Tổng thời gian từ lúc nhận đơn hàng từ bộ phận CS (customer service), qua bộ phận kế hoạch, bộ phận sản xuất, đến khi giao hàng thành phẩm. Đơn vị tính: ngày.
Thông qua hình 4 .11, khoảng thời gian từ tháng 12/2009 đến tháng 6/2007 thời gian chờ của các đơn hàng không đạt mục tiêu đã đề ra là 6 ngày, do thiếu cơ chế kiểm soát tiến độ sản xuất của đơn hàng, và cơ chế giám sát chất lượng sản phẩm. Trong ngành in ấn có một đặc thù riêng là các sản phẩm không đạt chất lượng không thể sửa chửa lại mà phải tiêu hủy hoàn toàn và sản xuất lại dẫn đến việc thời gian chờ của các đơn hàng ngày càng lâu hơn.
Để có thể mô tả rõ hơn về cơ cấu thời gian chờ của đơn hàng, tác giả đã thống kê lại thời gian chờ tại bộ phận sản xuất và thời gian chờ tại bộ phận logistic.
Bảng 4.4: Tổng Leadtime của đơn hàng, bộ phận sản xuất, và logistic Mục
tiêu Năm 2009 Năm 2010
T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 Lead time của đơn hàng 6 ngày 9.9 8.6 10 8.7 9.6 10.3 9.2 5.6 5.9 12.6 Lead time tại bộ phận sản xuất 5 ngày 9.3 8.1 9.3 7.9 8.6 9.5 8.3 4.9 5.4 11.8 Lead time tại bộ phận logistics 1 ngày 0.6 0.5 0.7 0.8 1 0.8 0.9 0.7 0.5 0.8
Hình 4 .11: Lead time của đơn hàng từ tháng 12/2009 đến tháng 9/2010
Vào tháng 7/2010 đến tháng 8/2010 thời gian chờ của các đơn hàng đã giảm xuống và đạt được mục tiêu đề ra là 6 ngày do giảm được thời gian chờ tại bộ phận sản xuất (hình 4.12), bộ phận sản xuất đã áp dụng cơ chế kiểm soát tiến độ sản xuất của đơn hàng và cơ chế giám sát chất lượng (quality gate) chặt chẽ hơn.
Theo đó, các trưởng máy, trưởng ca chịu trách nhiệm và báo cáo cho cấp trên về chất lượng in. Một đặc thù của ngành in offset là các thợ máy sẽ tiến hành canh chỉnh về màu sắc và vị trí của các tấm kẽm trên trục, sau đó tiến hành in thử và đo độ màu, trước khi tiến hành in số luợng lớn thì phải có sự xét duyệt của truởng ca về chất luợng in trong bản đầu tiên. Sau khi in xong sẽ chuyển sang bộ phận bế/cắt. Với việc thực hiện cơ chế giám sát về chất luợng trong quá trình, đã góp phần nâng cao chất luợng và làm giảm thời gian chờ của đơn hàng tại bộ phận sản xuất.
Vào cuối tháng 8/2010, Avery Dennison di dời nhà máy offset sang nhà máy mới để nâng cao năng suất sản xuất, trong thời gian di dời và cài đặt nhà máy, thì bộ phận kế họach và sản xuất đã phối hợp rất chặt chẽ với nhau trong việc theo dõi tiến độ đơn hàng và việc di dời đuợc thực hiện theo phuơng thức “cuốn chiếu” nhằm giảm tác động của việc di dời nhà xuởng đến tiến độ thực hiện đơn hàng. Thời gian chờ tại bộ phận sản xuất trong thời gian này đã tăng lên từ 5.4 ngày vào tháng 8, lên đến 11.8 ngày vào tháng 9.
Thời gian chờ tại bộ phận sản xuất là một yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo thời gian giao hàng, do đó, cần phải có những biện pháp cải tiến thời gian chuẩn bị trong quá trình sản xuất nhằm giảm thời gian sản xuất và qua đó nâng cao năng suất nhà máy.
Hình 4 .13 Lead time tại bộ phận logistics
Hình 4.13 cho thấy bộ phận logistics đã đạt đuợc mục tiêu đề ra là 1 ngày và đa số các tháng thì thời gian chờ đếu thấp hơn 1 ngày. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục nâng cao năng
lục tại bộ phận logistic để góp phần vào việc giảm thời gian chờ và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.