Tình hình huy động vốn từ KHCN

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VPBANK khoá luận tốt nghiệp 492 (Trang 50 - 54)

động từ KH

Cá nhân 37876 54446 43,7% 63372 16,4%

Tổ chức kinh tế 4338 4229 -2,5% 4865 15,0%

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn từ KHCN Tiền gửi KHCN 80000 60000 40000 20000 0 63372

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

□ Tiền gửi KHCN

Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank Năm 2012 khép lại với nhiều bất ổn đối với nền kinh tế vĩ mô và nhiều biến động với hoạt động của hệ thống ngân hàng. Bước sang năm 2013 với rất nhiều nỗ lực của Chính phủ trong việc đưa ra các chính sách điều hành mà đặc biệt là chính sách tiền tệ, nhờ đó mà kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định và có những chuyển

biến tích cực. Tiếp tục với chính sách lãi suất điều hành đã thực hiện trong năm 2012, sang năm 2013 NHNN tiếp tục giảm trần lãi suất huy động VNĐ ngắn hạn thêm 2 lần

nữa từ 8%/năm trong những tháng đầu năm và kết thúc năm 2013 ở mức 7%/năm. Việc giảm lãi suất là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế nhằm cải thiện lòng tin của người dân vào đồng nội tệ, giúp họ có thể bỏ đi mối lo về mức sinh lời thực tế khi gửi tiền vào ngân hàng. Mặt khác, trong giai đoạn này, các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản hay vàng đều không mang lại được mức sinh lời như mong muốn của khách hàng nữa. Sau động thái này của NHNN, mặc dù người dân ưu tiên chọn kênh ngân hàng để đầu tư phần vốn của mình, song tình hình huy động vốn của các NHTM có phần

chững lại do lãi suất huy động dưới 1 năm của ngân hàng nào cũng như nhau, đều là 7%, nên người tiêu dùng có xu hướng tìm đến các ngân hàng thương mại cổ phần lớn để gửi. Tất yếu những ngân hàng nhỏ sẽ khó lịng cạnh tranh. Tuy vậy, dù phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường tiền tệ, nhưng lượng vốn huy động của VPBank đã tăng 40,9% trong đó, nguồn tiền gửi từ KHCN tăng 43,7% so với năm 2012

và đạt mức 54.446 tỷ đồng. Có được thành quả này là do những chính sách điều hành hiệu quả, cùng với sự nỗ lực của cán bộ nhân viên, sự đổi mới mạnh mẽ trong các kênh phân phối theo mơ hình ngân hàng hiện đại. Và quan trọng nhất là các sản phẩm huy động vốn ngày càng phong phú đi liền với những chương trình khuyến mại hấp dẫn được tung ra ngay từ đầu năm như: “Tiết kiệm tài lộc - Tết sum vầy”, đặc biệt năm 2013

là năm kỷ niệm 20 năm thành lập ngân hàng, do đó, VPBank đã triển khai chương trình khuyến mãi “Quà tặng tri ân - Thay lời cảm ơn” dành cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm bằng VND/USD/EUR trên toàn hệ thống với tổng giá trị giải thưởng hơn 5,5 tỷ đồng. Chương trình đã thu hút được 9.500 khách hàng trong đó có hơn 1.000 khách hàng mới.

Sang đến năm 2014, nền kinh tế vẫn phục hồi một cách chậm chạp, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp ở mức 4,09% - thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục giảm lãi suất huy động 1 - 1,5% về mức 5 - 7%/năm đồng thời duy trì mức chênh lệch trần lãi suất của VND và USD đủ để hấp dẫn người gửi tiền duy trì gửi tiền bằng VND. Tiếp tục chiến lược đã thực hiện trong năm 2013, ngoài những sản phẩn huy

động thơng thường, VPBank tích cực triển khai thêm những sản phẩm mới, sản phẩm chuyên biệt, gia tăng tiện tích cho khách hàng như: “Tiết kiệm bảo toàn thịnh vượng”, “Chứng chỉ tiền gửi Ghi danh dài hạn”, “Easy Savings@Kid”... cùng với những chương

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng vốn huy động từ KHCN 3787 6 100% 54446 100% 63372 100% Tiền gửi có kỳ hạn 3401 3 89,8% 49056 90,1% 56211 88,7%

Tiền gửi không kỳ hạn

3863 10,2% 5390 9,9% 7160 11,3%

kỳ này là tài khoản trả lương... Nhờ tất cả những cố gắng và nỗ lực trên, nguồn vốn huy động của VPBank đã tăng 29,23%, trong đó nguồn tiền gủi huy động từ KHCN tăng 16,4% so với năm 2013. Mặc dù mức tăng trưởng thấp hơn năm 2013 tuy nhiên so với mức tăng trưởng huy động khách hàng 16% của tồn ngành ngân hàng thì kết quả này của VPBank cũng là một kết quả đáng khích lệ.

Về mặt cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng thì nguồn tiền gửi từ KHCN ln chiếm tỷ trọng lớn và có vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù vốn huy động từ KHCN có quy mơ nhỏ nhưng lại lớn về số lượng và đặc biệt có tính ổn định cao do hầu hết tiền gửi của KHCN tại ngân hàng là tiền gửi tiết kiệm.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: tỷ đồng

CƠ CẤU TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG

0 120000 100000 80000 60000 40000 20000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

□ Tiền gửi KHCN ■ Tiền gửi TCKT □ Đối tượng khác

Bắt đầu từ năm 2012, song song với việc xác định mục tiêu và định hướng chiến lược, VPBank cũng xác định rõ ràng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là phân khúc KHCN và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ta có thể thấy, trong giai đoạn 2012 - 2014, tiền gửi của KHCN luôn chiếm phần lớn trong tổng vốn huy động từ khách hàng, khoảng

60%. Điều này khẳng định, ngân hàng đã đi đúng theo kế hoạch đề ra. Mặt khác, đây cũng là cơ cấu hợp lý mà ngân hàng cần duy trì.

Việc gia tăng số dư tiền gửi của dân cư và số dư tiền gửi của KHCN của VPBank cũng như rất nhiều ngân hàng khác chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tiền gửi có kỳ hạn, nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn chiếm tỷ lệ thấp. Tỷ trọng tiền gửi khơng kỳ hạn thấp vì tiền gửi này khơng mang lại lợi nhuận cao do tính linh hoạt của nó. Bên cạnh đó, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu vì mục tiêu thu lãi chứ khơng vì mục tiêu thanh tốn. Do đó, với nhu cầu của khách hàng, ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức mới của tiền gửi có kỳ hạn như các sản phẩm gửi ngày, gửi tuần, gửi tháng có lãi suất cao hơn nhiều tiền gửi khơng kỳ hạn, ngồi ra có những loại sản phẩm tiết kiệm linh hoạt giúp khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VPBANK khoá luận tốt nghiệp 492 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w