3.5. Một số đề xuất cho hoạt động M&A các ngân hàng thương mại Việt
3.5.2. Về phía các ngân hàng thương mại Việt Nam
Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam nói chung, NHTMCP Phát triển Mê Kơng và NHTMCP Hàng Hải Việt Nam nói riêng, dựa trên những lợi ích, hạn chế và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động M&A ngân hàng, tác giả xin đưa ra một số đề xuất về phía cơ quan quản lí nhà nước như sau:
Thứ nhất là tiến hành sáp nhập NHTM nhà nước
Bên cạnh việc sáp nhập các NHTMCP trong thời gian vừa qua thì mới có 1 thương vụ sáp nhập giữa 2 NHTM nhà nước là BIDV và MHB. Nếu các NHTM nhà nước thoả thuận hợp tác tiến hành sáp nhập 4 NHTM nhà nước chỉ còn 2 NHTM Nhà
nước thì sẽ nâng cao vị thế cạnh tranh so với các ngân hàng trong khu vực. Nếu vốn nhà nước được tập hợp trong 1 đến 2 ngân hàng thì sẽ giảm bớt được chi phí quản lý,
điều hành, nâng cao khả năng sinh lời. Nếu hệ thống ngân hàng nhà nước đẩy mạnh liên doanh với nhau sẽ có thể tận dụng nguồn vốn, trao đổi kỹ thuật cho nhau. Cần xây dựng một vài ngân hàng mang tầm cỡ khu vực ví dụ như nói đến ngân hàng của Mỹ, mọi người nghĩ ngay đến Back og America. Việt Nam cũng cần một ngân hàng mang hình ảnh của quốc gia như vậy. Bên cạnh đó Việt Nam cần 2-3 ngân hàng trụ cột quốc gia, bên cạnh một số ngân hàng nhỏ hơn phục vụ thị trường ngách. Các ngân
hàng tầm cỡ khu vực hiện có tổng tài sản tối thiểu 50 tỷ USD, vốn chủ sở hữu khoảng
5 tỷ USD, trong khi đó ở Việt Nam, ngân hàng TMCP lớn nhất là Viettinbank cũng chỉ có vốn chủ sở hữu khoảng 3 tỷ USD.
Thứ hai là hợp tác với các tổ chức tư vấn tài chính quốc tế uy tín khi thực
hiện M&A
Do số lượng các thương vụ M&A tại Việt Nam hạn chế hơn so với nước ngồi
nên Ngân hàng thương mại Việt Nam cịn thiếu kinh nghiệm về hoạt động M&A trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Do đó rất cần sự hỗ trợ, tư vấn từ các tổ chức có uy tín với mục tiêu lựa chọn và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Tiêu biểu là Vietinbank, BIDV, Vietcombank, MHB chọn các cố vấn chiến lược quốc tế lần lượt là JPMorgan Chase, Credit Suisse, Credit Suisse, Deutchbank AG. Năm 2011, Vietcombank và Vietinbank có chung nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là Mizuho.
Với sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những tổ chức ngoài nước, các ngân hàng này đã có thêm kinh nghiệm về những hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động M&A nói riêng.
Việc chủ động tìm các tổ chức tài chính lớn có kinh nghiệm về M&A sẽ giúp các
ngân hàng thương mại Việt Nam tăng khả năng thành công của hoạt động M&A.
