Thực trạng quản trị RRTD tại NHNo&PTNT Yên Thế.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh yên thế khoá luận tốt nghiệp 635 (Trang 67 - 75)

- Tiền gửi tổ chức kinh tế 181827.3 213425.9 252811.1 24

2009 2010 2011 2012 Dư nợ mất

2.2.3. Thực trạng quản trị RRTD tại NHNo&PTNT Yên Thế.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của quản trị RRTD đối với sự phát triển của ngân hàng, NHNo&PTNT Yên Thế đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện công tác quản trị RRTD. NHNo&PTNT Yên Thế đã duy trì một chính sách quản lý RRTD đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Thiết lập một môi trường quản lý RRTD phù hợp. - Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh.

- Duy trì một quy trình quản lý, đo lường và giám sát tín dụng phù hợp. - Đảm bảo kiểm sốt đầy đủ đối với RRTD.

Ngân hàng tiến hành xét duyệt tín dụng qua nhiều cấp để đảm bảo một khoản tín dụng được xem xét một cách độc lập; đồng thời, việc phê duyệt khoản vay được thực hiện trên cơ sở hạn mức tín dụng được giao cho từng cấp có thẩm quyền.

Ngân hàng đang sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận như một công cụ quản lý để quản trị RRTD, theo đó, mỗi khách hàng được xếp loại ở một mức độ rủi ro. Mức độ rủi ro này có thể được sửa đổi, cập nhật thường xuyên. Đây là cơ sở cho việc cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng như việc trích lập dự phịng RRTD theo quy định.

RRTD của khách hàng được quản lý theo nguyên tắc toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn có khả năng phát sinh RRTD, thông qua các quy định cụ thể của từng loại nghiệp vụ tín dụng.

Giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng: tuân thủ các quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định của ngân hàng nhà nước và NHNo&PTNT Yên Thế.

Giới hạn tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm lượng hóa rủi ro của từng khách hàng, xác định giới hạn tín dụng nhằm quản lý tổng mức RRTD. Xếp hạng tín dụng nội bộ có 10 hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Những khách hàng có mức xếp hạng tín dụng từ CC trở xuống sẽ không cho vay. Cơ cấu điểm, mức điểm, kỹ thuật chấm điểm áp dụng trong xếp hạng tín dụng được cải tiến liên tục thông qua thực tiễn triển khai để phù hợp với thực tế.

Đối với khách hàng cá nhân, nếu khoản vay có giá trị trên 500 triệu, ngân hàng cũng thực hiện việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng nhằm xác định, lượng hóa rủi ro với khoản vay đó. Với những khách hàng có giá trị khoản vay dưới 500 triệu, mặc dù không thực hiện việc chấm điểm tín dụng, nhưng những thông tin về khách hàng cũng như mục đích, kế hoạch sự dụng vốn vay cũng được cán bộ tín dụng xem xét kĩ lưỡng để đưa ra quyết định cho vay.

Hạn chế cấp tín dụng đối với khách hàng: Tuân thủ các quy định của pháp luật các trường hợp không được cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng, đồng thời thực hiện chủ trương giảm dư nợ tín dụng, hạn chế cấp tín dụng mới đối với khách hàng có dấu hiệu rủi ro( được quy định cụ thể cho từng loại khách hàng).

Chính sách phân bổ tín dụng:

Phân bổ theo kỳ hạn vay và loại tiền vay: bảo đảm sự phù hợp giữa cơ cấu kỳ hạn và loại tiền vay với cơ cấu nguồn vốn.

Phân bổ theo loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, mặt hàng và lĩnh vực đầu tư: đa dạng hóa các sản phẩm vay theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro, đa dạng hóa các đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, đa dạng hóa mặt hàng và lĩnh vực đầu tư theo nguyên tắc phù hợp với xu hướng phát triển

kinh tế.

Thẩm quyền phán quyết:

Giám đốc chi nhánh xem xét tờ trình kiêm báo cáo thẩm định và đề xuất của phịng tín dụng để quyết định về việc cho vay/khơng cho vay. Nếu cần thiết, giám đốc chi nhánh thành lập tổ tái thẩm định để thẩm định lại dự án. Nếu giá trị giáo dịch vượt thẩm quyền phê duyệt, giám đốc chi nhánh trình lên ngân hàng cấp trên quyết định. Khi được ngân hàng cấp trên đồng ý, thông báo bằng văn bản, ngân hàng mới được thực hiện.

Quy trình tín dụng:

Ngân hàng thực hiện việc cho vay qua 2 hình thức chính: Cho vay trực tiếp tới khách hàng (chủ yếu là hộ gia sản xuất) tại ngân hàng và cho vay trực tiếp hộ gia đình thơng qua tổ vay vốn. Với 2 hình thức tiếp cận như vậy, quy trình tín dụng được xây dựng theo đặc trưng riêng của từng hình thức.

Hình thức trực tiếp tại trụ sở ngân hàng:

Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.

Trưởng phịng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.

Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phịng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc khơng cho vay (Nếu cho vay thì Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản); Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam; Nếu cho vay thì Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay (trường hợp cho vay có

đảm bảo bằng tài sản); Neu không đồng ý cho vay thì thơng báo bằng văn bản cho khách hàng biết).

Hồ sơ vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán giao dịch giải ngân cho khách hàng vay (giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản).

Hình thức gián tiếp thơng qua tổ vay vốn :

Tổ vay vốn do các thành viên là hộ gia đình, cá nhân tự nguyện lập, có nhu cầu vay vốn, cùng cư trú tại thơn xóm (khóm, ấp); Cán bộ phụ trách địa bàn phối hợp cùng cán bộ của chi hội căn cứ vào đơn xin gia nhập tổ vay vốn tiến hành lập danh sách tổ viên; Tổ chức họp với các tổ viên để bầu lãnh đạo tổ, thông qua quy ước hoạt động của tổ; Trình ủy ban nhân dân (xã, phường) cơng nhận cho phép hoạt động. Tổ viên nộp cho tổ trưởng giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ khác theo quy định, tổ trưởng nhận hồ sơ vay của tổ viên, tổ chức họp bình xét điều kiện vay vốn, sau đó tổng hợp danh sách tổ viên có đủ điều kiện vay vốn, đề nghị Ngân hàng xét cho vay, từng tổ viên ký hợp đồng tín dụng trực tiếp với Ngân hàng nơng nghiệp nơi cho vay.

Cán bộ tín dụng Ngân hàng nhận đơn xin vay và phương án vay vốn của các tổ viên tiến hành thẩm định toàn bộ. Sau khi đã thống nhất với tổ trưởng số tiền cho vay từng tổ viên và cùng tổ trưởng hướng dẫn cho các tổ viên lập hồ sơ vay vốn. Sau khi hồ sơ đã được lập xong có đầy đủ chữ ký của người vay, người thừa kế và xác nhận của chính quyền địa phương, cán bộ tín dụng xét duyệt và trình trưởng phịng tín dụng, giám đốc phê duyệt và hẹn ngày giải ngân.

Ngân hàng và tổ vay vốn thống nhất lịch giải ngân và thông báo cho tổ viên lên Ngân hàng trực tiếp nhận tiền vay

Bảo đảm tiền vay:

Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên những RRTD rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngồi tầm kiểm sốt của con người mà thẩm định tín dụng khơng thể lường hết được. Đồng thời việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro cho khách hàng với ngân hàng. Do đó, NHNo&PTNT Yên Thế cũng rất chú trọng tăng cường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, đa dạng về

Chỉ tiêu________________________ 2009 2010 2011 2012

hình thức: thế chấp, cầm cố tài sản, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay... Do đó tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng gia tăng, góp phần vào giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Với những khách hàng có khoản vay của hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhỏ hơn 50 triệu, ngân hàng đang sử dụng tín chấp là chủ yếu, tuy nhiên, nếu khách hàng có sổ đỏ, ngân hàng cũng yêu cầu khách hàng sử dụng để bảo đảm tiền vay. Với các khoản vay trên 50 triệu, ngân hàng đều áp dụng đúng nguyên tắc trong nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Tuy tỷ lệ tài sản đảm bảo được nâng cao nhưng tính thanh khoản của các tài sản còn hạn chế nên khả năng thu hồi nợ sẽ thấp hơn. Do đó, khi xử lý tài sản đảm bảo trên thực tế rất phức tạp, cả về mặt pháp lý cũng như khả năng chuyển nhượng tài sản, mất rất nhiều thời gian và cơng sức.

Phịng ngừa, phát hiện và hạn chế RRTD:

Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà cịn được qn triệt đến từng cán bộ của NHNo&PTNT Yên Thế. Thông thường, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro do Phòng quan hệ khách hàng, phòng quản lý rủi ro và quản lý nợ. Tuy nhiên, do khách hàng của NHNo&PTNT Yên Thế chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ sản xuất, khoản vay thường là nhỏ nhưng số lượng khách hàng nhiều, nên chỉ có phịng kế hoạch kinh doanh và khơng có phịng quản lý rủi ro, quản lý nợ. Cơng tác phịng ngừa, phát hiện RRTD chủ yếu do phòng kế hoạch kinh doanh thực hiện bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng, thu thâp các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay.nên có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất lợi.

Đối với công tác kiểm tra vốn vay, việc kiểm tra sử dụng vốn diễn ra chậm nhất sau 03 tháng (Theo Quy định của Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh) kể từ ngày giải ngân lần đầu, cán bộ tín dụng chuyên quản phải tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay, nhằm giám sát người vay sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết. Với những món vay dư trên 50 triệu đồng chậm nhất sau 01 tháng (Theo Quy định của NHNo Tỉnh) kể từ ngày giải ngân lần đầu, cán bộ tín dụng chuyên quản phải tiến hành

kiểm tra sử dụng vốn vay. Các lần kiểm tra sau tuỳ thuộc vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của từng khách hàng để tiến hành kiểm tra đột xuất hay kiểm tra định kỳ.

