Biểu đồ nhân quả

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT TẠI XƯỞNG OFFSET CÔNG TY TNHH AVERY - LV ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (Trang 33)

Hay còn gọi là sơ đồ Ishikawa hoặc biểu đồ xương cá, biểu diễn mối quan hệ giữa kết quả và nguyên nhân gây ra kết quả đó. Mục đích của biểu đồ nhân quả là tìm kiếm, xác định các nguyên nhân gây ra những vấn đề về quy trình hoạt động, chất lượng… Từ đó, đề xuất những biện pháp khắc phục nguyên nhân nhằm cải tiến và hoàn thiện quy trình.

Hình 2.2: Một dạng của biểu đồ quan hệ

(Nguồn:Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan. 2004. Quản lý chất lượng. Đại học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh)

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vấn đề trong quy trình hoạt động. Tuy nhiên, người ta thấy có các nhóm yếu tố chính như: con người (Man), phương pháp (Method), máy móc (Machine), đo lường (Measure), nguyên liệu (Material) và môi trường (Environment). (5M+1E)

Các bước xây dựng biểu đồ:

Con người Nguyên liệu Máy móc

Phương pháp Đo lường Môi trường

• Bước 1: xác định vấn đề cần giải quyết và xem xét vấn đề đó là hệ quả của một số nguyên nhân sẽ phải xác định.

• Bước 2: Lập danh sách tất cả những nguyên nhân cụ thể hơn có thể gây ra nguyên nhân chính của vấn đề trên. Sau đó, trình bày chúng bằng những mũi tên hướng vào mũi tên chính.

• Bước 3: tiếp tục suy nghĩ những nguyên nhân cụ thể hơn có thể gây ra nguyên nhân chính, được thể hiện bằng những mũi tên hướng vào nguyên nhân chính.

• Bước 4: Nếu cần phân tích sâu hơn thì nên xem mỗi nguyên nhân một cách có hệ thống, và mối quan hệ giữa chúng với các nguyên nhân cấp nhỏ hơn ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.

Kết luận

Như vậy, các công cụ thống kê sẽ giúp chúng ta thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu một cách đầy đủ, dễ dàng và chính xác. Tuy nhiên, tùy trường hợp cụ thể mà mỗi doanh nghiệp, mỗi tình huống sẽ áp dụng một vài công cụ nhất định. Do giới hạn về nguồn lực và phạm vi đề tài, nên tác giả chỉ áp dụng và phân tích số liệu trên một số công cụ chủ yếu như: Biểu đồ cột, biểu đồ pareto và biểu đồ nhân quả.

Dựa trên cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở trên, tác giả sẽ kết hợp các số liệu thực tế được thu thập tại công ty Avery Dennison RIS Việt Nam để nghiên cứu và phân tích các chỉ số KPIs đã và đang áp dụng tại xưởng offset. Đồng thời, kết hợp với các phương pháp khác như thực hiện bảng câu hỏi, phỏng vấn nhóm, động não nhóm để khảo sát và đánh giá về các chỉ số KPIs dựa trên mô hình 6 viễn cảnh của thẻ điểm cân bằng.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH AVERY DENNISON RIS VIỆT NAM

Nội dung của chương này gồm:

• Giới thiệu tổng quan công ty TNHH Avery Dennison RIS Việt Nam

• Giới thiệu về sản phẩm, phân khúc thị trường

• Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thuận lợi và khó khăn của công ty

• Sơ đồ tổ chức, và chức năng của các phòng ban

3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY

3.1.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển:

Công ty Avery Dennison (Avery Dennison corporation) là nhà sản xuất toàn cầu và phân phối các sản phẩm như: vật liệu dính nhạy cảm với áp lực (Pressure sensitive adhesive materials) chẳng hạn như (nhãn tự dính, nhãn RFID, bao bì vỏ chai, và một số đuợc sử dụng cho ngành y học…), các sản phẩm văn phòng, và các sản phẩm giấy khác. Với lịch sử lâu đời trong ngành in ấn thì Avery Dennison đã khẳng định được vị thế vững chắc của mình trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới.

Đạt được sự thành công và phát triển bền vững như vậy là do Avery Dennison luôn đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các viện nghiên cứu và trường đại học hàng đầu tại Mỹ để thương mại hóa những công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và với phương châm “Sự hài lòng của khách hàng của các đối tác là sự thành công lâu dài của Avery Dennison” đã đưa Avery Dennison trở thành tập đoàn kinh tế lớn từ một công ty nhỏ chuyên sản xuất nhãn tự dính (Seft adhessive) tại Los Angeles vào năm 1935. Ngày nay, công ty Avery Dennison đang có trụ sở chính tại Pasadena, California. Tính đến năm 2009 thì công ty xếp ở vị trí 376 trong danh sách 500 công ty lớn nhất nuớc Mỹ trên tờ Fortune, với doanh số là 6.7 tỷ đô la.

Tại Việt Nam, công ty Trách nhiệm hữu hạn Avery Dennison đuợc thành lập vào năm 2007, với tên thương mại là Công ty trách nhiệm hữu hạn Avery Dennison RIS Việt Nam. Địa chỉ tại số 38, đại lộ độc lập, khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Công ty thuộc nhóm quản lý thuơng hiệu và thông tin, chuyên sản xuất và cung cấp các loại nhãn mác (nhãn in giấy, nhãn in vải, nhãn dệt, nhãn truyền nhiệt) cho các khách hàng nổi tiếng trong các ngành bán lẻ, thời trang, may mặc, giày da.

• Tầm nhìn: Avery Dennison phấn đấu với tinh thần là làm cho các nhãn hiệu của các đối tác ngày càng truyền cảm hơn và vì một thế giới thông minh hơn. Với tầm nhìn và tất cả những gì mà Avery Dennison làm là tập trung vào việc tạo ra các giải pháp cải tiến để chuyển hóa thông tin và nâng cao giá trị cho các thương hiệu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT TẠI XƯỞNG OFFSET CÔNG TY TNHH AVERY - LV ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (Trang 33)