Thứ ba là xây dựng chiến lược nhân sự hậu M&A ngân hàng
Quản trị được nguồn nhân lực M&A ngân hàng, tức là sắp xếp, bố trí, đào tạo nhân lực mới. Có chế độ đãi ngộ, tận dụng nguồn lao động hiệu quả và bổ nhiệm nhân sự tương xứng với môi trường làm việc mới hậu M&A, chú trọng hội nhập văn hoá chung ngân hàng hậu M&A phân loại và đánh giá đối tượng phục vụ cống hiến một cách khoa học làm tăng tính ganh đua, cạnh trang trong làm việc giúp nâng cao hiệu quả quản trị do hệ thống có tính tự giám sát lẫn nhau. Cơng nghệ và nhân lực là hai nhân tố then chốt để xây dựng và triển khai chiến lược ngân hàng, thành công và thất bại của ngân hàng, Mở các lớp đào tạo tập trung cho cán bộ, nhân viên ngân hàng
thuộc các chi nhánh ngân hàng cũ trước sáp nhập để có thể sẵn sàng sử dụng ngay được hệ thống sau sáp nhập, hạn chế ảnh hưởng tới giao dịch của khách hàng. Xây dựng chương trình mời các tổ chức tư vấn M&A chun nghiệp, có uy tín, đào tạo chun mơn, truyền đạt kinh nghiệm thực hiện hoạt động M&A ngân hàng cho các cấp quản lý và nhân viên, đồng thời đào tạo đội ngũ nhân sự nòng cốt cho ngân hàng để thực hiện định hướng mua bán sáp nhập theo lộ trình của NHNN giai đoạn 2017 - 2020.
Thứ tư là nâng cao năng lực quản trị ngân hàng sau sáp nhập.
Vì thị trường tài chính ngân hàng có đặc thù riêng, mang tính rủi ro hệ thống, do đó hoạt động quản trị ngân hàng cần phải đặc biệt chú trọng nhất là sau khi sáp nhập. Mơ hình quản trị và hoạt động cần được giám sát trên các phương diện sau:
- Phân quyền chức năng quản trị điều hành đối với Hội đồng quản trị và quản lý kinh doanh với Ban điều hành.
- Xây dựng hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng theo thông lệ quốc tế tuy nhiên
cũng cần phù hợp với thực tế và nền kinh tế Việt Nam. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tổng thể; quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thanh tốn, rủi ro lãi suất, rủi ro hoại hối. Các ngân hàng sau sáp nhập ảnh hưởng nợ xấu từ ngân hàng yếu kém nên cần nghiêm túc thực hiện việc kiểm toán để tạo sự an toàn cho hoạt động của bản thân ngân hàng nói riêng và tồn hệ thống ngân hàng nói chung, tránh sự đổ vỡ của toàn ngành hiệu ứng domino. Thực hiện song song các hình thức: kiểm tốn nội bộ, kiểm toán độc lập, kiểm tốn Nhà nước. Nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn, hạn chế ngăn chặn tổn thất cho ngân hàng sau sáp nhập.
- Bộ máy tổ chức của ngân hàng cần được hoàn thiện từ các điểm giao dịch đến Hội sở chính để đáp ứng được yêu cầu quốc tế. Đồng thời chú trọng mở rộng hơn
nữa mạng lưới hoạt động đến khách hàng, phát triển các kênh phân phối điện tử từ xa
để cắt giảm chi phí.
- Những nơi có tiềm năng lớn trong ASEAN như Trung Quốc nên được đầu tư mở rộng thêm các đại diện thương mại của NHTM Việt Nam.
- Hoạt động ngân hàng cần có thêm sự cố vấn từ các đối tác nước ngoài, nhằm
nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản lý và hiện đại hóa cơng nghệ.
Thứ năm là xây dựng một ban dự án chun làm cơng tác thích hợp cơng
nghệ hậu M&A.
