Tình hình quản lý nợ xấu tại Vietcombank

Một phần của tài liệu Quản lý nợ tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 608 (Trang 60 - 72)

Sơ đồ 3.1 : Mơ hình cấp tín dụng theo tư vấn của WB

2.2 Thực trạng công tác quản lý nợ xấu tại Vietcombank

2.2.3 Tình hình quản lý nợ xấu tại Vietcombank

Nội dung công tác quản lý nợ xấu tại Vietcombank cũng được chia ra làm 2 nội dung chính đó là cơng tác ngăn ngừa nợ xấu phát sinh và công tác xử lý nợ xấu. Cả hai nội dung này, Vietcombank đều có những văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất trên tồn hệ thống.

2.2.3.1 Cơng tác ngăn ngừa nợ xấu phát sinh

Với nội dung này, Vietcombank đã triển khai thực hiện một số biện pháp dưới đâu nhằm ngừa nợ xấu phát sinh.

a. Xây dựng và thực hiện tốt chính sách tín dụng

Hiện nay, hoạt động tín dụng của Vietcombank đang được hướng dẫn bởi Quyết định 228/QĐ-NHNT.HĐQT do Hội đồng Quản trị ban hành 02/10/2006. Trong đó quy định về: điều kiện vay vốn; những nhu cầu vay bị hạn chế cho vay hoặc không cho vay; thời hạn cho vay; lãi suất cho vay; mức cho vay; trả nợ gốc và lãi vốn vay; hồ sơ vay vốn; thẩm định cho vay; phương thức cho vay; kiểm tra giám sát vốn vay... Tuy nhiên, đây mới chỉ là những quy định chung nhất của Vietcombank, căn cứ vào tình hình cụ

thể mà ngân hàng lại có những văn bản cụ thể, hướng dẫn chi tiết về chính sách tín dụng trong từng thời kỳ. Tiêu biểu là một số văn bản dưới đây:

Thứ nhất là, quyết định số 206/QĐ- NHNT.HĐQT do Tổng giám đốc của Vietcombank ban hành vào ngày 19/05/2010 quy định về giới hạn tín dụng đối với khách hàng. Theo đó, giới hạn tín dụng cấp với một khách hàng sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà người đó tham gia, xếp hạng tín nhiệm và tỷ lệ khấu trừ tối đa với tài sản bảo đảm của khách hàng (tỷ lệ này phụ thuộc vào loại tài sản bảo đảm của khách hàng).

Thứ hai là, quyết định số 277/QĐ-Vietcombank.CSTD do Tổng giám đốc Vietcombank ban hành ngày 07/05/2013 quy định về thẩm quyền phê duyệt tín dụng. Cụ thể là thẩm quyền xem xét và cấp tín dụng được Hội sở chính quy định giao cho từng chi nhánh. Trong giới hạn thẩm quyền này thì Chi nhánh được phép tự quyết định cấp tín dụng. Đối với những mức cấp tín dụng cao hơn mức đã được giao theo thẩm quyền thì Chi nhánh phải trình lên Hội sở chính xin phê duyệt.

Thứ ba là văn bản hướng dẫn về Quy trình nghiệp vụ tín dụng. Văn bản này hướng dẫn cè các thủ tục cần thiết, các giải pháp mang tính kĩ thuật trong q trình xét duyệt cho vay, kiểm tra khoản vay và thu hồi nợ nhằm bảo đảm tính thống nhất về thực hiện nghiệp vụ tín dụng trong tồn hệ thống và tn thủ chặt chẽ các quy định về pháp luật. Để hướng dẫn thêm về quy trình cho vay đối với khách hàng là tổ chức, Tổng giám đốc Vietcombank đã ban hành quyết định số 246/NHNT.CSTD ngày 22/07/2008. Theo đó, tại khâu lập báo cáo thẩm định và đề xuất, cán bộ khách hàng hoặc cán bộ đầu tư dự án phải xác định cấp đủ thầm quyền phê duyệt và ghi rõ trong báo cáo. Trường hợp nằm trong thẩm quyền của Chi nhánh thì cán bộ khách hàng trình giám đốc khách hàng phê duyệt, cịn trong trường hợp vượt quá thẩm quyền phê duyệt của giám đốc khách hàng thì cán bộ khách hàng chuyển hồ sơ cho phịng Quản lý rủi ro hội sở chính để thực hiện. Cán bộ rủi ro sẽ rà soát và phân tích lại, đánh giá rủi ro và lập ra báo cáo rà sốt rủi ro giới hạn tín dụng trình lên ít nhất 02 lãnh đạo phịng quản lý rủi ro phê duyệt rồi chuyển một bản về cho chi nhánh thực hiện các bước tiếp theo. Phòng quản lý nợ tại chi nhánh và hội sở sẽ thực hiện việc cập nhật dữ liệu, lưu trữ hồ sơ và tác nghiệp để giải ngân trong toán hệ thống. Sau khi cho vay thì ít nhất 6 tháng 1 lần, phịng khách hàng hoặc phòng đàu tư dự án phải thực hiện kiểm tra vốn vay, tài sản bảo đảm để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp có dấu hiệu

