Sơ đồ 3.1 : Mơ hình cấp tín dụng theo tư vấn của WB
2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý nợ xấu của Vietcombank
2.3.1 Những kết quả đạt được
Giai đoạn 2012 - 2014, công tác quản lý nợ xấu của Vietcombank đạt được những kết quả tiêu biểu như sau:
Thứ nhất là, tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn nghiên cứu luôn ở dưới mức 3%, thấp hơn
khá nhiều so với tỷ lệ xấu kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông đưa ra, đồng thời cũng thấp tỷ lệ nợ xấu mặt bằng chung hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn chứng tỏ những định hướng và phương pháp của Vietcombank đưa ra trong thời gian qua là đúng đắn; từ đó tạo động lực để ngân hàng tiếp tục phát huy tốt hơn những kết quả đó trong tương lai.
Thứ hai là, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang được áp dụng đã đem lại kết quả
khả quan đã làm tăng chất lượng tín dụng tại Vietcombank. Các dự án nâng cao năng lực cạnh tranh như: Dự án phân tích hiện trạng và xây dựng lộ trình áp dụng Basel II; dự án hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, dự án KPIs... đã bước đầu thực hiện nhằm góp phần hỗ trợ cơng tác quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.
Thứ ba là, quy trình kiểm tốn nội bộ hoạt động tín dụng đã được thực hiện một cách
nghiêm túc và mang lại kết quả tích cực trong việc phát hiện những vi phạm, sai sót, yếu kém và rủi ro trong quy trình tín dụng. Vietcombank là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc xây dựng và thử nghiệm mơ hình đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp định lượng. Cùng với sự đầu tư về hệ thống công nghệ Ngân hàng hiện đại, mơ hình đo lường rủi ro tín dụng và kiểm tốn nội bộ hoạt động tín dụng đã góp phần đáng kể vào cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng cho ngân hàng để từ đó kịp thời có biện pháp cho phù hợp.
Thứ tư là, Vietcombank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng Thông
tư 02 và Thơng tư 09 vào phân loại nợ và trích lập dự phịng. Việc áp dụng Thơng tư 02 cho đến giờ vẫn bi nhiều ngân hàng ngần ngại áp dụng trực tiếp, bởi nó nó thể làm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên cao. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh và uy tín của ngân hàng. Đi trước trong công tác này, chứng tỏ Vietcombank luôn là một ngân hàng có tiềm lực tài chính tốt và chất lượng tín dụng đảm bảo hàng đầu trong hệ thống các ngân hàng VN.
Thứ năm là công tác thu hồi nợ xấu của Vietcombank trong giai đoạn này đạt được
nhiều kết quả khả quan. Doanh số thu nợ xấu nội bảng ngoại bảng liên tục tăng, đặc biệt là năm 2014, thu hồi nợ ngoại bảng của ngân hàng có một sự tăng trưởng lớn. Điều này cho thấy, Vietcombank khơng chỉ tích cực sử dụng các biện pháp thu hồi nợ nội bảng mà cịn tích cực sử dụng các biện pháp để thu hồi các khoản nợ đã được đưa ra theo dõi ngoại bảng. Biện pháp tăng cường trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý nợ xấu cũng đã được Vietcombank sử dụng một cách hợp lý.
