Một số chỉ tiêu đánh giá trước sau M&A

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập các NHTM Việt Nam Nghiên cứu thương vụ NH phát triển Mê Kông và NH Hàng Hải Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 262 (Trang 31 - 33)

1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sápnhập ngân hàng

1.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá trước sau M&A

Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng thương vụ hay giá trị cộng hưởng mà các doanh nghiệp mong muốn có được từ việc thực hiện các thương vụ mua bán sáp nhập

được thể hiện qua tình hình tài chính của doanh nghiệp trước và sau sáp nhập. Đối với

các tổ chức tài chính ngân hàng các chỉ tiêu này được đo theo kết quả tài chính của doanh

nghiệp trước và sau khi thực hiện M&A một số nhóm chỉ tiêu quan trọng được xem xét

bao gồm: quy mô hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lợi, hệ số an tồn tài chính.

(1) Chỉ tiêu về quy mô hoạt động

Các chỉ tiêu về vốn điều lệ, tài sản, mạng lưới của ngân hàng nhằm đánh giá, thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng. Sau M&A các chỉ tiêu này đều tăng giúp ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó vốn điều lệ của ngân hàng tăng phản ánh thực lực của mỗi ngân hàng và là căn cứ để mở rộng hoạt động huy động vốn, cho vay cũng phát triển các dịch vụ của ngân hàng sau sáp nhập. Bởi vậy vốn điều lệ là một phần cấu thành nên vốn cấp 1 trong tổng vốn tự có và thơng thường

chiếm tỷ lệ 75-80% vốn tự có của ngân hàng. Các ngân hàng sau sáp nhập tăng vốn điều lệ cũng đồng nghĩa tăng vốn tự có nhằm mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh

của mình.

(2) Chỉ tiêu về kết quả kinh doanh.

Chỉ tiêu lợi nhuận ròng, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng

là cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng bởi nó thể hiện kết quả tài chính mà ngân hàng đạt được khi so sánh giai đoạn trước M&A và

sau M&A. Mọi nhân tố tác động đến thu nhập và chi phí của ngân hàng đều tác động đến lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. Sự biến động làm tăng thu nhập của ngân hàng thương mại đều làm tăng lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng thương mại và ngược

lại. Sự biến động làm tăng chi phí của ngân hàng đều làm giảm lợi nhuận kinh doanh của

NHTM và ngược lại.

(3) Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA

Lợi nhuận rịng

ROA = -------;— ------------------------- Tổng tài sản bình qn

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA là chỉ tiêu cho biết lợi nhuận ròng của ngân hàng đạt được từ một đồng đầu tư vào tổng tài sản.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE

Lợi nhuận rịng ROE = —--------—-----------

VCSH bình qn

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu. Chỉ tiêu ROA và ROE thường được xem xét, đánh giá so sánh giai đoạn trước - sau M&A nhằm đánh giá khả năng sinh lợi của ngân hàng.

(4) Chỉ tiêu về an tồn tài chính.

Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = -----------------------------

Tổng dự nợ cho vay

Nợ xấu hay nợ khó địi là các khoản nợ dưới chuẩn (từ nhóm 3 tới nhóm 5)

và bị

nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của NH. Tỉ lệ an toàn về nợ xấu là dưới 3% theo thông lệ quốc tế. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu

hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước

cho thấy chất lượng các khoản vay được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR

Vốn tự có

CAR = -------------------------------------------------------------------------- Rủi ro tín dụng + Rủi ro thị trường + Rủi ro hoạt động

Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) là một chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngân

hàng, được quy định rõ trong luật lệ của giới ngân hàng quốc tế (chuẩn Basel). Tỉ lệ này có thể xác định được khả năng của NH thanh toán các thời hạn và đối mặt với các

loại rủi ro khác như rủi ro vận hành. Hay nói cách khác khi NH đảm bảo được tỉ lệ này

tức là NH đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ

mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Muốn tăng tỉ lệ an tồn vốn thì hoặc là tăng tử số (vốn tự có) hoặc là giảm tài sản có đã điều chỉnh rủi ro.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập các NHTM Việt Nam Nghiên cứu thương vụ NH phát triển Mê Kông và NH Hàng Hải Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 262 (Trang 31 - 33)

w