Tổng số điểm xếp hạng Phân loại rủi ro

Từ 94 đến 100 AAA Rủi ro rất thấp

Từ 88 đến dưới 94 AA+ Rủi ro rất thấp

Từ 83 đến dưới 88 AA Rủi ro tương đối thấp

Từ 78 đến dưới 83 A+ Rủi ro tương đối thấp

Từ 73 đến dưới 78 A Rủi ro tương đối thấp

rủi ro. Đến hạn, cán bộ quản lý nợ tính tốn, kiểm tra lãi, phí và giá trị nợ đến hạn phải thu, chuyển cho Trưởng phịng quản lý nợ hoặc kiểm sốt viên kiểm sốt lại và thơng báo cho bộ phận kế toán hoặc quản lý tài khoản khách hàng để thu nợ.

Đối với khách hàng là thể nhân (cá nhân và hộ gia đình) thì được hướng dẫn tại quyết định số 130/QĐ-NHNT.CSTD được ban hành vào ngày 12/08/2002. Theo đó, khách hàng là thể nhân sẽ được cấp tín dụng dựa trên tỷ lệ được vay trên tài sản bảo đảm. Nếu các khoản vay có tài sản là bảo đảm là bất động sản thì tỷ lệ vay trên tài sản bảo đảm là 70%; nếu tài sản bảo đảm là nhà ở thì tỷ lệ này là 60%. Cán bộ khách hàng chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, lập báo cáo cấp tín dụng sau đó trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quá trình giải ngân cũng được thực hiện thơng qua phịng Quản lý nợ, hồ sơ và các dữ liệu liên quan cũng được lưu giữ tại phòng này.

b. Chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng

Theo quyết định số 410/QĐ-Vietcombank.CSTD, việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng được thực hiện định kỳ 03 tháng/ 01 lần. Phương thức tiến hành là dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được lập thành phần mềm do Hội sở chính quản lý, cán bộ tại các Chi nhánh thực hiện nhập thơng tin tài chính và phi tài chính của khách hàng trên hệ thống, hệ thống sẽ tự cho điểm, xếp hạng khách hàng. Đối với những khách hàng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội sở chính thì Chi nhánh phải thông báo cho phịng Quản lý rủi ro tín dụng Hội sở chính để chấm điểm và xếp hạng tín dụng.

Theo quyết định số 117/QĐ-Vietcombank.CSTD do Tổng giám đốc Vietcombank ban hành, việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng được thực hiện theo những hệ thóng xếp hạng tín dụng nội bộ khác nhau (khách hàng là doanh nghiệp, thể nhân và định chế tài chính). Các hệ thống này đều tự động chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng do cán bộ khách hàng nhập vào và sau đó sẽ tổng hợp điểm số để xếp hạng khách hàng. Với thang điểm từ 0 đến 100 cho tất cả các khách hàng nhưng cách chia thang điểm và số hạng đối với từng nhóm khách hàng là khác nhau.

Từ 64 đến dưới 67 BB Rủi ro thấp

Từ 62 đến dưới 64 B+ Rủi ro thấp

Từ 60 đến dưới 62 B Rủi ro trung bình

Từ 58 đến dưới 60 CCC Rủi ro trung bình

Từ 54 đến dưới 58 CC+ Rủi ro trung bình

Từ 51 đến dưới 54 CC Rủi ro trung bình

Từ 48 đến dưới 51 C+ Rủi ro trung bình

Từ 85 đến dưới 48 C Rủi ro cao

Dưới 45 D Rủi ro rất cao

Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại rủi ro

Từ 91 đến 100 AAA Rủi ro thấp

Từ 81 đến dưới 91 AA Rủi ro thấp

Từ 75 đến dưới 81 A Rủi ro thấp

Từ 70 đến dưới 75 BBB Rủi ro trung bình

Từ 65 đến dưới 70 BB Rủi ro trung bình

Từ 60 đến dưới 65 B Rủi ro cao

Từ 55 đến dưới 60 CCC Rủi ro cao

Từ 50 đến dưới 55 CC Rủi ro cao

Từ 40 đến dưới 50 C Rủi ro rất cao

Dưới 40 D Nguồn: trích điều 9, Quyết định 117/QĐ-Vietcombank.CSTDRủi ro rất cao

Bảng 2.6: Thanh xếp hạng của hệ thống XHTDNB cho đối tượng khách hàng cá nhân và hộ gia đình tại Vietcombank

