Trong công tác thu hút, tuyển dụng, bố trí, sử dụng nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh truyền hình ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 82)

- Tiến sỹ: 12 Thạc sỹ:

2.2.3.3. Trong công tác thu hút, tuyển dụng, bố trí, sử dụng nhân lực

Đã có một số thay đổi theo hướng từ sử dụng nhân lực trong cơ chế kế hoạch tập trung, quan liêu, bao cấp dần chuyển sang cơ chế dân chủ và tính đến yếu tố thị trường. Trong các thay đổi diễn ra, rõ nét nhất là tuyển dụng cán bộ qua tuyển dụng, chế độ hợp đồng làm việc tạo hành lang pháp lý cho phép tận dụng tối đa các nguồn lực của xã hội. Sự thay đổi này đã phần nào đem lại chuyển biến tích cực trong sử dụng nhân lực, tạo ra khả năng rộng lớn để lựa chọn cán bộ cso năng lực và thích hợp, tạo cơ hội cho người lao động giỏi có nhiều nơi làm việc.

Tuy nhiên, những thay đổi trong đó mới riễn ra ở từng mặt, chưa đồng bộ, rộng khắp để tạo sự biến đổi đồng bộ tạo động lực đối với người lao động, những bất cập lớn nổi lên là:

- Đội ngũ chưa được sắp xếp đúng người, đúng việc. Có những người khơng đáp ứng được nhiệm vụ mà chưa có cách bố trí lại. Các đơn vị chưa có phương sách mà vẫn trơng chờ cấp trên, trong khi đã có Quyết định phân cấp công tác Tổ chức và Cán bộ cho từng đơn vị tại cả 2 Đài.

- Sự cách biệt đối xử giữa biên chế và hợp đồng chưa dựa trên sự phân loại về chất giữa hai đối tượng này. Không phải tất cả số trong biên chế đều là nóng cốt hay hạt nhân về lĩnh vực chun mơn, trong khi đó có những ưu ái và bền vững về vị trí cơng tác hơn so với số hợp đồng.

- Xếp lao động phát thanh - truyền hình vào ngạch cơng chức, thi tuyển như thi tuyển công chức và chế độ quản lý như đối với cơng chức thực sự chưa thích hợp (có chăng chỉ phù hợp đối với khối các đơn vị quản lý).

6 9

- Lương bất hợp lý và thu nhập không rõ ràng và không được công khai đang là một yếu tố làm hao mịn sự chun tâm, thui chột tính sáng tạo và giảm đi sự trung thực trong cơng tác. Có một thực tế đang tồn tại là khơng ai sống được bằng tiền lương danh nghĩa của mình, mọi người phải tìm đủ mọi cách để tăng thêm thu nhập. Sẽ khơng có gì để nói nếu thu nhập này rõ ràng, phản ánh đúng thực chất: ai làm tốt, chất lượng sẽ có thu nhập cao và ngược lại. Văn hố phong bì, bình qn chủ nghĩa hay làm ít, chất lượng chưa cao mà thu nhập lại cao hơn so với người làm nhiều hơn, tốt hơn đang là mối đe doạ hiệu quả công việc và đạo đức con người.

- Chưa đủ dân chủ và tự do cho Phóng viên, Biên tập viên,...sáng tạo và thể hiện được những trăn trở của mình vào trong tác phẩm do vẫn còn phải xin ý kiến cấp trên rồi mới được làm. Nếu bản nhạc, những phát minh, sáng chế, những bài thơ là đứa con tinh thần của nhạc sỹ, nhà khoa học, nhà thơ thì những bài báo hay, phóng sự hay,...phải là những đứa con tinh thần của nhà báo. Nó phải được thể hiện bằng trí tuệ, tâm huyết và tính sáng tạo của nhà báo. Nếu không tạo điều kiện để nhà báo được tự do thể hiện trí tuệ và tâm huyết sẽ khơng có sự sáng tạo, những chương trình phát thanh - truyền hình sẽ khơng có hơi thở cuộc sống.

- Việc đánh giá lao động chưa có các tiêu chí phù hợp mà dựa vào các tiêu chí đánh giá hết sức trừu tượng như là phẩm chất chính trị, ý thức kỷ luật,....mà khơng chú ý xây dựng những tiêu chí cụ thể về chun mơn như thế nào. Việc tiêu chuẩn hoá các chức danh cán bộ tưởng như làm cho mọi người phải học tập nâng cao trình độ, nhưng thực tế nó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng học giả, bằng thật phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh truyền hình ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w