Về phía cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập các NHTM Việt Nam Nghiên cứu thương vụ NH phát triển Mê Kông và NH Hàng Hải Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 262 (Trang 95 - 98)

3.5. Một số đề xuất cho hoạt động M&A các ngân hàng thương mại Việt

3.5.1. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước

Qua nghiên cứu đánh giá tình hình hoạt động M&A tại ngân hàng Việt Nam nói chung, NHTMCP Phát triển Mê Kơng và NHTMCP Hàng Hải Việt Nam nói riêng, dựa trên những lợi ích, hạn chế và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động M&A

ngân hàng, tác giả xin đưa ra một số đề xuất về phía cơ quan quản lý Nhà nước như sau:

Thứ nhất là xây dựng khung pháp lý riêng cho hoạt động M&A ngân hàng

Việc mua bán và sáp nhập của các NHTM nói riêng hay các TCTC nói chung nều bị ảnh hưởng bởi môi trường pháp lý. Hiện nay các khung pháp lý vẫn cịn nhiều

chồng chéo. Chính phủ nên thiết lập các quy chế rõ ràng, minh bạch đặc biệt giữa quy

trình thực hiện và nội dung văn phạm pháp luật cần phải được đồng bộ. Ngoài ra các ngân hàng cần nhận được sự hỗ trợ trong quá trình thực hiện M&A, chỉ đạo từ các bộ

Hệ thống NHTM là huyết mạch của nền kinh tế. Do vậy, việc ban hành một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động M&A của ngân hàng nói riêng là u cầu vơ

cùng bức thiết nhằn nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng và thúc đấy quá trình

tái cấu trúc nền kinh tế diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn. Một mơi trường pháp lý phù hợp với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam nhưng vẫn đáp ứng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NHTMVN.

Khung pháp lý về M&A ngân hàng bao gồm:

(1) Cần ban hành văn bản về khái niệm, định nghĩa về hoạt động mua bán, sáp

nhập, hợp nhất riêng của ngân hàng, hiện nay các định nghĩa về mua bán sáp nhập và

hợp nhất doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng rải rác ở các bộ luật và thông tư. (2) Cần ban hành văn phạm pháp luật quy định về thủ tục, quy trình M&A ngân hàng. Hiện nay, chính phủ mởi chỉ ban hành các hình thức pháp lý và nguyên tắc đối với hoạt động M&A. Tuy nhiên khi thực hiện M&A, các ngân hàng phải tiến hành thực hiện các thủ tục theo trình tự của cơ quan chức năng có thẩm quyền, tuy nhiên chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định đầy đủ và cụ thể về các quy trình, thủ tục này. Do đó các ngân hàng thương mại Việt Nam khơng chủ động để tham gia thực hiện M&A đặc biệt là với đối tác nước ngồi. Vì vậy việc ban hành văn

bản chuyên ngành tạo thế chủ động cho các NHTM Việt Nam, ngồi ra cịn góp phầm

giảm thiểu chi phí, thời gian và tăng khả năng thành công của thương vụ là vô cùng cần thiết.

(3) Cần ban hành văn bản quy định cách xác định tài sản đối với hoạt động M&A. Thông thường các ngân hàng thường thỏa thuận với nhau theo cách riêng để xác định tài sản.

(4) NHNN cần ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về thủ tục sau M&A để bảo vệ quyền lợi của các cổ đơng.

Nhìn chung NHNN cần tham mưu cho Chính phủ nhằm xây dựng nội dung, quy định riêng về hoạt động M&A ngân hàng nhằm hoàn chỉnh hành lang pháp lý để các hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam diễn ra được thành cơng.

Thứ hai là có các chính sách hỗ trợ và ưu đãi về thuế cho các ngân hàng sau M& A

Trong vòng 1-3 năm sau sáp nhập giữa ngân hàng yếu kém và ngân hàng lớn, lợi nhuận của ngân hàng sẽ sụt giảm do gánh nặng từ các khoản nợ xấu từ ngân hàng yếu kém. Chính vì thế, chính phủ các quy định về việc miễn, giảm thuế đối với các ngân hàng trong vòng 2-3 năm sẽ là động lực để các ngân hàng tích cực tham gia vào

hoạt động M&A với các ngân hàng có hoạt đơng kinh doanh chưa tốt. Ngồi ra việc hỗ trợ vốn, cho vay dưới hình thức tái cấp vốn với lãi suất hợp lý cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng yếu kém.

