1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sápnhập ngân hàng
1.1.7. Hạn chế của mua bán, sápnhập
(1) Quyền lợi các cổ đông thiểu số bị ảnh hưởng
Các cổ đơng thiểu số sẽ ít có cơ hội trong việc thể hiện ý kiến của mình trong các đại hội cổ đông. Các quyền lợi và ý kiến của cổ đơng thiểu số có thể bị bỏ qua trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đơng bởi vì số phiếu của họ khơng đủ để phủ quyết Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông. Các cổ đông lớn tại các ngân hàng mục tiêu rất dễ bị mất quyền kiểm soát do tỷ lệ quyền biểu quyết trên tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đã giảm nhỏ hơn trước. Tình trạng xấu hơn nữa là các cổ đơng lớn có nguy cơ
mất trắng số tiền đầu tư nếu như tình trạng kinh doanh của ngân hàng yếu kém và bị NHNN mua lại với giá 0 đồng như trường hợp của Oceanbank, PGbank và CBbank.
(2) Văn hóa ngân hàng bị xáo trộn
Mỗi ngân hàng trước M&A đều có văn hố, nét đặc trưng của riêng mình vì thế mà sau M&A ngân hàng sẽ làm cho văn hoá ngân hàng bị pha trộn lẫn nhau. Văn hóa ngân hàng được hình thành qua một q trình thời gian với sự xây dựng của đội ngũ nhân sự, được hình thành dựa trên những giá trị cốt lõi của ngân hàng. Lãnh đạo các ngân hàng phải cùng nhau tìm cách hịa hợp các loại hình văn hố ngân hàng riêng để tạo thành văn hoá ngân hàng chung sau M&A để các nhân viên thích ứng. Văn hóa ngân hàng tạo nên lợi thế cạnh tranh vô cùng quý giá đối với bất kỳ ngân hàng nào. Thất bại trong việc hịa hợp văn hố ngân hàng có thể dẫn đến M&A thất bại.
(3) Ngân hàng mục tiêu bị mất thương hiệu
Thương hiệu không phải là tất cả mọi thứ đối với một NH, nhưng đó là thứ duy nhất giúp NH khác biệt. Tuy nhiên, do sự thiếu kinh nghiệm của các NH trong nước về yếu tố này và hoạt động M&A nên họ thường xem nhẹ việc định giá thương hiệu hoặc dễ dàng chấp nhận sự mất đi thương hiệu của mình vì những lợi ích khác khơng tương xứng. Từ đó, dần dần có thể họ bị thâu tóm bởi đối tác. Việc lựa chọn thương hiệu nào, bỏ thương hiệu nào hay ghép nối các thương hiệu lại với nhau cũng
không đơn giản, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như quy mô hoạt động định vị thương
hiệu mà mục tiêu kinh doanh mới... và phải nhận được sự ủng hộ của các bên tham gia.
(4) Một số hạn chế khác
Sau M&A các ngân hàng còn gặp một số điều phải xử lý như: Quy mô ngân hàng lớn hơn nhưng gánh nặng nợ xấu tăng lên, nhân sự đông đảo nhưng vênh nhau về năng lực, hệ thống công nghệ không đồng nhất và áp lực sụt giảm lợi nhuận, gánh
nặng trích lập dự phịng để xử lý nợ xấu của ngân hàng bị sáp nhập, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng bên mua, sự suy giảm số lượng khách hàng do M&A mang lại vì rất khó để có thể giấu khách hàng về quá trình mua bán, sáp nhận của
ngân hàng. Những mức độ dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu mới đôi khi sẽ tác động đến khách hàng. Sự bất tiện đó có thể khiến khách hàng khơng tiếp tục sử dụng sản phẩm của NH mới sau sáp nhập hoặc có thể quay sang phía các NH đối thủ cạnh tranh
khác. Ví dụ nếu một ngân hàng trong nước bị Citybank mua lại có thể khách hàng của ngân hàng bị mua sẽ phải áp dụng phương pháp thanh tốn hóa đơn trực tuyến của ngân hàng Citybank. Cho dù hình thức thanh tốn mới có nhiều tính năng và chức
năng hơn nhưng họ vẫn cảm thấy bực mình vì phải học làm quen với một website hay
những câu lệnh mới. Các nhà điều hành ngân hàng phải hết sức thận trọng cũng như có chiến lược điều hành hậu sáp nhập để các thương vụ được thành công.