Kinh nghiệm M&A ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập các NHTM Việt Nam Nghiên cứu thương vụ NH phát triển Mê Kông và NH Hàng Hải Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 262 (Trang 40)

Việt Nam.

1.2.1. Mua bán sáp nhập ngân hàng tại các nước(1) M&A tại Mỹ (1) M&A tại Mỹ

Theo viện nghiên cứu kinh tế quản lý trung ương (2014) đã chỉ ra kinh nghiệm

của Mỹ trong việc mua bán sáp nhập ngân hàng giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sau năm 2008. Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế năm 2008 ảnh hưởng nghiêm trọng đến Mỹ. Nguyên nhân chủ yếu là do Mỹ đã áp dụng chính sách lãi suất

thấp trong một thời gian khá dài v à việc giảm bớt các quy định trong các chuẩn mực tín dụng và an tồn hoạt động ngân hàng và chứng khốn hóa các tài sản thế chấp, đã

làm cho hệ thống tài chính Mỹ lâm vào trạng thái rủi ro trầm trọng gây ra bởi cho vay

dưới chuẩn lan tràn. Ngân hàng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.Một trong những

giải pháp Mỹ đưa ra là đẩy mạnh M&A ngân hàng. Chỉ trong vòng 3 năm 2008 - 2010 Mỹ đã diễn ra 308 ngân hàng sáp nhập. Một số thương vụ M&A đình đám của Mỹ.

Thương vụ Bank OfAmerica mua Countrywide Financial

Ngày 11/01/2008, Bank of America công bố mua Countrywide Financial với giá

4,1 tỷ USD, thương vụ hoàn thành vào ngày 01/7/2008. Thương vụ này là cứu cánh

cho Countrywide khỏi sụp đổ do bong bóng địa ốc bắt đầu vỡ. Khi bong bóng chứng khốn Mỹ vỡ trong những năm 2000 - 2002, nhà đầu tư mất lòng tin và hàng triệu người

quay sang chọn nhà đất như một kênh an tồn, đẩy bong bóng địa ốc to thêm, tác động

đáng kể đến nguồn cung, xây dựng tăng ào ạt. Bong bóng địa ốc bắt đầu vỡ vào năm 2007, khi tỷ lệ tịch thu nhà thế chấp tăng cao. Tài sản giảm giá nặng nề khiến bảng cân

đối của các nhà cho vay xấu đi và bị các tổ chức đánh giá hạ bậc tín nhiệm. Tập

đồn tài

chính Countrywide Financial của Mỹ là một trong những nạn nhân đầu tiên của cuộc khủng hoảng.

Thương vụ này thành công đã giúp Bank of America có thị phần lớn trong lĩnh

vực thế chấp và sở hữu đội ngũ chuyên môn tinh nhuệ của Countrywide, hệ thống công

nghệ hiện đại và giúp Countrywide Financial khỏi sụp đổ.

Thương vụ Bank OfAmerica thâu tóm Merrill Lynch

Ngày 14/9/2008 Bank of America thâu tóm Merrill Lynch giá 50 tỷ USD. Trước đó, Merrill Lynch là tập đồn tài chính lớn thứ 4 tại nước Mỹ, hoạt động chính

trong lĩnh vực đầu tư ngân hàng, tư vấn tài chính, quản lý tài sản, bảo hiểm, cung cấp

dịch vụ cho thị trường vốn, ngân hàng và dịch vụ tài chính liên quan... có trụ sở tại New York, Mỹ, có chi nhánh tại 38 nước trên thế giới với tổng tài sản lên tới 1800 tỷ USD. Thua lỗ lớn nhất lịch sử tại tập đoàn này bắt nguồn từ mảng cho vay bất động sản dưới chuẩn và bành trướng quy mô. Đến tháng 4/2008, phải cắt giảm 4.000 việc làm khi kết quả kinh doanh thua lỗ hơn 6 tỷ USD.

Vụ sáp nhập này đã giúp Bank of America trở thành ngân hàng đứng đầu trong

ngành ngân hàng Mỹ nếu tính theo lượng tiền gửi, tài sản và đứng thứ hai trong nhóm

tổ chức cho vay trong lĩnh vực thẻ tín dụng. Hậu M&A Bank of America đã thu được

lợi nhuận từ bộ phận ngân hàng đầu tư Merrill Lynch, thua lỗ trong bộ phận kinh doanh thẻ tín dụng giảm. Bank of America có thêm đội ngũ quản lý hàng đầu, mở rộng thị trường vốn và tập hợp được những công ty cố vấn tiếng tăm thuộc tập đoàn Merrill Lynch mang lại cơ hội phát triển mạnh mẽ cho ngân hàng.