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, thì cơng tác quản lý nợ vẫn cịn một số tồn tại đáng được kể đến như:
Thứ nhất là tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, doanh số thu hồi nợ xấu có xu hướng tăng nhanh
nhưng chưa thực tốt. Thực tế cho thấy, khách hàng luôn mong muốn được vay nhiều trong thời gian dài nhưng ngân hàng thì chỉ giới hạn cho khách hàng vay trong một số tiền nhất định và trong thời gian nhất định. Hiện tượng đảo nợ là việc bị cấm trong hoạt động ngân hàng, nhưng khách hàng ln có những hành vi mà xét trên tồn hệ thống thì hiện tượng khách hàng vay để trả nợ lại đang diễn ra. Khách hàng không thể
vay thêm tại một ngân hàng để trả nợ cho chính ngân hàng đó, hành vi đó sẽ dễ dàng bị kiểm tốn nội bộ phát hiện ra bởi vậy trên thực tế khách hàng thường có 3 cách làm. Cách thứ nhất là khách hàng vay của nhiều ngân hàng khách nhau với chu kỳ khác nhau. Cách thứ hai là một khách hàng nhưng họ mượn danh người khác mở nhiều công ty để vay vốn ngân hàng với nhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau. Cách thứ ba là họ dựa vào sự can thiệp của một bên thứ ba, khách hàng vay tiền của bên thứ ba đó để trả nợ cho ngân hàng rồi lại lập một hồ sơ vay vốn mới lấy tiền tra cho bên chứ ba. Rõ ràng như vậy nợ xấu của ngân hàng giảm, chất lượng tín dụng bề ngồi trở lên tốt hơn. Nhưng về bản chất, nợ xấu không hề biến mất, chất lượng tín dụng cũng không hề được cải thiện. Đây là mặt tồn tại ở hầu hết các ngân hàng chứ không xét riêng tại Vietcombank.
Thứ hai là nợ xấu của Vietcombank vẫn chiếm giá trị cao, trong đó lại chủ yếu là nợ
nhóm 5. Chỉ riêng năm 2014, nợ nhóm 5 của ngân hàng đã chiếm hơn một nửa trong tổng giá trị nợ xấu. Điều này là tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho ngân hàng. Khả năng ngân hàng không thu hồi được nợ và phải dùng đến các nguồn khác của ngân hàng để bù đắp. Như vậy nợ nhóm càng lớn thì nguy cơ mà ngân hàng phải sử dụng đến các nguồn bù đắp càng lớn và từ đó ảnh hưởng đến nguồn lợi nhuận dùng để tăng tiềm lực cho ngân hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng khá biến động dù tỷ lệ này vẫn ở mức thấp nhưng điều đó cũng là khá rủi ro cho ngân hàng. Ví thử như năm 2014, nếu nửa cuối năm ngân hàng khơng có biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả thì kết quả cho năm 2014 ngân hàng sẽ có tỷ lệ nợ xấu là khá cao.
Thứ ba là chính sách quản lý rủi ro tín dụng chưa hoàn thiện. Việc phân cấp thẩm
quyền quyết định đã góp phần rất lớn trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng nhưng đồng thời điều đó cũng khiến cho q trình ra quyết định cấp tín dụng đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền của chi nhánh trở lên kém khách quan, tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Thêm vào đó là việc thẩm định rủi ro tại Phịng quản lý rủi ro tại Hội sở chính chủ yếu được thực hiện trên cơ sở những hồ sơ đề xuất của Chi nhánh, bản thân cán bộ của Phòng quản lý rủi ro tại Hội sở cũng thiếu sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên việc thẩm định rủi ro chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Như vậy ta cũng thấy một điều rằng, chỉ đối với những khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội sở chính mới được thẩm định rủi ro, còn các khoản vay mà Chi nhánh có thẩm quyền quyết định thì khơng được thực hiện thẩm định rủi ro. Hay nói
cách khác ở Chi nhánh khơng có bộ phận thẩm định rủi ro độc lập. Đây có thể là một kẽ hở để dẫn đến rủi ro tín dụng, dễ làm phát sinh nợ xấu.
Thứ tư là công tác theo dõi, giám sát khoản vay kiểm tra sử dụng vốn vay chưa đạt
hiệu quả cao. Dù đã được các văn bản, quyết đinh nội bộ của ngân hàng hướng dẫn, nhưng một thực tế là công tác theo dõi, giảm sát khoản vay vẫn cịn mang nặng tính hình thức, đối phó. Cán bộ ngân hàng thực hiện những công việc này vẫn chưa bám sát vào tình hình kinh doanh thực tế của khách hàng mà chỉ tiến hành kiểm tra mang tính hời hợt...Bởi vậy mà nội dung trên biên bản kiểm tra trình lên cấp trên đã khơng phản ánh được những điểm đáng lưu ý về tình hình kinh doanh của khách hàng, khơng xác định được những dấu hiệu cho thấy tiềm ẩn nguy cơ rủi ro....
