Đổimới chính sách phát triển nguồn nhân lực trong điều hiện hiện nay không thể tiến hành tràn lan mà có trọng điểm và qua thí điểm,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh truyền hình ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 118 - 119)

- Tiến sỹ: 12 Thạc sỹ:

3.2.5. Đổimới chính sách phát triển nguồn nhân lực trong điều hiện hiện nay không thể tiến hành tràn lan mà có trọng điểm và qua thí điểm,

hiện nay khơng thể tiến hành tràn lan mà có trọng điểm và qua thí điểm, đúc rút kinh nghiệm rồi mới triển khai diện rộng

Mặc dù, như đã trình bày ở phần hiện trạng phát triển nguồn nhân lực tại Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam cịn rất nhiều bất hợp lý trong sử dụng nhân lực và bất cập về chính sách, việc đổi mới địi hỏi phải tiến hành ở nhiều mặt không chỉ liên quan đến sử dụng nhân lực mà còn liên quan đến đổi mới cơ chế quản lý nói chung. Nhưng trong thực tế cũng không thể làm nhiều việc mà phải lựa chọn trọng tâm và thứ tự tháo gỡ. Chính sách cán bộ là liên quan đến con người, hơn nữa chính sách nhân lực có khả thi hay khơng cịn phụ thuộc vào những điểm ràng buộc mà trong phần quan điểm 1 đã trình bày. Khơng phải mọi đổi mới chính sách cán bộ đều có thể đi trước. Sẽ khơng khách quan và khả thi khi sàng lọc người lao động mà chưa sắp xếp lại các đơn vị trực thuộc một cách rõ ràng: Phân tách rõ ràng giữa đơn vị sản xuất và đơn vị sự nghiệp.

Chính trong bối cảnh này, việc áp dụng đổi mới chính sách cần được làm thí điểm ở một vài đơn vị chọn lọc, từ đó rút ra kinh nghiệm và có điều chỉnh để có thể áp dụng ở diện rộng. Cách làm này, tuy cần thời gian những đảm bảo tính thực thi và thận trọng. Đối với máy móc, thiết bị chúng ta có thể chọn lọc và vận hành sai thì phải trả giá về kinh tế, nhưng đối với con người nếu áp dụng chính sách khơng hợp lý, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, mà quan trọng hơn là ảnh hưởng về mặt xã hội và cách tư duy, nếp làm, rất khó có thể thay đổi.

Tóm lại, có hai quan điểm thơng suốt các quan điểm nêu trên trong quá trình phát triển nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình. Thứ nhất, coi yếu tố con người là nhân tố trung tâm, là động lực và cũng là mục tiêu của mọi quá trình phát triển. Đối với nguồn nhân lực, lúc nào cũng bao gồm hai yếu tố song song là yếu tố cống hiến và yếu tố hưởng thụ. Như vậy khi nói đến phát triển nguồn nhân lực, không thể thiên lệch về đào tạo con người theo mẫu này hoặc

10 4

mẫu khác, mà phải tạo môi trường để họ khẳng định giá trị bằng lao động của chính mình. Phải gắn đào tạo với sử dụng, phải coi trọng nhu cầu của người lao động ở cả hai vế cống hiến và hưởng thụ theo quy định của pháp luật, coi trọng các chuẩn mực đạo đức xã hội. Phần cống hiến phải lớn hơn phần hưởng thụ, vì sự phát triển chung của xã hội và tương lai. Thứ hai, mọi chính sách để phát triển nguồn nhân lực để đi đến có hiệu quả và khả thi cần phải được tiến hành đồng bộ. Từ khâu quy hoạch nguồn nhân lực làm tốt sẽ làm động lực, tiền đề để có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và phát triển được tốt; bên cạnh đó phải đổi mới chính sách lương bổng và đãi ngộ vật chất đối với nguồn nhân lực theo hướng là căn cứ vào chất lượng và số lượng công việc chứ không phải thâm niên công tác như hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh truyền hình ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 118 - 119)