Chế độ lương bổng và đãi ngộ vật chất còn nhiều bất cập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh truyền hình ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 99)

- Tiến sỹ: 12 Thạc sỹ:

2.2.4.6. Chế độ lương bổng và đãi ngộ vật chất còn nhiều bất cập

Trong điều kiện nước ta hiện nay, lương bổng và đãi ngộ vật chất có lễ vẫn là quan tâm hàng đầu của người lao động bên cạnh các yếu tố khác như môi trường hay điều kiện làm việc. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, lương chưa có hiệu quả trong việc đảm bảo tái sản xuất lao động của đội ngũ người lao động. Đối với các nước, phần có trọng số lớn nhất trong thu nhập là tiền lương. Tại Đài Thượng Hải, Trung Quốc lương bằng 2/3 tổng thu nhập, trong khi tại Đài TNVN, THVN lương chỉ bằng 1/4 - 1/3 tổng thu nhập. Lương của người lao động không chỉ thể hiện bằng tiền để đảm bảo tái sản xuất sức lao động mà còn thể hiện bằng chất lượng và số lượng lao động. Nếu lương quá thấp so với mức cần thiết để tái sản xuất sức lao động trong điều kiện trung bình của một nước ở một thời điểm nhất định sẽ làm cho sức lao động của người lao động bị suy giảm hoặc tạo ra nhiều kẽ hở để người ta tìm cách đảm bảo tái sản xuất sức lao động của chính họ. Mặt khác, nếu trongmột tổ chức, lương khơng được trả đúng mức thì chất lượng và số lượng lao động sẽ không tạo ra động lực trong hoạt động của tổ chức đó.

Trong thực tế, mọi người đều cho rằng mức chi tiêu hàng ngày của họ đều cao hơn mức lương và đều tìm cách để có thêm phần lương phụ. Gọi là lương phụ vì nó nằm ngồi lương chính, nhưng khơng phải vì phụ mà vai trị của nó là thứ yếu trong chi tiêu hàng ngày của người lao động. Khoản thu nhập ngồi lương chính lại khơng thuộc diện kiểm sốt và đang là hộp đen, khởi đầu cho sự tham nhũng và khởi đầu của sự phân phối lại thu nhập một cách không công bằng

Tuy rằng lương chính hiện nay chưa đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nhưng cịn được hình thành trên cơ sở thiếu cơng bằng: Khơng phải ai làm việc gì thì hưởng lương theo việc đó như đã nêu trong Nghị định 25/CP. Để có thể thực hiện nguyên tắc này một cách thực chất, thì việc cần phải tiến hành trước khi xếp lại lương là phải xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ một cách khoa học, đúng đắn, trên cơ sở việc nào cần ai, và lương tương xứng với với việc được giao. Lương mới phải không phụ thuộc vào mức lương trong quá khứ. Trên thực tế, việc chuyển sang hệ lương mới nhiều bậc khác nhau, khi xếp bậc là chuyển

tương đương, có kẻ lợi, người thiệt bới các mốc lên lương và khoảng cách lên lương khác nhau chức không phải công việc và trách nhiệm khác nhau, hơn nữa, hạn lên lương lại quy định theo kỳ, đến hẹn lại lên. Chính phủ đã có quy định mặc dù thời gian lên lương là 3 năm, nhưng nếu có thành tích cơng tác xuất sắc thì có thể đề nghị lên lương trước thời hạn, việc này chúng ta chưa làm theo đúng bản chất mà mới thực hiện cho những trường hợp nghỉ hưu, luân chuyển công tác.

Triết lý xây dựng bảng lương không rõ ràng. Xếp lương khơng dựa vào đóng góp của người lao động trong thực tế, cũng không dựa trên cơ sở trình độ và cũng khơng trên cơ sở cơng việc được đảm nhiệm. Điều này thể hiện ở chỗ:

- Có những loại hình cơng việc có tính đặc thù như Phát thanh viên, hay nghệ sỹ, ca sỹ, có tính chất cơng việc cực kỳ vất vả lại địi hỏi có năng khiếu nhưng được xếp lương không tương xứng với công việc của họ. Hệ số lương của Phát thanh viên, nghệ sỹ, ca sỹ lại thấp hơn các ngạch khác tuy họ cũng phải tốt nghiệp đại học ra. Một điều nữa thể hiện việc xếp lương khơng theo cơng việc là: có những cơng việc chỉ u cầu trình độ trung cấp, hoặc công nhân nhưng lại để người tốt nghiệp đại học làm và ngược lại, điều này làm lãng phí và làm cho hiệu quả sử dụng nhân lực không cao.

