Sơ đồ 3.1 : Mơ hình cấp tín dụng theo tư vấn của WB
1.3 Công tác quản lý nợ xấu củangân hàng thương mại
1.3.2 Nội dung quản lý nợ xấu
Về cơ bản, quản lý nợ xấu được hiểu là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó, tăng cường các biện pháp nhằm phịng ngừa và hạn chế nợ xấu phát sinh, đi kèm với việc xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh để từ đó làm tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Như vậy, nội dung của quản lý nợ xấu sẽ bao gồm hai vấn đề dưới đây.
1.3.2.1 Phòng ngừa nợ xấu phát sinh
a. Xây dựng và thực hiện tốt chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng, quy định, chi phối hoạt động tín dụng do HĐQT của ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép của NHNN. Chính sách tín dụng có vai trị hướng dẫn các bộ tín dụng trong việc thực hiện công việc, tạo ra một cơ chế đảm bảo thống nhất trong toàn bộ ngân hàng và tạo cơ sở cho việc điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng một cách chủ động. Nhờ đó, việc xây dựng chính sách tín dụng hợp lý và thực hiện nó một cách linh hoạt, hiệu quả là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa nợ xấu.
b. Tuân thủ chặt chẽ các giới hạn tín dụng
Việc tuân thủ đúng các giới hạn cấp tín dụng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự an tồn của ngân hàng. Nó giúp ngân hàng giảm thiểu sự tập trung cho vay vào một vài đối tượng, một vài ngành nghề từ đó giúp hạn chế rủi ro tập trung danh mục và hạn chế nợ xấu phát sinh.
Theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, một số giới hạn tín dụng áp dụng cho các đối tượng khách hàng bao gồm:
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng khơng được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan khơng được vượt q 25% vốn tự có của ngân hàng. - Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối cới tất cả các khách hàng để đầu tư, kinh
doanh cổ phiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệ của ngân hàng.
Trong đó, tổng mức dư nợ cấp tín dụng bao gồm tổng số dư nợ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN. Và thuật ngữ “người có liên quan” được quy định cụ thể tại khoản 15 điều 3 thông tư 36/2014/TT-NHNN.
c. Chú trọng hoạt động KTNB hoạt động tín dụng.
KTNB hoạt động tín dụng đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc phịng ngừa nợ xấu phát sinh. KTNB sẽ đánh giá tính nghiêm túc, đúng đắn trong việc xây dựng và tổ chức
thực hiện nghiệp vụ tín dụng; xác định tính phù hợp của các khoản vay, tính chính xác, trung thực, phù hợp của các số liệu kế toán; phát hiện những sơ hở trong hoạt động tín dụng, những rủi ro và tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng; từ đó, hoạt động KTNB có thể hạn chế cho vay các đối tượng không phù hợp, giảm thiểu khả năng một khoản vay đã được chấp nhận trở thành nợ xấu. KTNB hoạt động tín dụng làm được điều đó bởi hoạt động kiểm tốn thực hiện các nội dung sau:
Thứ nhất là KTNB đánh giá rủi ro của nghiệp vụ tín dụng. Đây là công việc đầu tiên khi
thực hiện kiểm tốn nghiệp vụ tín dụng. Việc này sẽ đánh giá 2 cấp độ rủi ro của đối tượng là rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt, để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro.
Thứ hai là kiểm tốn cơ cấu tín dụng, bao gồm: kiểm tốn việc triển khai chính sách
tín dụng; kiểm tốn tốc độ tăng trưởng tín dụng; kiểm toán mức độ tập trung dotín dụng và kiểm tốn chất lượng tín dụng để từ đó xác định rủi ro tín dụng và hiệu quả của hoạt động tín dụng.
Thứ ba là kiểm tốn tổ chức và thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng. Hoạt động này
sẽ đánh giá, kiểm tra việc tổ chức, chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng có hiệu quả, có khoa học khơng; đánh giá quy trình tín dụng được quy định bằng văn bản có hiệu quả tối ưu khơng và các quy định về quy trình nghiệp vụ tín dụng có được tuân thủ nghiêm túc trên thực tế hay khơng.
Thứ tư là kiểm tốn các khoản cho vay. Hoạt động này sẽ giúp ngân hàng đánh giá về
chất lượng và độ tin cậy của các thông tin, về chấp hành pháp luật, chính sách của các chi nhánh liên quan đến khoản vay, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về biện pháp, giải pháp để chỉnh sửa, khắc phục và ngăn ngừa những sai sót, vi phạm, từ đó hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.