Công tác xử lý nợ xấu:

Tình hình trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro:

Với nguyên tắc phòng chống hơn xử lý và theo quy định của NHNN, bản thân các ngân hàng ln trích lập dự phòng RRTD xuống mức thấp nhất có thể. Dự phịng RRTD được trích lập theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, trên cơ sở phân loại tài sản có thành các nhóm khác nhau. Dự phòng được ghi nhận như một khoản chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và được sử dụng để xử lý các khoản nợ xấu.

Tại NHNo&PTNT Yên Thế, cơng tác trích lập dự phòng RRTD luôn được thực hiện chủ động. Ngân hàng cũng đã nghiêm túc thực hiện việc trích lập dự phịng rủi ro đối vói các khoản nợ xấu. Phương châm hoạt động của ngân hàng luôn cố gắng tăng thu một cách tối đa và hạn chế chi phí một cách tối thiểu, nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ những quy định của NHNN về việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng.

Số trích lập dự phịng rủi ro và sử dụng của ngân hàng qua các năm:

Dự phòng cụ thê_________________ 984 1034.5 1454.2 1275.3

Dự phòng chung_________________ 1756.6 1932.3 2138.4 2390.6

Tơng quỹ dự phịng______________ 2740.6 2966.8 3592.6 3665.9

Dư nợ cho vay___________________ 234215 257637 285125 318748

Nợ quá hạn_____________________ 9170 10087 17517 16866

Các chỉ số về quỹ dự phòng________

+ Quỹ dự phòng chung/dự nợ cho

vay____________________________ 0.75% 0.75% 0.75% 0.75%

Bảng 8: lình hình trích lập, dự phịng RRTD

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009-2012)

Căn cứ vào tính chất của từng khoản vay mà phòng QHKH và QLRR cùng phối hợp và đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp. Tùy theo nguyên nhân phát sinh, tính chất của nợ xấu mà NHNo&PTNT Yên Thế có biện pháp xử lý.

Đối với các khoản nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân chủ quan của cán bộ ngân hàng thì NHNo&PTNT Yên Thế áp dụng các biện pháp thu hồi như: buộc bán tài sản, trừ các khoản thu nhập nếu có.

Đối với khoản nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân khách quan ngoài tầm kiểm sốt của Ngân hàng thì việc xử lý rủi ro theo công đoạn: Xử lý bằng tài sản thế chấp của khoản vay, xử lý bằng dự phịng rủi ro, khoanh nợ, xóa nợ...

NHNo&PTNT Yên Thế đã chủ động trích lập dự phịng theo quy định trích lập của ngân hàng nhà nước, chủ động có các biện pháp xử lý tại các chi nhánh phụ thuộc cũng có tổ thu hồi nợ do Giám đốc chi nhánh làm tổ trưởng. Những khoản vay khó thu hồi được theo dõi riêng và từng trường hợp có biện pháp quản lý và xử lý cụ thể. Tổ thu hồi nợ có nhiệm vụ:

- Đề ra các biện pháp, chủ trương thu hồi nợ.

- Quan hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để tạo điều kiện cho công tác thu hồi nợ và xử lý tài sản.

- Trực tiếp xử lý những món vay lớn, phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề hoặc các món vay có tranh chấp tài sản.

- Kiểm tra, đơn đốc các phịng nghiệp vụ, các chi nhánh phụ thuộc báo cáo tình hình xử lý nợ khó địi tại địa phương để có chỉ đạo.

Đối với cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn nhiều, Ngân hàng sẽ khơng bố trí nhiệm vụ cho vay mà chỉ tập trung cho công tác thu hồi nợ. Ngân hàng giao kế hoạch thu nợ hàng tháng, hàng quý cho cán bộ tín dụng và gắn kết quả thu hồi nợ

với công tác thi đua và các khoản thu nhập khác. Ngân hàng cũng thực hiện xếp lương cho cán bộ kinh doanh theo hiệu quả công việc, trong đó nợ xấu, thu hồi nợ sau xử lý rủi ro là những chỉ tiêu có trọng số cao trong những chỉ tiêu giao khốn cho cán bộ tín dụng.lý phù hợp.

Ta thấy, qua các năm, cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng, số trích lập dự phịng cũng tăng, đảm bảo cho ngân hàng chủ động xử lý các khoản nợ xấu bằng dự phòng. Năm 2011, tổng quỹ dự phòng đạt 3592.6 triệu, tăng 625.8 triệu so với năm 2010, tương đương mức tăng 21.09%. Năm 2012, quỹ dự phòng tăng lên 3665.9 triệu, tăng 20.39% so với năm 2011.. Nhìn chung, việc trích lập dự phịng của NHNo&PTNT Yên Thế đã được thực hiện đúng quy định, và góp phần phịng ngừa RRTD. Tuy nhiên, trong năm 2011, do nợ quá hạn tăng lên cao, nên hệ số khả năng bù đắp rủi ro của năm 2011 đã giảm đi khá lớn, từ 0.287 năm 2011 xuống 0.205 vào cuối năm 2011, hệ số này đã được cải thiện trong năm 2012, lên mức 0.217.

2.3. ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh yên thế khoá luận tốt nghiệp 635 (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w