- Tiền gửi tổ chức kinh tế 181827.3 213425.9 252811.1 24
2009 2010 2011 2012 Dư nợ mất
2.2.2.5. Nguyên nhân của những RRTD
Nguyên nhân khách quan
Một là, môi trường tự nhiên kém thuận lợi. Yên Thế là một trong những
huyện nghèo của Bắc Giang, thiên tai lũ lụt hạn hán, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, gây ra những hậu quả nặng nề cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, địa hình chia cắt, đất nông nghiệpphần lớn là manh mún, nhỏ lẻ, nguồn lực trong dân còn nhiều hạn chế, thiên tai thường xuyên đe dọa, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, giá cả các sản phẩm nông nghiệp tăng chậm trong khi giá các vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, kinh tế hộ cịn thuần nơng nên nội lực trong dân hạn chế. Đất đai manh mún, tư tưởng sản xuất nhỏ vẫn còn chi phối, khả năng đầu tư của nơng hộ cịn hạn chế, đời sống một bộ phân nông dân ở miền núi cịn rất khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TDNH cũng như việc nâng cao hiệu quả hoạt động TDNH của NHNo&PTNT Yên Thế.
Hai là, môi trường kinh tế, xã hội chậm được cải thiện. Tỉnh còn thiếu các
chương trình kinh tế trọng điểm, mũi nhọn thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Việc quy hoạch phát triển sản xuất nơng nghiệp cịn manh mún, nhỏ lẻ, chưa định hướng được cây trồng, chọn cây con còn mang tính tự phát, lệ thuộc thị trường tiêu thụ. Kết cấu hạ tầng nông thôn được chú trọng đầu tư nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là miền núi, các cơng trình phục vụ sản xuất, giao thông, hệ thống thủy lợi
chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa. Hệ thống thú y, bảo vệ thực vật, khuyến nơng ở cơ sở cịn thiếu, yếu và không đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Công nghiệp chế biến ở nơng thơn cịn chậm phát triển, một số ngành nghề và dịch vụ hiệu quả không cao, sản xuất thiếu ổn định và vững chắc, lao động phổ biến là thủ công, công nghệ lạc hậu, thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Một số HTX dịch vụ SXNN quy mô hoạt động còn hạn chế, năng lực còn yếu, không năng động nên chưa thực sự là bà đỡ cho kinh tế hộ phát triển. Một số doanh nghiệp lớn kinh doanh bị thua lỗ, một số nhà máy sản xuất chế biến nông sản vòng đời ngắn ngủi, làm ảnh hửơng lớn đến việc chuyên canh vùng nguyên liệu. Vì vậy, khả năng hấp thụ và sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng trên địa bàn còn rất thấp cũng là nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TDNH của NHNo&PTNT Yên Thế. Ngoài ra, khách hàng muốn vay vốn ở ngân hàng phải có dự án khả thi được xây dựng trên cơ sở khoa học, thông tin đầy đủ, thẩm định và phân tích một cách chính xác. Nhưng trong thực tế, việc xây dựng dự án đầu tư trung và dài hạn đối với nơng nghiệp nơng thơn có hiệu quả khơng nhiều.
Ba là, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trên một địa bàn nhỏ có
đầy đủ các NHTM, TCTD như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng kỹ thương, Quỹ Tín dụng nhân dân và một số ngân hàng cổ phần đã ảnh hưởng đến thị phần cũng như ưu thế cạnh tranh của NHNo&PTNT Yên Thế. Sự cạnh tranh giữa các NHTM, NHCP, Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn gay gắt đã xuất hiện sự cạnh tranh thiếu lành mạnh như: hạ thấp điều kiện vay vốn, lãi suất cho vay, cho vay trả nợ lẫn nhau đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động TDNH.
