- Tiền gửi tổ chức kinh tế 181827.3 213425.9 252811.1 24
2009 2010 2011 2012 Dư nợ mất
3.2.3. Nâng cao chất lượng cơng tác phân tích, thẩm định khách hàng
Khi tiếp nhận hồ sơ: Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn từ khách hàng,
cán bộ tín dụng cần kiểm tra tính đầy đủ của các giấy tờ theo quy định của từng loại hình cho vay. Phát hiện kịp thời những sai sót khơng khớp nhau giữa các giấy tờ, những phần thiếu đề khách hàng bổ sung, chỉnh sửa kịp thời.
Khi xem xét phương án đầu tư: Khi thẩm định dự án về phương diện kỹ
thuật, phải xem xét đi sâu nghiên cứu, phân tích thiết bị chủ yếu của phương án, chuồng trại, ao ruộng, diện tích, chất lượng đất,... có phù hợp với số lượng dự kiến sản xuất không. Chú ý sự phù hợp của quy mô dự án đầu tư với khả năng tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên vật liệu,..
Đánh giá khách hàng tông thể:
Với khách hàng thơng qua hình thức tổ vay vốn: Cán bộ tín dụng không
nên dựa quá nhiều vào kết quả bình xét cũng như ý kiến chủ quan của tổ trưởng tổ vay vốn, mà cần thực hiện kiểm tra kĩ càng lại về từng tổ viên trong tổ vay vốn. Để có thể kiểm tra một cách phù hợp nhất, cán bộ thẩm định và đánh giá nên có kiến
thức và hiểu rõ về tình hình địa phương của tổ vay vốn. Ngoài ra, nếu cần thiết, có thể thực hiện buổi bình xét lại về điều kiện vay vốn, cũng như xem xét kỹ lại về hồ sơ vay vốn của từng hội viên.
Với khách hàng trực tiếp tại ngân hàng: Sau khi xem xét nghiên cứu hồ sơ
vay vốn, cán bộ tín dụng cần đánh giá lại tổng thể về uy tín khách hàng qua hồ sơ quá khứ của khách hàng với chi nhánh và các ngân hàng khác thông qua thông tin lấy từ CIC. Đặc biệt, trong lần đầu tiếp xúc với khách hàng, cán bộ tín dụng có thể đánh giá mức độ trung thực của khách hàng thông qua số vốn vay so với mục đích vay, giá trị tài sản thế chấp trong giấy đề nghị vay với giá trị thị trường,... Qua lời nói, cử chỉ của khách hàng, cán bộ tín dụng có thể đánh giá được thiện chí trả nợ của khách hàng, mức vốn thực sự mà khách hàng cần cho dự án.
Khi phân tích, ngoài những yếu tố thuộc về bản thân khách hàng, cán bộ tín dụng cần đặc biệt quan tâm chú trọng đến các yếu tố thuộc về điều kiện kinh tế, xã hội, xu hướng thị trường, định hướng phát triern kinh tế của địa phương,.
Đánh giá tài sản thế chấp: Bộ phận định giá tài sản phải có trình độ chun
mơn nghiệp vụ, thường xuyên theo dõi giá cả biến động của thị trường để có thể định giá đúng với giá trị tài sản lúc cho vay. Cần có sự tách biệt về quyền lợi của cán bộ định giá với cán bộ cho vay, và với khách hàng vay vốn, tránh trường hợp định giá cho người thân quen, làm sai lệch giá trị tải sản, ảnh hưởng đến ngân hàng và có thể gây thiệt hại rủi ro cho ngân hàng.
Đảm bảo bằng tài sản: Thực tế, tại NHNo&PTNT Yên Thế, đã tồn tại
trường hợp ngân hàng đã không thu hồi được tài sản đảm bảo là sổ đỏ, trong khi đã kí giao dịch tài sản đảm bảo. Nguyên nhân của sự việc là do sổ đỏ trong giao dịch và sổ đỏ được làm giả, dẫn đến việc không thu hồi được khi khách hàng không trả nợ. Như vậy, đối với đảm bảo bằng tải sản, ngân hàng phải xác định chính xác được quyền sở hữu, quyền sử dụng, tính lưu thơng và sự tồn tại thực tế của tài sản đó với người vay tiền. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến thời hạn sử dụng của tài sản đảm b ảo phải lớn hơn thời hạn vay tiền.
Đảm bảo bằng bảo lãnh: NHNo&PTNT Yên Thế cũng đã xử lý nhiều
khoản vay như vậy, cán bộ tín dụng cần đánh giá chính xác năng lực pháp lý, năng lực tài chính, uy tín và trách nhiệm của người bảo lãnh. Ngoài ra, việc chuẩn bị kĩ càng hợp đồng và điều khoản bảo lãnh cần được chú trọng. Thực tế, đã có trường hợp ngân hàng chỉ thu được phần tiền gốc mà người bảo lãnh đồng ý bảo lãnh trong hợp đồng, còn về phần lãi phát sinh, người vay không trả được, trong khi người bảo lãnh từ chối việc thanh toán khoản lãi này, do hợp đồng không quy định, gây ra thiệt hại khá lớn cho ngân hàng. Như vậy, trong trường hợp đi vay có đảm bảo bằng bảo lãnh, ngoài việc đánh giá người bảo lãnh, việc nghiên cứu kĩ điều khoản hợp đồng cũng cần được chú ý.