Kiến nghị với Ngânhàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý nợ tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 608 (Trang 88 - 91)

Sơ đồ 3.1 : Mơ hình cấp tín dụng theo tư vấn của WB

3.3 Một số kiến nghị

3.3.2 Kiến nghị với Ngânhàng Nhà nước

Là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN có ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý nợ xấu của các NHTM. Để góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và tiến tới thực hiện cơng tác quản lý nợ xấu hiệu quả hơn thì NHNN nên:

Thứ nhất, NHNN cần có sự điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với từng thời kỳ để

tạo điều kiên thuận lợi cho hoạt động của các NHTM cũng như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế.

Thứ hai, NHNN cần xây dựng hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng hiện đại và hiệu

Nam nhằm sát sao hơn nữa hoạt động thanh tra, giám sát NHTM đối với công tác bảo đảm chất lượng tín dụng và quản lý nợ xấu. Một hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả sẽ góp phần xác định chính xác tình hình nợ xấu, phát hiện những vi phạm liên quan đến hoạt động tín dụng và tham mưu cho NHNN những biện pháp xử lý kịp thời.

Thứ ba, NHNN nên có những quy định linh hoạt hơn trong vấn đề xóa nợ, miễn giảm lãi

đối với các khoản nợ đã được xử lý dự phịng rủi ro tín dụng và đang được hạch tốn ngoại bảng. Tiêu biểu là hiện nay theo thơng tư 02/2013/TT-NHNN thì nợ đã xóa theo ngoại bảng được tiếp tục theo dõi với thời gian tối thiểu là 5 năm, con số này đôi khi là bất hợp lý bởi lẽ với các khoản nợ đã xóa mà sau một thời gian khách hàng đã khơng cịn tồn tại... nữa thì việc hạch tốn ngoại bảng khơng đạt được mục đích của nó là tích cực thu hồi lại.

Thứ tư, NHNN cần đảm bảo cho VAMC hoạt động một cách minh bạch, cơng khai và

tiếp tục hồn thiện hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC theo hướng: công tác chuyển nhượng các khoản nợ xấu từ các TCTD cần phải được quy định rõ ràng với hành lang pháp lý thơng thống nhất; chỉ nên mua các khoản nợ mà VAMC có khả năng xử lý tốt hơn các TCTD; triển khai thực hiện việc mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường; tiến tới bán các khoản nợ cho các nhà đầu tư Quốc tế....

Thứ năm, NHNN nên để cho CIC tăng tính chủ động trong hoạt động của mình. CIC

hoạt động với mục đích chính là hỗ trợ các NHTM về mặt thông tin trong quá trình đánh giá khách hàng nhưng có một tồn tại là phương thức mà CIC lấy nguồn báo cáo tài chính để phân tích lại lấy từ chính NHTM trên cơ sở yêu cầu NHTM cung cấp miễn phí rồi phân tích chính bản báo cáo tài chính đó để lấy thơng tin trả lời cho ngân hàng. Như vậy, sẽ làm giảm tính khách quan trong vấn đề tìm hiểu doanh nghiệp của NHTM. Để cải thiện điều này thì CIC nên khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau hơn nữa, đặc biệt là từ cơ quan thuế. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần phải tích cực hỗ trợ cho hoạt động của CIC bằng cách đưa ra các quyết định liên quan tới việc hợp tác cung cấp thông tin khách hàng giữa các ngân hàng và CIC. Có như vậy thì CIC mới có thể cung cấp thơng tin trả lời cho các ngân hàng một cách hữu ích nhất.

Thứ sáu là NHNN cần xem xét và tiến tới đưa các tiêu chuẩn Quốc tế về quản trị rủi ro

và xử lý nợ xấu áp dụng với toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ các kinh nghiệm quản lý nợ xấu ở một số quốc gia, ta có thể thấy việc áp dụng các tiêu chuẩn theo

thơng lệ Quốc tế đã đem lại hiệu quả cao trong cơng tác quản lý nợ xấu của quốc gia đó. Bởi vậy dựa vào những kinh nghiệm đó, ta nên rút ra những bài học cho hệ thống ngân hàng của ta, nghiên cứu xem với điều kiện kinh tế như ở Việt Nam có những kinh nghiệm gì ta có thể áp dụng được những kinh nghiệm gì, khơng áp dụng được kinh nghiệm gì để từ đó đưa vào thực hiện sao cho hiệu quả nhất.

Thứ bảy là NHNN cần đưa ra các chính sách góp phần hình thành và phát triển thị

trường cơng cụ tài chính phái sinh. Với sự ra đời của thị trường này, các ngân hàng có thể sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh như các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn... không chỉ để phòng ngừa rủi ro mà cịn góp phần hỗ trợ thanh khoản và tìm kiếm lợi nhuận; cũng với thị trường này, ngân hàng có thể tiến hành chứng khốn hóa các khoản cho vay - đặc biệt là các khoản cho vay đã bị xếp vào các nhóm nợ xấu - nhằm tìm kiếm nguồn vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm mà từ đó có thể góp phần xử lý nợ xấu cho ngân hàng. Tuy nhiên thị trường chứng khoán phái sinh hiện nay gần như chưa hoạt động do thị trường này khá phức tạp, đòi hỏi hành lang pháp lý phải chặt chẽ tồn diện, thơng tin phải minh bạch, cơng khai...mà điều đó tại Việt Nam chưa thực hiện được.

Thứ tám là NHNN nên khuyến khích các ngân hàng sử dụng các mơ hình để lượng

hóa rủi ro tín dụng trong điều kiện sử dụng các mơ hình đã có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của Việt Nam. Việc làm này sẽ giúp cho các NHTM có thể lượng hóa chính xác hơn rủi ro mà minh có thể gặp phải, đảm bảo hoạt động của các NHTM Việt Nam chuyên nghiệp, an toàn hơn.

Thứ chín là NHNN cần tạo điều kiện cho thị trường mua bán nợ được vận hành thơng

thống, tiến hành bán nợ cho các nhà đầu tư nước ngoài với mục tiêu xử lý nợ xấu đồng thời thu hút vốn đầu tư. Năm 2015 là năm cuối cùng trong dự án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua qua Quyết định số 254/Qđ - TTg ngày 01 tháng 03 năm 2012, NHNN cần đẩy mạnh hơn việc tái cơ cấu ngành ngân hàng, tạo cơ khuyến khích thúc đẩy các Ngân hàng thực hiện tái cơ cấu, tiến hành hiện đại hóa theo xu hướng quốc tế, mua bán sáp nhập các ngân hàng phù hợp....

Một phần của tài liệu Quản lý nợ tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 608 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w