Đánh giá hoạt động M&A tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập các NHTM Việt Nam Nghiên cứu thương vụ NH phát triển Mê Kông và NH Hàng Hải Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 262 (Trang 88 - 90)

3.1.1. Những kết quả đạt được

3.1.1.1.Tác động tích cực tới nền kinh tế

Hệ thống NH được coi là huyết mạch của nền kinh tế. Khi hệ thống NH thực sự khỏe mạnh thì cả nền kinh tế đều được hưởng lợi. Hoạt động thông suốt và hiệu quả của hệ thống NH góp phần duy trì và nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Xét trên khía cạnh thực tế của nền kinh tế nước ta hiện có rất ít nguồn lực để hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu của hệ thống các TCTD, do

đó việc các NH lớn mua các NH nhỏ để hình thành NH khỏe mạnh hơn là phương án

tối ưu trong thời điểm hiện nay để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NH. Trong các thương vụ M&A của SCB hay SHB có thể thấy các NH sau sáp nhập dễ bị mất lợi nhuận của những năm đầu vì phải bù đắp chi phí, xử lý nợ xấu của các TCTD kia.

Tuy nhiên tác động tích cực đối với nền kinh tế do tận dụng được hệ thống mạng lưới,

KH, nhân sự.. .Các NHTM cũng không mất thời gian để phát triển mạng lưới do tận dụng mạng lưới sẵn có của NH sáp nhập. NH cũng có thêm nguồn nhân lực và có thể

chọn nguồn nhân lực tốt nhằm đáp ứng nhu cầu của NH, góp phần xây dựng một hệ thống tài chính NH thực sự khỏe mạnh.

Hoạt động mua bán sáp nhập mà các NHTM thực hiện đã góp phần đa dạng hóa đối tác đầu tư và hình thức đầu tư; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu

cầu phát triển của đất nước, đồng thời tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao

dưới hình thức cơ cấu lại các NHTM CP nơng thơn thì giai đoạn sau 2005, xu hướng bán lại cổ phần cho các đối tác nước ngoài trong các NHTM diễn ra mạnh mẽ. Từ năm 2005 đến nay thị trường chứng kiến nhiều thương vụ M&A có giá trị cao với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống NH, hoạt động M&A diễn ra thực sự sôi động với nhiều thương vụ khác nhau, đa dạng về phương thức tiến hành và đối tác thực hiện, trong đó phương thức thực hiện chủ yếu là thương lượng dưới hình thức tự nguyện hoặc theo định hướng của NHNN. Việc các NHTM tự tìm đến với nhau, lựa chọn đối tác để thương thảo ra điều kiện mua bán phù hợp nhằm tạo ra một NH mới có tiềm lực mạnh hơn về tài chính, tiết kiệm được chi phí, nhân sự... khơng chỉ tạo ra giá trị gia tăng cho các bên tham gia thương vụ theo cấp số cộng thông thường, mà có thể theo cấp số nhân, do tận dụng được kinh

nghiệm quản lý, nhân sự, công nghệ, thị trường... của các bên tham gia. Hoạt động M&A NHTM cũng diễn ra không chỉ các NHTM gặp khó khăn trong hoạt động thực hiện M&A nữa mà các NHTM CP quy mô khác nhau cũng nghiên cứu tìm đối tác M&A nhằm tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường

3.1.1.3.Các thương vụ M&A NHTM mang lại giá trị cộng hưởng cho các NHTM

Lợi ích cộng hưởng là một trong những mục tiêu quan trọng của một thương vụ M&A NH, các bên tham gia thương vụ thường đặt kỳ vọng về lợi ích mà tổ chức sau M&A mang lại sẽ vượt xa lợi ích từ việc cộng hợp đơn thuần hai tổ chức độc lập và đơn lẻ với nhau. Những thương vụ M&A NH ở Việt Nam đã góp phần tinh giảm bộ máy hoạt động của các NH, giảm bớt sự cồng kềnh trong mơ hình hoạt động. Các NH có quy mơ vừa hoặc nhỏ trên thị trường khi sáp nhập lại thành một NH có quy mơ lớn sẽ có được những lợi ích mà khi đứng riêng lẻ khơng có được. Sự kết hợp cơng nghệ và chuyên môn giữa các NH sẽ tạo ra những tổ chức mới có tính chun sâu, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn, hiện đại và tiên tiến

hơn. Thông qua hoạt động M&A, tổ chức mới sau M&A có thể tận dụng cơng nghệ, mạng lưới chi nhánh, nhân sự, cơ sở khách hàng của các NH tham gia M&A, khai thác

được những lợi thế, tăng thị phần, tận dụng quan hệ KH, tăng khả năng bán chéo sản phẩm, dịch vụ, tận dụng được các cơ hội kinh doanh mới, tạo lợi thế cạnh tranh với các

đối thủ trên thị trường. Thông qua các thương vụ M&A đã thực hiện có thể thấy rằng,

sau M&A tình hình tài chính và quản trị, điều hành của các NHTM Việt Nam được cải

thiện đáng kể, bộ máy quản trị, điều hành được củng cố, nợ xấu dần được xử lý, hoạt động của NH sau M&A từng bước đi vào ổn định.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập các NHTM Việt Nam Nghiên cứu thương vụ NH phát triển Mê Kông và NH Hàng Hải Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 262 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w