Trong thương vụ này, tỷ lệ chi phí điều hành rịng so với tổng tài sản trung bình của ngân hàng tiến hành mua lại đã giảm sau khi sáp nhập, nguyên nhân là do Wells Fargo và Crocker đã biết cách sử dụng chi phí hợp lý như đóng cửa các chi nhánh bị trùng địa bàn, thống nhất và hợp nhất các hoạt động một số Văn phòng sau khi M&A như: kế toán, nhân sự, hệ thống dữ liệu, kiểm soát nội bộ trên Wells Fargo đã thu được kết quả là chi phí điều hành rịng đã giảm từ 1,185 tỷ USD xuống cịn 948 triệu USD.

Các kết quả M&A thành cơng này là do các ngân hàng đã phải xem xét rất thận trọng về khả năng kết hợp hậu M&A v à cùng nhau vượt qua những khó khăn bước đầu sáp nhập. Ngồi ra Nhà nước, Chính phủ cũng đóng vai trị quan trọng giúp

cho thị trường M&A ngày càng phát triển, đem lại lợi ích cho nền kinh tế. Hoặc cũng

có thể vì cơ chế chính sách của Nhà nước mà cản trở hoạt động M&A như ngày nay ở các nước hầu như đều có luật chống độc quyền, đặc biệt là Mỹ và các nước phát triển.

Ngoài những thương vụ M&A thành cơng, cũng có một số thất bại điển hình như thất bại do khơng có chiến lược giữ chân những nhân viên nòng cốt: trường hợp sáp nhập giữa Nations Bank - Bank of America và Montgomery Securities vào tháng 10/1997. Việc sáp nhập đã dẫn đến sự nghỉ việc của hầu hết những chuyên viên đầu tư của Montgomery Securities, những người đã rời khỏi ngân hàng do những bất đồng

về quản lý và văn hoá với NationsBank - Bank of America. Nhiều người trong số họ chuyển sang làm cho Thomas Weisel, đối thủ của Montgomery Securities, được điều hành bởi người chủ cũ của Montgomery Securities.

(2) M&A tại Châu Âu

Thương vụ tiêu biểu là việc sáp nhập hai ngân hàng ABN AMRO của Hà Lan và Barclays PLC của Anh vào tháng 4/2007, để hình thành nên tập đồn ngân hàng hàng đầu thế giới tính theo số vốn thị trường là 91,16 tỷ USD. Vụ sáp nhập đã giúp Barclays PLC tăng trưởng lợi nhuận ở mức cao gấp đơi GDP của thế giới, qua đó tạo lợi

thế cạnh tranh mạnh, phục vụ khách hàng tốt hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn cho các

cổ đông của mỗi bên. Theo đánh giá của tạp chí Forbes, năm 2010 tập đồn này đứng vị

trí thứ 10 trong danh sách những tập đồn về dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất thế

giới và là tập đoàn lớn thứ 21 trên thế giới (Theo vneconomy).

M&A tiêu biểu ở Anh có thương vụ của Northem Rock được Chính phủ Anh quốc hữu hóa năm 2008. Sáng 15/9/2007 tại 72 chi nhánh của Northem Rock, nhà cho vay thế chấp lớn thứ 5 tại Anh, ngân hàng này đã mất thanh khoản nghiêm trọng do thua lỗ từ cho vay thế chấp bất động sản và phải cầu cứu ngân hàng trung ương Anh. Ngân hàng trung ương Anh đã bơm 1 tỷ bảng để ngân hàng này chi trả cho người gửi tiền tiết kiệm. Hỗ trợ này đã giúp Northem Rock thốt khỏi tình trạng thiếu

tiền mặt, nhưng khơng giảm số người đến rút tiền. Chính phủ Anh phải tiếp quản tập đoàn ngân hàng này và tiến hành quốc hữu hóa v ào 17/02/2008. Đến tháng 6/2011, Northem Rock chính thức được rao bán cho lĩnh vực tư nhân (Nguyên Tâm, 2013).

(3) M&A tại Châu á

Để đảo bảo thanh khoản và xử lý vấn đề vốn của các ngân hàng yếu kém, các Quốc gia đã thực hiện nhiều biện pháp như: cho phá sản, đóng cửa các ngân hàng quá

yếu kém, các cơ quan bảo hiểm tiền gửi thực hiện nghĩa vụ chi trả cho người gửi tiền,

Nhà nước bơm vốn bằng việc mua lại ngân hàng, buộc các ngân hàng sáp nhập với nhau...Trong giai đoạn khủng hoảng 1997-1998 tại châu á, đã có 64 ngân hàng (chiếm 18%) ở Indonesia bị đóng cửa, ở Hàn Quốc có tới 22 ngân hàng và khoảng 100 TCTD phi ngân hàng bị đóng cửa, ở Thái Lan 01 ngân hàng và 57 TCTD phi ngân hàng bị đóng cửa. Tại Thái Lan, Nhà nước cũng đã thực hiện mua lại 07 NHTM,

12 cơng ty tài chính, sáp nhập 05 NHTM và 13 cơng ty tài chính thành 3 ngân hàng mới.