d. Tăng cường kiểm soát sau khi cho vay
Kiểm sốt sau khi cho vay là việc vơ cùng quan trọng đối với ngân hàng, bởi lẽ sau khi khách hàng đã được chấp nhận cho vay, rủi ro rất dễ xảy ra. Sau khi cho vay, ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, vốn vay có được sử dụng đúng mục đích hay khơng, dự án có được thực hiện đúng tiến độ hay khơng; khách
hàng có trả nợ theo kế hoạch hay khơng, mức độ sử dụng vốn vay so với dự kiến như thế nào; TSBĐ của khách hàng có cịn giá trị như cũ hay khơng... Thực hiện tốt công tác kiểm
soát sau vay, ngân hàng sẽ phát hiện kịp thời những sai phạm của khách hàng, những dấu hiệu khơng thu hồi được nợ để từ đó có biện pháp xử lý cho thích hợp.
e. Các biện pháp phịng ngừa nợ xấu phát sinh khác
• Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm
Hệ thống cảnh báo sớm bao gồm các thủ tục và quy trình thích hợp để xây dựng một hệ thống cảnh báo tồn diện, mộ quy trình cảnh báo sớm điển hình bao gồm rất nhiều yếu tố cơ bản, trong đó tính cập nhật đầy đủ và chính xác thơng tin là then chốt. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm giúp ngân hàng chủ động lường trước được những thiệt hại có thể xảy ra từ các khoản tín dụng và tìm kiếm các biện pháp xử lý trước.
• Xây dựng và hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho phép ngân hàng đánh giá khách hàng theo thiêu chí đinh lượng. Nó phân khách hàng vào các nhóm khác nhau, giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc xử lý và đưa ra các biện pháp thích hợp cho từng nhóm nhóm khách hàng.
• Phân loại nợ và trích lập dự phịng hợp lý
Dựa trên các quy định hiện hành, ngân hàng tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phịng cụ thể để xử lý các rủi ro có thể xảy ra, dự phịng chung cho những tổn thật chưa xác định được trong q trình phân loại nợ và trích lập dự phịng cụ thể.
• Nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức của CBTD
CBTD có chun mơn thì sẽ đánh giá chính xác mức độ rủi ro, tính sinh lời của khoản vay, từ đó có những quyết định cho vay hợp lý. Phẩm chất đọa đức của CBTD tốt thì sẽ hạn chế được rủi ro cho ngân hàng do tình trạng nhân viên trục lợi cá nhân.
1.3.2.2 Xử lý nợ xấu
Các biện pháp xử lý nợ xấu bao gồm:
a. Hơ trợ khách hàng tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và tái cơ cấu lại nợ
Ngân hàng thường hỗ trợ khách hàng tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp nếu như khách hàng
có khoản nợ xấu nhưng thuộc vào nhóm đối tượng mong muốn phục hồi và có khả năng phục hồi cao. Khi hỗ trợ khách hàng, ngân hàng phải tiến hành quản lý giám sát chặt chẽ, đảm bảo rằng bên vay đang thực hiện đúng các hoạt động cần thiết để cải thiện tình hình của họ. Ngân hàng có thể áp dụng các phương thức hỗ trợ khách hàng như sau:
Thứ nhất là cho khách hàng vay thêm một khoản vay mới. Phương pháp này ít được
ngân hàng sử dụng. Bởi lẽ, như vậy rủi ro cho ngân hàng càng lớn, nếu khách hàng thực hiện tái cơ cấu thất bại thì khách hàng không những không trả được cho ngân hàng khoản nợ cũ mà còn tiếp tục nợ thêm khoản vay mới.
Thứ hai là điều chỉnh kỳ hạn nợ. Việc điều chỉnh kỳ hạn nợ thong thường được thực
hiện qua việc hoãn hoặc/và giảm khối lượng nợ gốc phải thanh tốn của kỳ hạn nợ, nhưng khơng được giảm tổng số dư nợ phải trả.
Thứ ba là gia hạn nợ. Đây là phương án tránh áp lực trả nợ cho khách hàng, để hỗ trợ
khách hàng tiếp tục kinh doanh nhưng rủi ro cho ngân hàng cũng là khá cao.
Thứ tư là giảm, miễn một phần nợ lãi vay phải trả. Điều này phụ thuộc vào thiện chí trả nợ
của khách hàng và tuân thủ theo quy định hiện hành của nhà nước mà ngân hàng có thể chịu để mất đi một phần doanh thu của mình nhằm tận thu hồi được nguồn vốn đã cho vay.
b. Nâng cao lãi suất, phạt lãi suất
Một khoản vay trở thành nợ xấu khơng chỉ bởi khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh mà đôi khi là do khách hàng cố tình khơng muốn trả nợ cho ngân hàng. Nâng cao lãi suất, phạt lãi suất là phương án mà ngân hàng chỉ áp dụng với khách khơng có thiện chí trả nợ. Mục đích chính của ngân hàng là nhằm tạo áp lực cho khách hàng, buộc họ phải hoàn trả khoản vay cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc xác định đâu là đối tượng khách hàng thực sự đang gặp khó khăn trong kinh doanh, đâu là đối tượng khơng có thiện chí trả nợ là vơ cùng khó khắn. Bởi lẽ, những đối tượng khơng có thiện chí trả nợ cũng ln ỷ vào lý do mình gặp khó khăn để xin ngân hàng hỗn nợ, gia hạn nợ... Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có theo dõi, giám sát chặt chẽ, phân tích đánh giá một cách chính xác để có áp dụng phương án này một cách hiệu quả nhất.
c. Xử lý TSBĐ, đòi nợ bên bảo lãnh.
