1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sápnhập ngân hàng
1.1.4. Quy trình thực hiện mua bán, sápnhập
M&A có một quy trình khá phức tạp với nhiều giai đoạn khác nhau. Thực tế hiện nay trên thế giới và Việt Nam đều khơng có một quy trình chuẩn cho một thương
vụ M&A, về cơ bản 1 thương vụ M&A được chia thành 6 bước.
Bước 1: Đánh giá tình hình kinh doanh của ngân hàng mục tiêu
Ngân hàng có dự định thực hiện M&A, đầu tiên cần xem xét, đánh giá tình hình tài chính và pháp lý hiện tại, đánh giá giá trị thị trường tương lai, tính pháp lý của giao dịch mua bán. Ngân hàng dự định mua một ngân hàng hay doanh nghiệp khác tiến hành phân tích tình hình kinh doanh của bên mục tiêu bao gồm nguồn vốn, cơ cấu tổ chức, giá trị thương hiệu, tính hợp pháp của hoạt động mua bán do nhằm đảm bảo việc lựa chọn đối tác phù hợp, đúng luật và góp phần thành cơng cho thương
vụ mua bán.
Bước 2: Đề xuất phương án sáp nhập
Ngân hàng tiến hành đề xuất phương án sáp nhập hoặc mua lại. Phương án sáp
nhập được trình lên hội đồng quản trị xem xét và Đại hội đồng cổ đông đưa ra quyết định cuối cùng.
▼ ▼ ▼
- Lập phương án chiến lược
sáp nhập.
- Trình hội đồng quản trị, xin ý kiến đại hội đồng cổ đơng
- Lập nhóm tham gia vào
thương vụ M&A.
- Xác định các mục tiêu chiến lược chung cần đạt được - Xác định chiến lược bán doanh nghiệp. - Trình hội đồng quản trị,
Hình 1.1. Thực hiện đề xuất phương án M&A
(Nguồn: Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam, Nguyễn Thị Diệu Chi)
Khi Đại hội đồng cổ đông của các bên tán thành M&A, các bên sẽ tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác chính thức thơng qua ký bền vững ghi nhớ và lập kế hoạch cụ thể cho quá trình sáp nhập giữa bên bán và bên mua.
Hình 1.2. Chính thức thỏa thuận thực hiện M&A
(Nguồn: Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam, Nguyễn Thị Diệu Chi)
Bước 4: Định giá và xác định giá trị ngân hàng
Đây là cơ sở để đưa ra mức giá phù hợp với cả hai bên đối tác trong thương vụ M&A, bước quan trọng trong quy trình thực hiện M&A, bao gồm việc đánh giá chi tiết và định giá ngân hàng. Việc định giá trị ngân hàng trong hoạt động mua bán và sáp nhập khá phức tạp, vì thế các bên thường thuê một tổ chức tư vấn thực hiện.
Bước 5: Ký kết và thực hiện hợp đồng.
Sau khi xác định được ngân hàng mục tiêu, thẩm định chi tiết, cũng như định giá bên mục tiêu, hai bên mua bán sẽ tiến hành đàm phán với nhau để đưa ra quyết định. Kết quả của việc đàm phán thành công là việc ký kết hợp đồng giữa hai bên. Hợp đồng M&A là sự kết hợp các yếu tố đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên
trong giao dịch. Hoàn tất và thực hiện giao dịch là giai đoạn cơ bản các bên thực hiện
chuyển sở hữu, thanh toán và trao chứng nhận giao dịch.
Bước 6: Giải quyết vấn đề hậu sáp nhập
Giai đoạn hậu M&A là bài tốn đặt ra với bên thu mua về việc khơng để M&A
đổ vỡ. Thử thách trong giai đoạn này là các bất ổn về nhân sự, bất đồng trong chính sách quản lý, mâu thuẫn về văn hoá giữa hai bên. Việc giải quyết các vấn đề pháp lý và tài chính mặc dù có thể đã được định hướng từ khâu thẩm định chi tiết, nhưng việc
có giải quyết triệt để được các vấn đề tồn đọng và có tận dụng, khai thác được các thế
mạnh của ngân hàng mục tiêu hay không, lại nằm ở khả năng vf kinh nghiệm xử lý của bên thu mua.