Nhiều hệ thống corebanking khác nhau như: T24, I-flex TCBS đang được áp dụng tại các ngân hàng trong nước. Ngồi việc sáp nhập về cơ sở hạ tầng thì việc chuyển đổi hệ thống cơng nghệ sao cho đồng bộ là điều cần lưu ý. Việc thay đổi và áp dụng một hệ thống corebanking mới sẽ tốn nhiều thời gian do đó đối với ngân hàng bị sáp nhập trong thời gian đầu vẫn sẽ sử dụng hệ thống corebanking cũ. Tuy nhiên việc quản lý hai hệ thống khác nhau song song sẽ khiến việc kiểm soát và quản
báo cáo, thống kê mất nhiều chi phí. Việc vận hành hai hệ thống cũng phát sinh nhiều
kẽ hở, gây khó khăn trong quản lý, phát hiẹn và xử lý rủi ro. Quan trọng hơn, khách hàng tại các Chi nhánh của ngân hàng sáp nhập vận hành hệ thống khác nhau sẽ khơng
được hưởng những tiện tích về dịch vụ, sản phẩm giống nhau. Các ngân hàng cần thành lập ban dự án chun làm cơng tác tích hợp kế tốn và cơng nghệ thông tin hậu
sáp nhập. Ban dự án cần xác định các hệ thống chiến thuật, chiến lược và lập kế hoạch
công nghệ. Xác định các mâu thuẫn hoặc sự trùng lặp các quy trình và hệ thống. Triển
khai các hệ thống đã sửa đổi, tích hợp, việc di chuyển dữ liệu, các giao diện. Đẩy mạnh cơng tác lập kế hoạch, vừa tìm đối tác, vừa triển khai thực hiện hồn thành tích
hợp hệ thống trong thời gian ngắn, có thể tăng lương cho nhân viên khi làm thêm giờ
vào buổi đêm, thứ bảy chủ nhật để đẩy nhanh tiến độ. Nên chọn thời điểm tích hợp chuyển đổi toàn bộ hệ thống corebank cũ vào hệ thống hiện hành mới của ngân hàng vào dịp nghỉ lễ, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng ít hơn ngày thường, do đó hạn chế được tối đa ảnh hưởng tới khách hàng do việc tạm ngừng hệ thống Internetbanking, ATM, Thẻ,... của ngân hàng để phục vụ cơng tác tích hợp chuyển đổi. Để tích hợp sáp nhập được hệ thống, ban dự án phải thực hiện rất nhiều hạng mục công việc quan trọng và phức tạp như đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ, xây dựng trung tâm dữ liệu mới, nâng cấp và quy hoạch lại hạ tầng máy chủ, thiết bị lưu trữ, quy hoạch, nâng cấp toàn bộ hệ thống mạng tại các chi nhánh ngân hàng cũ theo đúng mơ hình kiến trúc tổng thể về hạ tầng mạng của ngân hàng hiện hành, công tác chuyển đổi dữ liệu cho các hệ thống corebank, Core Thẻ, ngân hàng điện tử và đặc biệt là công tác đào tạo.
KẾT LUẬN
Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011- 2015 đã hoàn tất với những kết quả khá khả quan, nhưng trong bối cảnh hiện nay hệ thống ngân hàng đang
tiến hành tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2 năm 2016-2020, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ càng diễn ra mạnh mẽ hơn những năm trước dưới áp lực tái cơ cấu ngân hàng và M&A ngân hàng sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc ổn
định tình hình tài chính và phát triển kinh tế. Luận văn với đề tài “Hoạt động mua
bán và sáp nhập các ngân hàng thương mại Việt Nam: Nghiên cứu thương vụ NHTMCP Phát triển Mê Kông và NHTMCP Hàng Hải Việt Nam ” đã đánh giá
thực trạng về hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện nay ở Việt Nam nói chung và phân tích thương vụ sáp nhập NHTMCP Phát triển Mê Kông và NHTMCP Hàng Hải Việt Nam nói riêng. Đây là thương vụ sáp nhập điển hình giữa ngân hàng lớn với ngân hàng nhỏ. Kết quả nghiên cứu phân tích cho thấy bên cạnh lợi ích chủ yếu là tăng trưởng mạnh về quy mô nhưng ngân hàng gặp phải gánh nặng nợ xấu sau sáp nhập, đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng
tới hoạt động sáp nhập của ngân hàng. Qua đó khóa luận đã đưa ra một số đề xuất cho hoạt động M&A ngân hàng trong giai đoạn 2016-2020 nhằm giúp các cơ quan quản lí nhà nước và các nhà quản trị ngân hàng có thêm nguồn thơng tin tham khảo để thúc đẩy hoạt động M& A ngân hàng giai đoạn tới.