Đối với những khoản nợ xấu khơng thể cơ cấu lại, khách hàng khơng có khả năng phát triển hay cố tình chây ỳ trong việc trả nợ... NHTM có thể chủ động xử lý các TSBĐ nợ vay để tất tốn khoản nợ. Ngân hàng có thể xử lý TSBĐ theo hình thức: bên bảo đảm trực tiếp bán tài sản cho người mua; NHTM trực tiếp bán tài sản cho người mua hoặc tổ chức đấu giá.
Đối với các khoản vay có thế chấp quyền địi nợ hoặc có bên thứ ba bảo lãnh, NHTM nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ 3 này. Bên thứ ba có thể là cơng ty bảo hiểm trong trường hợp thế chấp quyền thụ hưởng tiền bảo hiểm; có thể là một NHTM khác khi họ là người đứng ra bảo lãnh cho khách hàng vay vốn tại ngân hàng mình.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc xử lý TSBĐ của ngân hàng là không dễ dàng. Thời gian xử lý một TSBĐ có thể kéo dài tới 3 - 4 năm, ngân hàng gặp khó khăn, vướng mắc với các quy định của pháp luật trong quá trình xử lý TSBĐ, đồng thời cũng tốn kém thêm nhiều khoản chi phí cho q trình này.
TSBĐ của khách hàng khá đa dạng tuy nhiên chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu vẫn là bất động sản. Trong những năm gần đây, thị trưởng bất động sản đã có dấu hiệu ấm dần lên sau một thời gian dài đóng băng, nhưng điều đó khơng đồng nghĩa với việc xử lý TSBĐ là bất động sản của ngân hàng diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn. Việc định giá TSBĐ là một trong những vấn đề khó nhất, ngân hàng hầu như khơng có khả năng định giá chính xác giá trị của TSBĐ. Do đó với ngân hàng, khơng phải lúc nào phương án xử lý TSBĐ cũng được lựa chọn.
d. Mua - bán nợ
Bán nợ cũng là một trong những phương án mà gần đây được các NHTM lựa chọn. So với các phương án trên, xử lý nợ xấu bằng phương pháp có thể sẽ nhanh chóng hơn, chi phí kèm theo sẽ thấp hơn. Nhưng, với những khoản nợ mà ngân hàng buộc phải bán đi thường đã bị giảm giá trị nhiều, do đó, khoản tiền mà ngân hàng thu về thường là khơng đủ để bù đắp nguồn vốn mà ngân hàng đã cho vay.
Các ngân hàng có thể bán nợ cho cơng ty mua - bán nợ do ngân hàng thành lập, cho công ty mua - bán nợ của một tổ chức khác thành lập hoặc cũng có thể bán nợ cho cơng ty mua bán nợ của Chính phủ. Với việc bán nợ này, ngân hàng sẽ giảm bớt khó khăn trong việc định giá TSBĐ, bởi lẽ, các cơng ty mua - bán nợ có bộ phận chuyên trách trong việc thẩm định và định giá TSBĐ. Ở Việt Nam hiện nay, việc thành lập và đưa vào hoạt động công ty mua bán nợ VAMC đã góp phần khơng nhỏ trong việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
e. Xử lý bằng quỹ DPRR
Quỹ DPRR được trích lập từ nguồn lợi nhuận của các NHTM nhằm bù đắp những tổn thất trong hoạt động kinh doanh. NHTM phải phân loại các khoản nợ xấu xem loại nào
thì được xử lý bằng quỹ DPRR. DPRR được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt động của NHTM. Việc sử dụng dự phòng cần phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của NHNN (thông tư 02/2013/TT-NHNN).
Ngồi các biện pháp trên, NHTM cịn có thể sử dụng biện pháp chứng khốn hóa các khoản nợ xấu và xin sự trợ giúp của Chính phủ. Tuy nhiên hai biện pháp này khá hạn chế. Đối với chứng khốn hóa, đây có thể là một phương án hữu hiệu nhưng hiện nay ở Việt Nam các quy định luật pháp về chứng khốn hóa vẫn cịn thiếu và yếu, thị trường dành cho các chứng khốn hóa từ nợ chưa phát triển, do đó hoạt động này chưa phổ biến. Đối với sự trợ giúp của Chính phủ thì thường chỉ được áp dụng cho các khoản vay theo chính sách của Chính phủ. Thực chất các khoản vay theo chính sách được coi như khoản vay có bảo lãnh từ bên thứ ba là Chính phủ. Do vậy, khi Ngân hàng khơng thể thu hồi được nợ từ khách hàng thì Chính phủ phải đứng ra giải quyết cho Ngân hàng.