Hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng cần phải thực hiện thông qua các bước sau để đảm bảo giám thiểu RRTD của ngân hàng:
- Xác định các mục tiêu hoạt động. - Xác định rủi ro từ nội bộ và bên ngoài.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro, xác định thử tự ưu tiên xử lý và xác định giới hạn tổn thất do các loại rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được.
- Đưa ra lựa chọn với từng loại rủi ro nhất định, bao gồm:
+ Chấp nhận rủi ro: Rủi ro luôn hiện hữu trong mỗi khoản vay, do đó đối với
những khoản vay có mức rủi ro nhỏ ở trong giới hạn cho phép của ngân hàng thì ngân hàng hồn tồn có khả năng sử dụng chiến lược chấp nhận rủi ro. Tất nhiên, để
có thể hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra các ngân hàng phải có các biện pháp như trích lập dự phịng.
+ Tránh hay loại bỏ rủi ro: Đối với những khoản vay, đối tượng hay lĩnh vực
cho vay có tính rủi ro cao ngân hàng sẽ từ chối cho vay. Việc lựa chọn chiến lược loại bỏ khơng có nghĩa là ngân hàng sẽ từ chối tồn bộ khoản vay mà có thể cho vay một phần ít rủi ro của lĩnh vực hay đối tượng đó.
+ Chuyển giao rủi ro: Ngân hàng sẽ chuyển giao rủi ro mà mình có thể gặp
phải cho các đối tượng khác như là ngân hàng khác hay các công ty bảo hiểm bằng việc yêu cầu công ty bảo hiểm bảo đảm cho khoản vay hay sử dụng các công cụ phái sinh đặc biệt là các hợp đồng quyền chọn tín dụng.
+ Hạn chế hay kiểm soát rủi ro: Ngân hàng sẽ chấp nhận rủi ro nhưng không
phải là toàn bộ rủi ro, đối với những khoản vay có rủi ro cao thì ngân hàng sẽ hạn chế bằng cách buộc đối tượng cho vay phải có tài sản đảm bảo và tăng cường các cơng tác kiểm sốt.