Với hạn chế về thời gian thực hiện, kiến thức, kinh nghiệm và nguồn số liệu, dù tác giả đã cố gắng rất nhiều để hồn thiện khóa một cách tốt nhất, khóa luận vẫn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo để khóa luận được hồn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Diệu Chi (2014), “ Phát triển hoạt động mua bán và sáo nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam”, luận án tiến sỹ, Trường đại học Kinh Te Quốc Dân.
2. Chính phủ (2012), Đề án tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015
ban hành kèm theo QĐ số 254/QĐ - TT ngày 01/01/2012, ban hành ngày 01 tháng
02 năm 2012.
3. Vũ Anh Dũng (2011), “ Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về sáp nhập và mua lại
(M&A)”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, 10, 15-26.
4. Vũ Anh Dũng (2012), Vietnam M&A Review 2011-2012, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Minh Kiều (2010), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống
kê, Hồ Chí Minh.
6. Trịnh Thị Phan Lan & Nguyễn Thùy Linh (2010), “M&A và tác động của yếu tố văn hóa”, Tạp chí khoa học, 26, 256-261.
7. Lê Văn Luyện (2016), “Sắp xếp lại hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu”, Tạp chí ngân hàng, 4, 86-90.
8. Michael E.S Frankel (2009), M&A căn bản - các bước quan trọng trong quá
trình
mua bán doanh nghiệp và đầu tư, do Minh Khôi & Xuyến Chi dịch, Nhà xuất bản
Tri Thức.
9. Ngân hàng nhà nước (2010), Thông tư quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại
tổ chức tín dụng ban hành kèm theo thông tư số 04/2010/TT-NHNN, ban hành ngày
11 tháng 2 năm 2010.
10. Ngân hàng nhà nước (2015), Thông tư quy định việc tổ chức lại tổ chức tín
dụng
ban hành kèm theo thông tư số 36/2015/TT-NHNN, ban hành ngày 31 tháng 12 năm
2015.
11. NHTMCP Phát triển Mê Kông (2011-2014), Báo cáo tài chính, Hồ Chí Minh. 12. NHTMCP Phát triển Mê Kơng (2011-2014), Báo cáo thường niên, Hồ Chí Minh 13. NHTMCP Hàng Hải Việt Nam (2012-2018), Báo cáo tài chính, Hà Nội.
14. NHTMCP Hàng Hải Việt Nam (2012-2018), Báo cáo thường niên, Hà Nội. 15. Nguyễn Thị Hải Yen (2012), “Thực trạng M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt
Nam hiện nay - Trường hợp của 3 ngân hàng Đệ Nhất - Sài Gịn - Tín Nghĩa”, Luận văn
Thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Phan Diên Vỹ (2013), “Sáp nhập, hợp nhất và mua bán Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
17. Trần Ái Phương (2008), “Giải pháp thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập Ngân hàng theo định hướng thành lập tập đồn tài chính Ngân hàng tại Việt nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế Hồ Chí Minh.
B. Tiếng Anh
18. Stevens, K.L (1973), “Financial Characteristics of Merged Firms”, Journal of Financial and Quantitative Analysis.
19. Michael E.S Franker (2005), “ Mergers and Acquisitions Basics: The Key Steps of Acquisitions, Divestitures and Investments”,John Wiley & Son, Inc Press.
20. Elena Beccalli & Pascal Frantz (2009), “M&A operations and performance in banking”, Journal of Financial Services Research, Vol 36, No2.
21. John Mylonakis (2006), “The impact of Banks’ Mergers & Acquisitions on their staff”, Journal of Banking &Finance.
22. Jefferson Wells (2009), “Mergers & Acquisitions: Turning your vision into reality”, Business Journal, 03, pp 57-82.
23. Scott Moeller & Chris Brady (2011), “Intelligent M&A: Navigating the Mergers and Acquisitions Minefield:, John Wiley & Son, USA.