Thứ năm là chất lượng công tác thẩm định tài sản bảo đảm chưa đạt được kết quả cao.
Tài sản bảo đảm được xem nguồn thu nợ thứ hai khi khách hàng khơng thể hồn trả lại tiền vay cho ngân hàng, nên nhiều ngân hàng đã tách quy trình thẩm định tài sản bảo đảm ra khỏi khỏi quy trình thẩm định cho vay. Đối với Vietcombank, quy trình thẩm định tài sản bảo đảm vẫn cịn nằm trong quy trình thẩm định cho vay. Bởi vậy cơng tác này có phần bị coi nhẹ đi. Việc đánh giá khơng chính xác những vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm có thể gây khó khăn trong cơng tác xử lý nợ sau này cho ngân hàng.
Thứ sáu là chất lượng cán bộ trong cơng tác thẩm định cịn chưa đồng đều, trình đọ thẩm
định còn nhiều yếu kém. Cán bộ làm cơng tác thẩm định có trình độ khơng đồng đều dẫn đến cơng tác điều hành, quản lý đối với hoạt động tín dụng khá khó khăn. Cán bộ tín dụng có trình độ hạn chế làm cho cơng tác thẩm định không đạt được hiệu quả như mong muốn khả năng phát hiện rủi ro tín dụng đối với khoản vay trở lên khó khăn hơn. Hơn thế nữa là những cán bộ có năng lực kém cịn hạn chế trong việc nắm bắt tinh thần chỉ đạo của cấp trên cũng như những văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, dẫn đến quá trình triển khai thực hiện nghiệp vụ tín dụng khơng trơi chảy. Và đó cũng có thể là một yếu tố dẫn đến rủi ro tín dụng.
2.3.3 Nguyên nhân chủ yếu
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan
Một phần lớn những hạn chế của ngân hàng vẫn xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan. Đối với Vietcombank, những nguyên nhân chủ quan chủ yếu là:
Thứ nhất là chính sách quản lý rủi ro tín dụng đơi chỗ cịn bất cập. Như ta đã biết, một
chinh sách quản lý rủi ro tín dụng khơng hồn thiện sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến phát sinh nợ xấu. Với những mặt cịn bất cập như đã phân tích ở phần trên thì những chính sách này vẫn chưa thể phát huy được vai trị của mình trong cơng tác quản lý rủi ro.
Thứ hai là thiếu bộ phận thẩm định tài sản bảo đảm độc lập, chuyên nghiệp. Điều đó là
nguyên nhân dẫn đến chất lượng thẩm định tài sản tại Vietcombank còn chưa đạt được chất lượng cao. Việc nhận tài sản bảo đảm đến thẩm định tài sản bảo đảm cho các khoản vay đều do cán bộ khách hàng/đầu tư dự án thực hiện. Mà thực tế là họ chưa hẳn đã có nghiệp vụ chuyên sâu về công tác thẩm định. Đặc biệt là công tác định giá tài sản, việc định giá không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến giá trị cấp tín dụng do đó mà việc định giá khơng hợp lý sẽ dễ dẫn đến rủi ro.
Thứ ba là chưa có bộ phận kiểm tra và giám sát khoản vay độc lập. Nguyên nhân
khiến cho công tác kiểm tra, giám sát khoản vay chưa đạt hiệu quả là do chưa có bộ phận kiểm tra giám sát khoản vay độc lập với bộ phận tín dụng. Hiện tại, ở Vietcombank thì cán bộ trực tiếp quản lý khách hàng sẽ thực hiện những công việc này. Cán bộ khách hàng vừa là người thẩm định, cho vay và giám sát thì rủi ro sẽ là vơ cùng lớn, khơng chỉ rủi ro đạo đực của cán bộ ngân hàng mà đơi khi cịn là ý nghĩ chủ quan của nhân viên ngân hàng cũng có thể gây ra rủi ro.