Ở Hàn Quốc có 4 NHTM bị Nhà nước mua lại, 9 NHTM và 2 ngân hàng bán bn bị

sáp nhập để hình thành 4 NHTM mới. Ở Indonesia, có tới 12 NHTM bị Nhà nước mua

lại, 4 NHTM Nhà nước bị sáp nhập thành một ngân hàng mới.

M&A tại Hàn Quốc

Theo viện nghiên cứu kinh tế quản lý trung ương (2014) đã chỉ ra kinh nghiệm

của Hàn Quốc trong việc mua bán sáp nhập ngân hàng giai đoạn tái cấu trúc hệ thống

ngân hàng (2014). Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một lộ trình thứ tự các bước thực hiện một số bước quan trọng để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Đầu tiên là rà soát và phân loại ngân hàng với mục tiêu chính là nhằm tạo ra các ngân hàng lớn sau khi hợp nhất và sáp nhập có đủ năng lực về tài chính và năng lực cạnh tranh, thu hẹp phạm vi hoạt động của các ngân hàng quy mô vừa, tập trung phát triển các hoạt động

kinh doanh chính và duy trì các ngân hàng nhỏ nhưng hoạt động an toàn và hiệu quả,

chỉ để phục vụ cho các vùng địa phương đặc biệt.

Sau khi đánh giá và phân loại nợ xấu, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập các công

ty quản lý nợ xấu Hàn Quốc để mua lại các khoản nợ xấu từ các TCTD có kế hoạch sáp

nhập và hợp nhất. Chính phủ cũng khuyến khích các NHTM sáp nhập và hợp nhất lại

với nhau để tăng khả năng cạnh tranh hiệu quả với các ngân hàng nước ngoài. Đến cuối

năm 2005, quá trình tái cơ cấu đã đưa tổng số ngân hàng ở Hàn Quốc từ 33 ngân hàng

vào năm 1997 xuống cịn 19 ngân hàng.

Chính phủ Hàn Quốc tập trung vào nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng cũng như ban hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng cường sự tham gia của tổ chức bảo hiểm tiền gửi vào tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với nền tảng pháp lý minh bạch, đầy đủ và ổn định. Theo đó, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có vị thế độc lập tương đối và chủ động trong phối hợp với các cơ quan khác trong mạng an tồn tài chính để

xử lý đổ vỡ ngân hàng và khủng hoảng tài chính một cách hiệu quả, góp phần khơi phục ổn định hệ thống tài chính ngân hàng và ổn định kinh tế vĩ mơ tại Hàn Quốc.

M&A tại Malaysia, Thái Lan, Indonesia

Tại hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam đầu tháng 12/2011 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã mời đại diện của Malaysia, một nước có những nét tương đồng với Việt Nam mà thực hiện thành công tái cơ cấu khu vực tài chính đến chia sẻ kinh nghiệm. Bà Latifah Merican Cheong, cố vấn của Văn phòng chủ tịch, thuộc Uỷ ban Chứng khoán Malaysia cho biết bài học của Malaysia trong tái cơ cấu khu vực tài chính là cần phải thực hiện theo kế hoạch tồn diện và theo lộ trình hợp lý, cần minh bạch trong tái cơ cấu ngân hàng, cập nhật trên các trang mạng của cơ

quan tái cơ cấu nợ Nhà nước là Danaharta. Đặc biệt, hệ thống dữ liệu được công khai

phải tạo được niềm tin cho khách hàng (Hồng Phong, 2011).

Ngoài ra tại Thái Lan và Indonesia, khơng chỉ khuyến khích các ngân hàng thương mại thực hiện M&A, NHTW Thái Lan và Indonesia còn mở rộng mức sở hữu

của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các NHTM trong nước trong một thời gian nhất định. Thái Lan cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm cổ phần chi phối đối với các ngân hàng thương mại trong nước với thời gian là 10 năm, sau thời gian đó phải giảm tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư xuống theo mức pháp luật quy định thông qua việc bán lại cho các cổ đông trong nước. Tuy nhiên, Malaysia lại hạn chế việc sở hữu các nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngân hàng thương mại trong nước với mức

tỷ lệ 30% để ngăn ngừa nguy cơ làm gia tăng rủi ro bị các nhà đầu tư nước ngoài chi phối hệ thống ngân hàng trong tương lai.

