Các phương thức thực hiện mua bán và sápnhập

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập các NHTM Việt Nam Nghiên cứu thương vụ NH phát triển Mê Kông và NH Hàng Hải Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 262 (Trang 26 - 27)

1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sápnhập ngân hàng

1.1.3. Các phương thức thực hiện mua bán và sápnhập

(1) Chào thầu.

Ngân hàng hoặc nhà đầu tư có ý định mua lại toàn bộ ngân hàng mục tiêu đề nghị cổ động hiện hữu của ngân hàng này bán lại cổ phiếu của họ với giá cao hơn giá

thị trường rất nhiều. Giá chào thầu đó phải đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu cũng như quản lý ngân hàng mình. Thơng thường ban quản trị, các vị trí chủ chốt của ngân hàng mục tiêu sẽ bị thay thế, mặc dù thương hiệu và cơ cấu tổ chức của nó vẫn có thể giữ lại mà khơng nhất thiết bị sáp nhập hồn tồn

Bên mua ► Cả hai bên cùngthực hiện Bên bán

----- -------

vào ngân hàng mua lại. Hình thức đặt giá chào thầu này thường được áp dụng trong các vụ thơn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh.

(2) Thương lượng tự nguyện

Phương thức thương lượng thường được thực hiện khi các bên tham gia M&A

nhận thấy sẽ đạt được lợi ích chung và những điểm tương đồng triết lý kinh doanh thì

ban lãnh đạo của các bên sẽ ngồi lại với nhau để thực hiện đàm phán, hoặc một bên là các ngân hàng nhỏ, bị yếu thế, thua lỗ trong kinh doanh tìm cách rút lui bằng việc bán lại cổ phiếu hoặc tìm đến một ngân hàng khác lớn hơn, có sự hịa hợp với mình để đề nghị sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại. Thương lượng tự nguyện với ban quản trị và điều hành là hình thức phổ biến trong các vụ sáp nhập thân thiện.

(3) Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khốn.

Ngân hàng có ý định M&A sẽ giải ngân để gom cổ phiếu của ngân hàng bị M&A

thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc mua lại cổ phiếu của các cổ đông

chiến lược hiện hữu. Khi việc thu gom cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu đủ khối lượng

cần thiế để triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đơng bất thường thì ngân hàng thu

mua yêu

cầu họp và đề nghị mua hết số cổ phiếu còn lại của các cổ đông.

(4) Mua lại tài sản

Ngân hàng thu mua có thể đơn phương hoặc cùng ngân hàng mục tiêu định giá tài sản của ngân hàng đó. Sau đó các bên sẽ thương thảo để đưa ra các mức giá phù hợp. Điểm hạn chế của phương thức này là các tài sản vơ hình như thương hiệu, thị phần, hệ thống khách hàng, nhân sự, văn hố ngân hàng rất khó được định giá và được các bên thống nhất. Phương thức này chủ yếu thích hợp cho các giao dịch mua lại những ngân hàng, doanh nghiệp có quy mơ tài sản nhỏ và vừa.

(5) Lôi kéo cổ đông bất mãn

Phương thức này là cách thâu tóm ngân hàng với hình thức khơng tự nguyện, do ban lãnh đạo ngân hàng không được lịng tin của đa số cổ đơng về cách thức quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng mà họ nắm giữ cổ phiếu. Khi ngân hàng kinh doanh yếu kém và thua lỗ, một bộ phận không nhỏ cổ đông bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành ngân hàng. Ngân hàng cạnh tranh có thể lợi dụng tình hình này để lơi kéo bộ phận cổ đơng đó.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập các NHTM Việt Nam Nghiên cứu thương vụ NH phát triển Mê Kông và NH Hàng Hải Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 262 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w