Lợi ích của mua bán, sápnhập

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập các NHTM Việt Nam Nghiên cứu thương vụ NH phát triển Mê Kông và NH Hàng Hải Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 262 (Trang 33 - 35)

1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sápnhập ngân hàng

1.1.6. Lợi ích của mua bán, sápnhập

“Một cộng một bằng ba” - cơng thức này nói lên “năng lực chuyển hóa” đặc biệt có được mà mỗi thương vụ M&A mang lại, đó chính là giá trị cộng hưởng hay lợi ích tích cực (Michael Frankel, 2005).

Đối với ngân hàng thực hiện M&A

(1) Mở rộng về quy mô

Các NH sau khi thâu tóm, sáp nhập sẽ hình thành nên NH mới lớn mạnh hơn khi tận dụng được những lợi thế kinh doanh của NH cũ về quy mô tài sản, nguồn vốn,

con người, mạng lưới tại các vùng lãnh thổ địa lý mới. Mở rộng phạm vi địa lý, thị trường là một trong những lợi ích tích cực của việc mua bán sáp nhập. Từ đó có thể thâm nhập thị trường mới dựa vào kênh phân phối, mạng lưới tiếp thị và nền tảng khách hàng đã được xây dựng trước đó.

(2) Giảm thiểu chi phí

Việc sáp nhập sẽ dẫn đến sự cắt giảm những chi nhánh của hai hay nhiều ngân

hàng trước đây có cùng địa bàn hoạt động để duy trì một chi nhánh, phịng giao dịch từ đó sẽ cắt giảm được một số lượng nhân viên, cắt giảm chi phí th Văn phịng, chi

phí tiền lương nhân viên, doanh thu tăng lên sẽ là yếu tố làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập cao hơn.

(3) Mở rộng thị phần khách hàng

Một động cơ mạnh mẽ và tích cực nhất khi thực hiện mua bán, sáp nhập NH là thị phần khách hàng của NH mục tiêu. Khách hàng là động lực tăng doanh thu và doanh thu là mục tiêu đầu tiên của hoạt động kinh doanh. NH sau sáp nhập có cơ hội mở rộng thị trường, gia tăng số lượng và loại hình đối tượng khách hàng mà NH mục

tiêu đang khai thác và có mối quan hệ. Ví dụ như ngân hàng có hệ thống khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ kết hợp với ngân hàng cho vay cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhỏ.

(4) Đa dạng hóa cơng nghệ và sản phẩm dịch vụ

Việc mua bán, sáp nhập thường giúp NH có được con đường ngắn hơn để tiếp

cận với những công nghệ mới, tiên tiến hơn. Đồng thời các loại hình sản phẩm dịch vụ cũng sẽ được gia tăng tính đa dạng và tiện ích. Các NH nhỏ khi sáp nhập có thể đủ vốn, nhân lực, công nghệ để phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên sau sáp nhập, NH

cũng cần xem xét những vấn đề như chất lượng, tiêu chuẩn và các quy định áp dụng của sản phẩm riêng lẻ của mỗi ngân hàng. M&A có thể đem đến lợi nhuận nhiều hơn từ cung cấp các sản phẩm dịch vụ phụ thu như: phí rút tiền mặt ATM, phí thanh tốn ngồi hệ thống.

(5) Tăng khả năng nhận diện thương hiệu và tăng nguồn nhân lực.

Thương hiệu và con người là các tài sản khó có thể đo lường được nhưng lại rất đáng giá mà nhiều NH có được. Ví dụ những thương hiệu như HSBC, JPMorgan Chase, Bank of America có được giá trị rất lớn về danh tiếng vì chất lượng cũng như mức độ trung thảnh của khách hàng gắn liền với những thương hiệu đó. Việc phân tích giữa mua lại và xây dựng đối với thương hiệu thực sự khó định lượng được. Chúng ta có thể tính tốn chi phí Marketing để có được một lượng khách hàng. Nhưng

điều đó khơng thể hiện được chất lượng của thương hiệu. Trong nhiều trường hợp, bên thâu tóm và bên bị thâu tóm sẽ nhận được lợi ích đến từ việc có được thương hiệu

lớn hơn, được nhiều người biết đến hơn sau sáp nhập. Khi ngân hàng sáp nhập lại sẽ

tạo ra được đội ngũ nhân sự lớn để chọn lọc hình thành nên đội ngũ nhân sự mới tiềm

năng và đầy năng lực, có thể thực hiện các chiến lược kinh doanh mới, những lĩnh vực, sản phẩm dịch vụ mà trước đây do thiếu nhân sự giỏi nên khơng thể thực hiện được. Từ đó sẽ tạo nên thế mạnh riêng có của ngân hàng sau sáp nhập, hiệu quả hoạt động tăng trưởng rõ nét, gia tăng khả năng để theo đuổi các mục tiêu như ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tập đồn tài chính lớn nhất Việt Nam.

Đối với xã hội và Nhà nước: góp phần làm lành mạnh hóa và tăng hiệu quả

của thị trường tài chính, giải cứu các ngân hàng có nguy cơ sụp đổ, giảm sở hữu chéo.

Kinh doanh ngân hàng mang hiệu ứng dimino, khi mà một ngân hàng sụp đổ sẽ gây hoang mang, mất niềm tin của khách hàng từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của tồn hệ

thống. Nhiều vụ M&A ngân hàng được cơ quan bảo hiểm tiền gửi, cơ quan luật pháp và các cơ quan có thẩm quyền khác khuyến khích bởi đây là một phương pháp để bảo

vệ khoản bảo hiểm tiền gửi cũng như tránh ảnh hưởng tới khách hàng. Ngoài ra, M&A trong lĩnh vực ngân hàng đang được đẩy mạnh là để giảm bớt những ngân hàng

yếu kém, giảm tỷ lệ sở hữu chéo. Từ đó, ngành ngân hàng có thể nhanh chóng giải quyết được khó khăn về thanh tốn, xử lý nợ xấu...

Đối với khách hàng: Với nguồn lực vốn mạnh hơn ngân hàng có thể cung

cấp

dịch vụ cho khách hàng lớn hơn về quy mô, chất lượng, đặc biệt là khả năng cung ứng vốn ra thị trường được cải thiện.

Đối với nhân viên: Các nhân viên được quyền chuyển giao kiến thức mới

hiện

đại và có nhiều cơ hội để cải thiện thu nhập.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập các NHTM Việt Nam Nghiên cứu thương vụ NH phát triển Mê Kông và NH Hàng Hải Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 262 (Trang 33 - 35)

w