Bốn là, môi trường pháp lý chưa thật thuận lợi. Hệ thống văn bản pháp luật
liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã được cải thiện nhiều nhưng chưa đồng bộ, chưa phù hợp với môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường. Thủ tục và điều kiện cho vay còn rườm rà, phức tạp đã khiến cho ngân hàng phải từ chối nhiều khoản vay vì khách hàng không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện vay vốn, cũng như việc công chứng chứng thực, đăng ký thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo thủ tục cịn rất tốn kém thời gian, cơng sức. Trong quan hệ tín dụng, hoạt động tín dụng gặp
vướng mắc khi phải xử lý nợ vay có liên quan đến tài sản đảm bảo cho khoản vay, còn lệ thuộc rất nhiều vào các cơ quan công quyền của Nhà nước. Quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất chưa rõ ràng, rành mạch lúc đồng sở hữu cùng đứng tên, lúc đại diện đứng tên...
Nguyên nhân chủ quan.
Do trình độ một số cán bộ còn hạn chế nên chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của cơ chế thị trường, một số cán bộ chưa có kinh nghiệm đánh giá đúng hiệu quả và mức độ rủi ro của dự án.
Việc chấp hành quy trình cho vay chưa đúng nguyên tắc, coi nhẹ công tác kiểm tra sau khi cho vay, do đó chưa phát hiện kịp thời những trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích để có biện pháp xử lý kịp thời.
Việc xử lý sai phạm chưa kiên quyết kịp thời, chưa có sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ giữa Ngân hàng với chính quyền địa phương và các ban ngành hữu quan trong việc xử lý nợ.
Do quá trình kiểm tra, thẩm định không kỹ càng dẫn đến đánh giá sai về khả năng của khách hàng, cho vay còn căn cứ và coi trọng vào giá trị tài sản thế chấp, chưa chú ý tính tốn kỹ về hiệu quả kinh tế tài chính của dự án dẫn đến khả năng thu hồi nợ khó khăn, nợ quá hạn phát sinh dẫn đến rủi ro trong tín dụng.
Mặc dù đã được quán triệt trong cả Chi nhánh về yêu cầu quản lý RRTD, nhưng trong thực tế, hoạt động quản lý RRTD vẫn được xếp sau các hoạt động khác của Ngân hàng. Hơn nữa, do việc quản lý RRTD theo quy trình của NHTM hiện đại còn là lĩnh vực mới mẻ với đa phần cán bộ ngân hàng nên quá trình triển khai thực hiện cũng không khỏi bỡ ngỡ. Có thể nói, việc quản lý RRTD mới đi được những bước đầu tiên nên mới chú ý được về lượng, chưa có điều kiện nâng cao chất lượng.
Hệ thống cơ sở vật chất của Ngân hàng chưa phù hợp và chưa tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng quy trình quản lý RRTD. Chẳng hạn như hệ thống thông tin quá lạc hậu, không cho phép cập nhật thông tin và việc lưu giữ, xử lý thông tin ngân hàng cũng chưa thuận tiện, chưa đáp ứng nhu cầu. Các phần mềm xử lý thơng tin thích hợp với quản lý RRTD chưa có nên cán bộ tín dụng cịn phải tự mị mẫm lựa
chọn thông tin cho mình. Cơng tác điều tra, theo dõi khách hàng cũng chưa được đầu tư thích đáng nên thơng tin về khách hàng thiếu chính xác..
Cơng tác đào tạo, bối dưỡng cán bộ quản lý RRTD chưa đi vào chiều sâu. Nhiều cán bộ của NHNo&PTNT Yên Thế được đào tạo theo các chương trình cũ, chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề quản lý RRTD, cần phải được đào tạo lại. Chi nhánh cũng chưa chú trọng đến công tác đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ, chưa cập nhật và phổ biến kịp thời những kinh nghiệm, những kỹ thuật mới hỗ trợ cho công tác quản lý RRTD, chưa xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong quản lý rủi ro... do kiến thức chắp vá, kỹ năng quản lý RRTD chưa thành thạo, thực trạng cán bộ như vậy đã làm cho quản lý RRTD ở NHNo&PTNT Yên Thê có chất lượng chưa cao.