- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tíndụng phù hợp (10 nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các
1.3.2.2. Kinh nghiệm của ngân hàng Siam Commercial Bank (Thái Lan)
Siam Commercial Bank (SCB) là ngân hàng đứng thứ ba ở Thái Lan về qui mô tổng tài sản, (liên doanh với NHNo & PTNT VN thành lập ngân hàng Vina Siam Bank). Giống như NHNo, SCB có hệ thống các chi nhánh trải dài khắp đất nước. Sau cuộc khủng hỏang tài chính 1997, SCB có nợ xấu lên đến hơn 20% trong đó khỏang 70% là dư nợ của các DNNVV. Trước tình hình đó, SCB đã thuê các chuyên gia ngân hàng cao cấp ở Châu Âu và Mỹ để tái lập lại ngân hàng.
Trong các chương trình cải tổ, chương trình quản trị RRTD và quản lý nợ xấu theo các tiêu chuẩn quốc tế được SCB áp dụng triệt để và nhanh chóng. Theo đó, một chính sách tín dụng và văn hóa tín dụng đã được ban hành và ở đó Ban lãnh đạo cao cấp và người điều hành đưa ra chính sách tín dụng khung cho tòan thể các chi nhánh trong hệ thống. Trách nhiệm được phân định rõ ràng cho từng cấp trong quyết định cấp tín dụng và RRTD được quản trị theo danh mục trong đó cơng tác phân tích; dự báo ngành nghề sản phẩm luôn cập nhật thường xuyên mỗi sáu tháng. Với một hệ thống công nghệ IT cập nhật rất nhiều dữ liệu thơng tin của khách hàng cho phép cán bộ tín dụng SCB truy cập trực tuyến trong công tác thẩm định.
Theo SCB, đối với các DNNVV dòng tiền trong kinh doanh là quan trọng nhất, tài sản thế chấp không là điều kiện đủ để quyết định cho vay (do SCB trước đây đã từng bị tâm lý ỷ lại vào TSTC và dẫn đến rủi ro trước tình trạng bong bóng bất động sản bị vở 1997), tất cả các doanh nghiệp muốn quan hệ tín dụng với SCB đều được yêu cầu phải kiểm tóan báo cáo tài chính trước thời điểm xin vay (cho dù đã có báo tài chính năm được kiểm tóan).
Trong nghiệp vụ cho vay SCB tách riêng ba bộ phận : bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận đòi nợ, trong bộ phận đòi nợ có bộ phận địi nợ thơng thường và bộ phận địi nợ khó địi... Phương châm của SCB trong quản
trị RRTD là “ Bạn không thể kiểm sóat được rủi ro nếu như bạn không đo lường đánh giá được chúng... ” nhờ thực hiện chính sách tín dụng và quản trị RRTD đồng bộ mà đến cuối năm 2004 nợ xấu của SCB đã giảm xuống dưới 7% và trở trở thành “Ngân hàng chấp nhận được”, mục tiêu của SCB đến năm 2010 là ngân hàng đứng thứ hai và là “ngân hàng tốt nhất để lựa chọn” ở Thái Lan. (Nguồn : Nội dung tài liệu do SCB cung cấp cho cán bộ NHNo & PTNT Việt Nam học tập nghiệp vụ ngân hàng hiện đại tháng 06/2005 tại Bangkok - Thái Lan).