Từ 90 đến dưới 95 AA Rủi ro rất thấp

Từ 85 đến dưới 90 A+ Rủi ro rất thấp

Từ 80 đến dưới 85 A Rủi ro tương đối thấp

Từ 75 đến dưới 80 BBB Rủi ro tương đối thấp

Từ 70 đến dưới 75 BB+ Rủi ro tương đối thấp

Từ 65 đến dưới 70 BB Rủi ro thấp

Từ 60 đến dưới 65 B+ Rủi ro thấp

Từ 55 đến dưới 60 B Rủi ro thấp

Từ 50 đến dưới 55 CCC Rủi ro trung bình

Từ 45 đến dưới 50 CC+ Rủi ro cao

Từ 40 đến dưới 45 CC Rủi ro cao

Từ 35 đến dưới 40 C+ Rủi ro cao

Từ 30 đến dưới 35 C Rủi ro cao

Dưới 30 D Rủi ro rất cao

Nguồn: Quyết định số 117/QĐ-Vietcombank.CSTD

Bảng 2.7: Thang xếp hạng của hệ thống XHTDNB đối với khách hàng là định chế tài chính của Vietcombank

Dự phịng chung (tỷ đồng) 1 735 1 918 2 260

Số trích lập (hồn nhập) (tỷ đồng) 270 181 341

Dự phòng cụ thể (tỷ đồng) 3 558 4 533 4 783

Số trích lập (hồn nhập) (tỷ đồng) 3 277 3 272 4 647 Tổng số dự phòng rủi ro (tỷ đồng) 5 293 6 541 7 043 Tỷ lệ dự phòng rủi ro/Tổng nợ xấu (lần) 0.91 0.86 0.94

Nguồn: Quyết định số 117/QĐ-Vietcombank.CSTD

c. Phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro

Vietcombank là một trong những ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng thông tư 02/2013/TT-NHNN. Theo đó, việc phân loại nợ không chỉ dựa vào thời gian của khoản nợ như trước đây mà việc phân loại nhóm nợ hiện nay còn được căn cứ vào mức xếp hạng của khách hàng và đánh giá tình hình tài chính, phi tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng cùng với tham khảo kết quả từ CIC.

Việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của Vietcombank được thực hiện theo Thông tư 02/2013 và thơng tư 09/2014/TT-NHNN. Trong đó, dự phịng rủi ro tín dụng cụ thể được tính bằng tỷ lệ trích lập dự phịng theo nhóm nợ nhân với dư nợ gốc tại ngày 30 tháng 11 sau khi đã trừ đi giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm: Tỷ lệ dự phịng từ nhóm 1 đến nhóm 5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Vietcombank trích lập và duy trì khoản dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị số dư nợ cho vay và ứng trước khách hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 4 tại ngày 30 tháng 11.

phòng rủi ro đều tăng lên làm cho tổng quỹ dự phòng của ngân hàng qua các năm đều tăng lên đáng kể. Riêng quỹ dự phòng cụ thể của ngân hàng đã tăng từ 3 558 tỷ đồng vào năm 2012 lên 4533 tỷ đồng vào năm 2013 (tăng 27.4%). Chính sự tăng lên nhanh chóng của nợ nhóm 5 đã làm cho quỹ dự phịng cụ thể trong năm 2013 tăng lên khá nhiều. năm 2014, số dư quỹ dự phòng cụ thể của ngân hàng vẫn tăng lên mức 4 783 tỷ đồng, tăng chậm hơn so với năm trước, có thể là do nợ xấu của ngân hàng có sự giảm nhẹ trong khi tỷ lệ nợ nhóm 5 vẫn tăng lên làm quỹ dự phòng cụ thể tăng lên.

Nhìn chung, số dư dự phịng rủi ro tín dụng của Vietcombank trong giai đoạn này là khá cao, chứng tỏ Vietcombank luôn chủ động trong công tác bảo đảm khả năng chống đỡ với những khoản nợ có khả năng khơng thu hồi được. Tỷ lệ dự phịng rủi ro/tổng nợ xấu dao động ở mức 0.9 lần. Năm 2013 có sự sụt giảm về tỷ lệ này do tốc độ tăng nợ xấu nhanh hơn so với tốc độ tăng số dư dự phòng rủi ro của ngân hàng, nhưng năm 2014 thì ty lệ này lại tăng lên khá cao, xấp xỉ 1 do tổng nợ xấu của ngân hàng giảm xuống mà số dư dự phòng của ngân hàng vẫn tăng lên đáng kể.

