loại 3 pha và 1 pha. Cách lắp đặt lưới trung thế 3 pha đã được xây dựng theo tiêu chuẩn 3 pha 4 dây cho các trục chính về các trung tâm xã và phục vụ sản xuất. Các đường dây 1 pha 2 dây chủ yếu phục vụ ánh sáng sinh hoạt cho các cụm dân cư ít tập trung tại các xã. Phần lớn các dây trung thế dược xây dựng theo hình tia nên khơng thể vận hành linh hoạt, việc sang tải và hỗ trợ giữa các tuyến bị hạn chế.

Về các trạm biến áp phân phối, toàn bộ trạm biến áp là trạm ngoài trời gồm các loại trạm trên nền, trên giàn và trạm treo trên trụ. Ở khu vực nông thôn, các trạm loại 1 pha, chỉ phục vụ ánh sáng sinh hoạt của nhân dân. Các trạm thường được đặt theo các tuyến chính, phân phối khơng đều, cho nên phải kéo hạ thế đi xa,

gây tổn thất điện trên lưới. Năm 2010 tổng dung lượng của các trạm là 13.400kVA. Về đường dây hạ thế, chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt; điện cho công nghiệp chỉ có trong phạm vi nội thị và tại các doanh nghiệp sản xuất. Năm 2010 đường dây hạ thế có 439 km. Lưới hạ thế có cấp điện áp 220/380 V (3 pha) và 220 V (1 pha), trong đó lưới hạ thế 3 pha chỉ có ở những nơi có mật độ dân cư cao, các cơ sở sản xuất; còn lại phần lớn lưới điện 1 pha. Bán kính cấp điện q rộng, có nơi dài trên 3 km. Nhìn chung, tình trạng kỹ thuật của các đường dây hạ thế rất kém. Dây dẫn gồm nhiều chủng loại, hầu hết đã cũ, có tiết diện nhỏ, trụ điện hầu hết không đúng quy cách của ngành điện.

Sản lượng điện thương phẩm diễn biến qua các năm như sau: Bảng 21: Sản lượng điện thương phẩm năm 2009, 2010

(Đơn vị:1000 KWh)

Chỉ tiêu 2009 2010

.Điện thương phẩm 20 719 22 600

Nguồn: Tính tốn của Ban biên tập theo bảng điều tra ngành điện

Cơ cấu tiêu thụ điện năng năm 2010 của Huyện là: nông nghiệp chiếm 0%; công nghiệp-xây dựng chiếm 24,89%; thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng chiếm 1%; cơ quan quản lý và tiêu dùng dân cư chiếm 71,68% và các hoạt động khác chiếm 2,43%.Như vậy, tiêu thụ điện năng chính của huyện là phục vụ cho ánh sáng sinh hoạt và công nghiệp.

Điện thương phẩm tiêu thụ năm 2010 là 205,2kWh/người/năm, trong đó tiêu dùng dân cư là 147,1kWh/người/năm, mức tiêu thụ còn quá thấp so với các địa phương khác. Năm 2010, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 96,5%.

Đến nay, lưới điện trung thế đã phủ khắp các xã và thị trấn. Lưới điện hạ thế một số không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, cần được cải tạo. Hiện tại ngành điện trên địa bàn huyện do Chi nhánh điện Mỏ Cày quản lý.

4. Cấp nước, thoát nước và thải rác

4.1. Cấp nước

Hệ thống cấp nước trên địa bàn chủ yếu là các trạm cấp nước theo chương trình nước sạch nơng thơn tại trung tâm các xã, bao gồm:

- Trạm Tân Bình, cơng suất 7 m3/ngày đêm, cung cấp cho 228 hộ

- Trạm Tân Thanh Tây, công suất 10 m3/ngày đêm, cung cấp cho 180 hộ - Trạm Tân Phú Tây, công suất 10 m3/ngày đêm, cung cấp cho 200 hộ

- Trạm Tân Thành Bình, cơng suất 20 m3/ngày đêm, cung cấp cho 400 hộ - Trạm Nhuận Phú Tân, công suất 15 m3/ngày đêm, cung cấp cho 450 hộ - Trạm Phước Mỹ Trung, công suất 40 m3/ngày đêm, cung cấp cho 560 hộ - Trạm Thành An, công suất 5 m3/ngày đêm, cung cấp cho 172 hộ

- Trạm Thạnh Ngãi, công suất 5 m3/ngày đêm, cung cấp cho 83 hộ - Trạm Thanh Tân, công suất 5 m3/ngày đêm, cung cấp cho 131 hộ

Do giới hạn về nguồn và trục dẫn, tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh chung trên toàn địa bàn huyện năm 2010 ước tính chỉ vào khoảng 81,5%.

4.2. Thốt nước

Hệ thống thoát nước tại khu vực chợ Ba Vát và các khu dân cư chung quanh là hệ thống cống dọc theo tuyến ĐT.882. Tại khu vực trung tâm các xã khác thường chỉ xây dựng hệ thống mương nhỏ để thoát nước thải chợ; phần lớn nước mưa đều chảy tràn.

4.3. Thải rác

Ước khu vực đô thị và công thương nghiệp trên địa bàn huyện hàng ngày thải khoảng 13 T rác (7 T rác sinh hoạt, 2 T rác cơng trình cơng cộng và 4 T rác công thương nghiệp không kể phần mụn dừa có khả năng sử dụng làm phó sản phẩm phục vụ nông nghiệp), tỷ lệ thu gom ước khoảng 39%.

Hiện chỉ có khoảng 4 xã có bãi rác chợ (Bang Tra, Giồng Keo, Ba Vát, Xếp) diện tích 300-500 m2 theo hình tức th đất và chơn lấp. Bãi rác huyện có quy mơ 1,6 ha đang được quy hoạch tại ấp Đơng Hịa (xã Thành An). Trạm y tế các xã đều có lị đốt rác theo quy định.

5. Thông tin liên lạc

Trên địa bàn huyện có 5 bưu cục tại Thạnh Ngãi (Trường Thịnh), Tân Thành Bình, Nhuận Phú Tân, Phước Mỹ Trung, Tân Bình và 13 bưu điện văn hóa xã phân bố đều khắp các xã.

Bảng 22: Chỉ tiêu ngành thông tin năm 2005, 2010

2005 2010 TĐ2006-10

Một phần của tài liệu MoCayBac (tong hop) potx (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w