- Những người có học hàm, học vị khơng được xếp vào bảng lương. Cho đến đầu năm nay, tại Nghị định 116/2003/NĐ-CP và thơng tư 10/2004/TT-BNV mới có quy định người được tuyển dụng lần đầu mà là Thạc sỹ thì được xếp lương khởi điểm từ bạc 2, Tiến sỹ thì từ bậc 3. Nhưng trong q trình cơng tác, họ học tập đạt trình độ Thạc sỹ, tiến sỹ thì lại khơng có quy định gì về đãi ngộ lương.

- Cán bộ được giao trọng trách lớn tại Đài TNVN, phần đông họ là những người có năng lực chun mơn và quyết định cũng như chịu trách nhiệm về phát triển của cơ quan nhưng chỉ được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo với mức rất thấp so với lương chính, trong lúc lương chính ít ý nghĩa thì phụ cấp này lại càng vơ nghĩa so với công việc và trách nhiệm của họ.

Lương của cán bộ, công chức đang làm việc trong Đài TNVN và THVN được xếp ở những thời kỳ khác nhau. Có người đã trải qua nhiều lần xếp lương và chuyển đổi hệ lương (số tham gia cơng tác từ trước năm 1993) có người thuộc diện xếp lương một lần theo tinh thần của Nghị định 25/CP ngày 25/5/1993. Mỗi lần xếp lương lại có những thay đổi nhất định, do đó nhiều người cùng trình độ, cùng đảm nhiệm cơng việc như nhau và thậm chí có cùng thâm niên cơng tác ở thời điểm hiện nay lại có mức lương rất khác nhau, có khi chênh lệch khá nhiều. Điều này do những nguyên nhân sau:

- Trước đây trong hệ lương cũ có bảng lương dành cho cán bộ có chức vụ Phó Trưởng Phịng trở lên. Người được đề bạt chức vụ nào từ được xếp lương tương ứng vớ chức vụ đó và thường là cao hơn so với lương của họ trong bảng lương chuyên môn. Khi thôi chức vụ, lương vẫn được giữ nguyên hoặc khi chuyển sang hệ lương mới, về nguyên tắc là làm vị trí nào thì xếp lương theo ngạch và bậc đó, nhưng trên thực tế chỉ xếp theo ngạch cịn bậc thì chuyển tương đương. Do đó họ vẫn giữ được mức lương cao hơn so với đồng nghiệp khác cùng vị trí cơng tác mà chưa từng được đề bạt.

- Có nhiều trường hợp được điều chỉnh tăng lương theo chế độ khuyến khích áp dụng trong khoảng thời gian ngắn (bộ dội chuyển ngành, cán bộ chuyển vùng) đến lượt người khác thì quy định đã bãi bỏ nên không được áp dụng.

- Thời gian tập sự quy định khác nhau trong các thời kỳ khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau. Có lúc 3 năm đối với đại học, có lúc 2 năm, theo Pháp lệnh cán bộ cơng chức hiện nay là 1 năm.

- Hoặc thời gian quy định để tăng lương khác nhau trong các thời kỳ khác nhau và trong các lĩnh vực khác nhau ở cùng một thời kỳ. Chẳng hạn, trong lĩnh vực quân sự, trước đây thời gian để tăng lương đã có lúc chỉ 2 năm (cùng thời gian tăng quân hàm), trong khi đó cán bộ trong ngành PTTH là 3 năm, sau này khi chuyển sang lĩnh vực PTTH lương của họ cao hơn lương của đồng nghiệp cùng làm một công việc và thâm niên như nhau.

Những nguyên nhân trên một mặt làm hạn chế công tác phát triển nguồn nhân lực thời gian qua tại Đài TNVN, Đài THVN. Mặt khác do xu thế và triển vọng phát triển của Phát thanh, Truyền hình trong giai đoạn tới, sự tác động của khoa học công nghệ, khoa học quản lý, xu thế hội nhập với phát thanh quốc tế,.. đang đặt ra cho công tác phát triển nguồn nhân lực phát thanh, truyền hình một nhiệm vụ mới cần phải nghiên cứu và bổ sung.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh truyền hình ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 99)