Thứ tư là chính sách tuyển dụng và đào tạo nhân viên chưa phù hợp. Thực trạng chung về
mặt nhân sự của các ngân hàng hiện nay là chất lượng nhân viên chưa đồng đều, nhiều cán bộ có chun mơn nghiệp vụ cịn chưa thực sự đáp ứng tốt nhu cầu công việc. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do cơng tác tuyển dụng cán bộ cịn chưa được chú trọng đúng người, đúng việc, cơng tác đào tạo cịn chưa được đầu tư đúng mức...
Thứ năm là do công tác xử lý nợ xấu còn chưa quyết liệt. Mặc dù những kết quả trong
công tác xử lý nợ xấu của Vietcombank trong thời gian qua là khá tốt. Những chính sách, quy trình thủ tục đưa ra đều khá đúng đắn, nhưng việc thực hiện cịn có những thời điểm chưa tích cực, chưa quyết liệt, vẫn cịn tạo ra những kẽ hở để khách hàng có cơ hội lừa đảo, hoặc chậm thời hạn trả nợ.
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan
Những hạn chế vẫn còn tồn tại của ngân hàng một phần bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan như sau:
Chỉ tiêu Kế hoạch năm2015 Mức tăng trưởng so với năm 2014_______ Tổng tài sản_______________________________ 643 343__________ 11.50%
Huy động vốn từ nền kinh tế__________________ 472 869__________ 12.00%____________ Dư nợ tín dụng ________________________ 365 365__________ 13.00%____________ Lợi nhuận trước thuế________________________ 5 900 0.41%
Trích quỹ dự phịng_________________________ 5 500
_________________
20.46%____________
Thứ nhất là nền kinh tế vẫn còn trong giai đoạn suy thoái. Dù đã một thời gian tương
đối sau thời điểm cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âu diễn ra nhưng những nước ta nói riêng vẫn chịu ảnh hưởng khá lớn từ nó. Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây vẫn trong tình trạng khó khăn với lạm phát vẫn cịn ở mức cao, công cuộc phá băng thị trưởng bất động sản vẫn chưa thực sự đạt được nhiều kết quả, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng chỉ ở mức “khiêm tốn” ... đã gây khơng ít khó khăn cho các doanh nghiệp, cá nhân... Thậm chí có rất nhiều doanh nghiệp đã thua lỗ lớn trong nhiều năm, phá sản...; nhiều người bị giảm thu nhập thậm chí mất việc, khơng có thu nhập trong thời gian dài. Từ đó mà họ mất khả năng thanh tốn cho các Ngân hàng, ngành Ngân hàng cũng vì thế mà phải đối mặt với nguy cơ nợ xấu tăng cao trong đó có cả Vietcombank.
Thứ hai là mơi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng của nước ta hiện nay còn
chưa thuận lợi cho các hoạt động của ngân hàng. Các quy định liên quan đến tài sản bảo đảm, thủ tục khởi kiện, phát mại rườm ra, phức tạp và nhiều bất cập khác. Các thị trường như thị trường nợ, công cụ tài chính phái sinh cũng chưa được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Điều này khiến cho công tác quản lý nợ xấu của các ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng có phần khó khăn hơn.
Ket luận Chương 2
Trên cơ sở lý luận ở chương 1, chương 2 đã đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề sau:
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong giai đoạn 2012 - 2014.
Phân tích thực trạng nợ xấu của Vietcombank trong thời gian qua và lý giải một số nguyên cơ bản dẫn đến tình trạng nợ xấu của ngân hàng.
Nghiên cứu thực trạng quản lý nợ xấu tại Vietcombank để từ đó thấy được những thành tựu, những hạn chế của ngân hàng kèm theo những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém đó để làm cơ sở đưa ra giải pháp cho ngân hàng.
Chương 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VN