Tóm lại, sau khi sáp nhập nếu khơng có sự hỗ trợ từ chính sách thuế, hay các ưu ái khác nhằm hỗ trợ ngân hàng phát triển sau sáp nhập thì sẽ khá khó khăn khi mà

cơ quan quản lý nhà nước muốn đẩy nhanh tái cấu trúc các tổ chức tín dụng, đặc biệt là ngân hàng trong năm 2020 chỉ cịn 15 ngân hàng thay vì những phương án mua lại 0 đồng của 3 ngân hàng như ngân hàng xây dựng, ngân hàng Đại Dương, ngân hàng Dầu Khí Tồn cầu.

Thứ ba là thúc đẩy các NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán

Việc các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khốn sẽ giúp cho các nhà đầu tư có được thơng tin chính xác nhằm ra quyết định đầu tư. Ngồi ra, việc minh bạch hóa

thơng tin cịn khiến cho ban lãnh đạo cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đối với các ngân hàng không được niêm yết trên sàn chứng khốn, do vậy việc

tìm hiểu thơng tin tài chính của các ngân hàng này gặp khó khăn, hoặc thơng tin khơng chính xác. Vì vậy, chính phủ nên ban hành văn bản quy phạm yêu cầu tất cả các ngân hàng cơng khai thơng tin tài chính để đảm bảo tính minh bạch.

Thứ tư là khơng nên thắt chặt tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài

Việc khống chế tỷ lệ sở hữu với nhà đầu tư nước ngồi sẽ làm hạn chế nguồn tài chính lành mạnh đầu tư vào các NHTM Việt Nam. Nếu việc thỏa thuận được diễn ra tùy thuộc vào sự đồng ý giữa các nhà đầu tư và ngân hàng trong nước, sẽ khiến các

sau khi được rót vón từ ngân hàng ngoại, là một sự thuận lợi đối trong bối cảnh Việt Nam áp dụng chuẩn Basel II với những quy định mới về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Theo NHNN “đợt đầu thí điểm Basel II gồm 10 ngân hàng Vietcombank, Viettinbank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và Maritime Bank”. Thời báo chứng khoán Việt Nam chỉ rõ rằng “việc áp dụng Basel II sẽ khiến hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng giảm, yêu cầu vốn tăng lên do ngoài rủi ro tín dung, Basel II tính đến yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động và rủi ro

thtrường. Do đó, nhng ngân hàng có CAR xung quanh mc 9% sphi tính

đến phương án tăng vốn cấp 1 hoặc cấp 2 để cải thiện CAR”. Việc nới rộng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ khiến ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài dễ đạt thoả thuận trong việc mua bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngồi

hơn, nhằm góp phần nâng cao năng lực tài chính và năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng Việt Nam, việc này cần tiến hành rất thận trọng và có những bước đi phù hợp dựa trên sự tham khảo kinh nghiệm của các nước đã tiến hành áp dụng Basel II và Basel III.

Áp dụng chuẩn Basel là sự cam kết và tuân thủ những yêu cầu về công cuộc hội nhập quốc tế của Việt Nam, tạo đà phát triển cho giai đoạn tái cấu trúc tiếp theo và thu hút sự quan tâm từ những dịng vốn nước ngồi đầu tư vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam.

Đặc biệt với việc gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã đem lại cơ hội phát triển dịch vụ ngân hàng đang hấp dẫn bao giờ hết. Tổng dân số của cộng đồng ASEAN

đứng thứ ba thế giới với hơn 600 triệu dân. Theo lộ trình hội nhập ASEAN “các nước

phải mở cửa tất cả các ngành dịch vụ, với mức mở cửa tối thiểu là 70%. Năm 2020 sẽ xoá bỏ mọi rào cản và khác biệt trong ngành ngân hàng giữa các quốc gia nội khối”. Hơn nữa, việc nới tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngồi cịn cho phép mở rộng và tạo áp lực buộc cá ngân hàng thương mại trong nước liên kết chặt chẽ hơn với các đối tác có tiềm lực nước ngoài, hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng cũng sẽ diễn ra mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập các NHTM Việt Nam Nghiên cứu thương vụ NH phát triển Mê Kông và NH Hàng Hải Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 262 (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w