Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập các NHTM Việt Nam Nghiên cứu thương vụ NH phát triển Mê Kông và NH Hàng Hải Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 262 (Trang 92 - 93)

3.3.1. Chủ quan

Một là, việc lựa chọn đối tác M&A không tốt. Các đối tượng bị mua lại (đối tượng bị sáp nhập) có hiệu quả hoạt động kinh doan chưa tốt, lợi nhuận thấp, tỷ lệ nợ

xấu cao, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh sau M&A.

Hai là, hoạt động kinh doanh của ngân hàng trước M&A chưa ổn định.

Bà là, ngân hàng đã chuẩn bị chưa đầy đủ cho hoạt động M&A, sự chuẩn bị bao gồm trước, trong và sau M&A. Sự chuẩn bị này bao gồm việc bắt tay ngay vào xử lý các vấn đề sau khi sáp nhập.

Bốn là, nợ xấu của đối tác bị sáp nhập làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh

của ngân hàng sau M&A, chi phí cho thương vụ M&A cũng ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh này.

Năm là, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mua có xu hướng khơng

ổn định trước M&A, lúc tăng, lúc giảm, tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động kinh

doanh sau M&A.

Sáu là, hoạt động như kinh doanh chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư sau M&A có hiệu quả thấp. Tác động không tốt tới hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.3.2. Khách quan

Một là, thị trường mua bán nợ còn chưa kịp đáp ứng, chưa hình thành nhiều cơng ty mua bán nợ chuyên nghiệp, chưa thể giải quyết nợ xấu một cách kip thời. Đặc biệt ngân hàng thương mại sau M&A trong quá trình nghiên cứu thường gặp phải

vấn đề lớn về nợ xấu, do đó khi thị trường mua bán nợ phát triển sẽ giải quyết được nhanh chóng, và giảm thiểu được các hậu quả mà nợ xấu mang lại.

Hai là, tình trạng sở hữu chéo là rào cản nâng cao hiệu quả HĐKD ở NH nói chung. Tuy nhà nước đã có các biện pháp nhằm giảm sở hữu chéo nhưng hình thức

này vẫn cịn tồn tại ở một mức độ.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập các NHTM Việt Nam Nghiên cứu thương vụ NH phát triển Mê Kông và NH Hàng Hải Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 262 (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w