d. Thực hiện nghiêm ngặt quy trình kiểm tốn nội bộ

Theo quy trình kiểm tốn nội bộ được ban hành kèm Quyết định số 45/QĐ-

NHNT.BKS của ban kiểm sốt ngày 18/09/2012 quy định về trình tư, phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm tốn, cách thức thực hiện cơng việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán và theo dõi, kiểm tra thực hiện kiến nghị sau kiểm toán. Các đợt kiểm toán cần phải định hướng được mức độ rủi ro của các nghiệp vụ và các đơn vị ,

Doanh số thu hồi nợ xấu (tỷ đồng)bộ phận điều hành, tác nghiệp của ngân hàng. Công tác đánh giá rủi ro khi thực hiện1 620 2 439 2 460

kế hoạch kiểm toán hàng năm được bao gồm: xác định mức độ rủi ro của từng đối tượng kiểm tốn trong đó bảng danh mục đối tượng kiểm toán được lập theo các bộ phận tác nghiệp và các lĩnh vực hoạt động tại ngân hàng. Bảng danh mục phải được cập nhật thường xuyên đối với sự thay đổi quy mơ, tính chất hoạt động của các bộ phận tác nghiệp, các lĩnh vực hoạt động để xác định đầy đủ các lĩnh vực tiềm ần rủi ro. Sau đó, cán bộ kiểm tốn tiến thực hiện chấm điểm tín rủi ro với thang điểm từ 01 đến 10 đối với từng chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu có một trọng số, trọng số này được thay đổi phù hợp theo từng thời kỳ. Điểm chấm rủi ro được chia thành 3 nhóm: rủi ro cao (từ 70 điểm trở lên), rủi ro trung bình ( từ 40 điểm tới dưới 70 điểm) và rủi ro thấp ( dưới 40 điểm). Trọng số, thang điểm và tiêu thức chấm điểm rủi ro do Kiểm toán nội bộ xây dựng và được Ban kiểm soát phê duyệt. Sau khi thực hiện xong, kiểm toán nội bộ sẽ đưa ra những đánh giá về mức độ rủi ro, sai phạm, những tồn tại, yếu kém và từ đó đề xuất biện pháp khắc phục xử lý.

e. Áp dụng các mơ hình định lượng để đo lường rủi ro tín dụng

Trong những năm gần đây, Vietcombank đã từng bước hoàn thiện mơ hình tính xác suất vỡ nợ PD của khách hàng và được đưa vào thử nghiệm ở một số chi nhánh lớn. Đây là một trong những mơ hình đo lường rủi ro tín dụng tiên tiến, sử dụng mơ hình này Vietcombank có thể dự báo được rủi ro tín dụng sớm hơn với mức độ chính xác cao để từ đó có biện pháp phòng ngừa và chống đỡ rủi ro.

2.2.3.2 Xử lý nợ xấu tại ngân hàng

a. Các chính sách xử lý nợ xấu được thực hiện tại Vietcombank

Hiện nay, các biện pháp xử lý nợ xấu của Vietcombank đang được hướng dẫn cụ thể bởi quyết định 106/QĐ-NHNT.CSTD. Theo quyết định này thì hệ thống xử lý nợ xấu và nợ có vấn đề, trong đó gồm có Bộ phận quản lý và xử lý nợ tại Hội sở chính và các Tổ/nhóm xử lý nợ tại chi nhánh. Trong đó, bộ phận xử lý nợ tại Hội sở chính có chức năng và nhiệm vụ chính là: quản lý danh mục khách hàng vay nợ có vấn đề; lập kế hoạch và theo dõi công tác xử lý nợ, thu hồi nợ có vấn đề; trực tiếp xử lý một số trường hợp nợ có vấn đề thuộc thẩm quyền... Cịn các tổ/nhóm xử lý nợ của Chi nhánh được thành lập khi Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3% trong 2 quý liên tiếp hoặc

xét thấy cần thiết. Nhiệm vụ của quản lý và tham mưu cho lãnh đạo trong việc xử lý và thu hồi nợ có vấn đề.

Các biện pháp xử lý, thu hồi nợ có vấn đề được nhắc đến trong quyết định 106/QĐ- NHNT.CSTD bao gồm:

- Theo dõi đặc biệt: tăng cường kiểm tra khách hàng vay vốn... - Tiếp tục cấp tín dụng nhưng với điều kiện chặt chẽ hơn. - Hạn chế, giảm dần dư nợ.

- Yêu cầu bổ sung, thay đổi các biện pháp bảo đảm an toàn. - Ngừng cấp tín dụng.

- Miễn giảm lãi để tăng khả năng thu nợ. - Cấu trúc lại nợ, gia hạn nợ.

- Y êu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả thay.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 608 (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w