Tóm lại, cùng với việc củng cố, chấn chỉnh sắp xếp các ngân hàng, giải quyết vấn đề vốn, xử lý nợ xấu.. .các Quốc gia cũng chú trọng thay đổi trong quản trị ngân hàng hướng tới những chuẩn mực tốt hơn, minh bạch hơn, đầu tư cho con người, công

nghệ.. .Điển hình là Hàn Quốc, hầu hết các ngân hàng đã tăng số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập trong cơ cấu hội đồng quản trị lên tới 2/3, áp dụng chính sách đãi ngộ dựa trên hiệu quả hoạt động, thuê các chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại ngân hàng.. .Nhiều ngân hàng tại Malaysia, Thái Lan áp dụng quy định về cơ

cấu thành viên hội đồng quản trị độc lập, thuê chuyên gia nước ngoài. Việc thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về thiết chế và chính sách, xử lý vốn và thanh khoản, xử

lý nợ xấu, nâng cao năng lực quản trị điều hành, đã mang lại những kết quả rõ rệt đối

với hệ thống NHTM các nước, tăng trưởng tín dụng được kiểm sốt, nợ quá hạn giảm

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Qua một số thương vụ M&A trên thế giới, Việt Nam có thể học hỏi những kinh nghiệm thành công hay rút ra những kinh nghiệm, bài học thất bại M&A của những nước khác.

Thứ nhất là phân loại những ngân hàng trước khi tiến hành M&A, tập trung xử lý nợ xấu.

Tiến hành tái cơ cấu đồng bộ, không chỉ các ngân hàng yếu kém mà các ngân hàng tốt cũng phải tái cơ cấu, tăng cường hơn nữa quản trị ngân hàng, giam rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, cần sớm phát hiện và cho đóng cửa các TCTD, ngân hàng có vấn đề về tài chính, sớm xử lý nợ xấu một cách hiệu quả. Xác định rõ ràng và chính xác tình hình tài sản và phân loại nợ xấu và mức độ mất vốn của ngân hàng thương mại.

Thứ hai là mua lại ngân hàng, quốc hữu hóa một phần hoặc góp vốn

Ngân hàng Trung ương tích cực hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, hỗ trợ thanh khoản đặc biệt và dùng các giao dịch phi tiền mặt như bảo lãnh các khoản

vay trên thị trường liên ngân hàng để cứu các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản.

Tiếp tục sáp nhập, khuyến khích các ngân hàng tự nguyện sáp nhập. Đối với các ngân

hàng hoạt động kém hiệu quả có thể quốc hữu hóa ngân hàng rồi lại tư nhân hóa ngân

hàng bằng cách bán đi cho cá nhân, tổ chức tín dụng sau khi tiến hành các biện pháp nhằm khôi phục hoạt động của các ngân hàng này.

Thứ ba là mở rộng mức sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Mở rộng hoạt động M&A khơng chỉ với các ngân hàng trong nước mà cịn khuyến khích sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài chẳng hạn như các ngân hàng của Hàn Quốc, Nhật Bản. Bởi đây là 2 nhà đầu tư lớn ở Việt Nam, là một thuận lợi cho ngành ngân hàng của Việt Nam và Hàn Quốc, Nhật Bản phát triển với hàng loạt các dịch vụ tài chính.

Thứ tư là củng cố niềm tin của công chúng, minh bạch thơng tin.

Chính phủ và NHNN cần đảm bảo để người gửi tiền không bị tổn thất khi một

ngân hàng bị giải thể hay sáp nhập. Chính phủ các nước thường quyết định nâng mức

bảo hiểm tiền gửi để gia tăng lịng tin của cơng chúng. Đối với những ngân hàng sẽ tiếp tục hoạt động, Chính phủ và NHTW cần đưa ra thơng điệp rằng các ngân hàng đó đã đáp ứng được các chuẩn mực kế tốn và an tồn hoạt động hợp với thơng lệ quốc tế, có các biện pháp quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ tốt hoặc đưa ra lộ trình bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đối với các ngân hàng thương mại. Chỉ đạo việc xây dựng quy chế an toàn, nâng cao năng lực của các cơ quan thanh tra, giám sát

ngân hàng để đảm bảo rằng hệ thống ngân hàng sẽ được vận hành an tồn trong tương

lai. Để duy trì được lịng tin cơng chúng cần minh bạch hóa thơng tin và một kế

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập các NHTM Việt Nam Nghiên cứu thương vụ NH phát triển Mê Kông và NH Hàng Hải Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 262 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w