Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Thái Lan

Một phần của tài liệu Quản lý nợ tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 608 (Trang 37 - 38)

Sơ đồ 3.1 : Mơ hình cấp tín dụng theo tư vấn của WB

1.5 Kinh nghiệm quốc tế về xử lý nợ xấu

1.5.2 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Thái Lan

Khủng hoảng tài chính Châu Á nưm 1997 đã gây ra nhều tác động nặng nề nên HTTC ở Thái Lan, đặc biệt là khu vực ngân hàng. Nợ xấu của khu vực ngân hàng liên tục gia tăng, cuối năm 1997 đạt mức cao kỷ lục 46%, buộc Chính phủ Thái Lan phải đưa ra 3 giải pháp xử lý nợ xấu đó là: bơm vốn trực tiếp, AMC và trung gian tái cơ cấu nợ CDRC. Quá trình xử lý nợ xấu của Thái Lan dựa trên AMC chia thành hai thời kỳ phân tán và tập trung. Trong đó, mơ hình phân tán có sự tham giá của cả AMC sở hữu nhà nước và AMC sở hữu tư nhân, kết hợp định hướng nhà nước và định hướng thị trường. Đối với khu vực nhà nước, AMC phát hành trái phiếu để mua nợ cấu từ các ngân hàng sở hữu nó, trái phiếu khơng bán hết sẽ được quỹ phát triển các định chế tài chính FIDF mua lại, cịn nợ xấu được bán ra ngồi thị trường cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đối với khu vực tư nhân, nợ xấu sau khi chuyển xuống AMC, ngân hàng sẽ thuê các công ty quản lý tài sản nước ngoài thực hiện quản lý tài sản với mức phí 2-5% trên giá trị tài sản rịng. Tuy nhiên, giải quyết nợ xấu thơng qua AMC phân tán không thành công khi nợ xấu của các AMC tư nhân không xử lý được. Thời kỳ tập trung TAMC được thành lập. Nguồn vốn hoạt động của TAMC chủ yếu là từ phát hành trái phiếu (FIDF bảo lãnh), một phần nhỏ cịn lại là sự hỗ trợ của Chính phủ, để mua nợ xấu. Tài sản được chuyển giao sẽ định giá theo giá trị TSBĐ. Việc xử lý nợ xấu sẽ dựa trên nguyên tắc chia sẻ lời - lỗ giữa TAMC và các TCTD bán nợ, lời thì TCTD bán nợ được hưởng 80% phần lời, lỗ thì TCTD bán nợ chịu 20% khoản lỗ.

Cơ chế hoạt động của TAMC là: đối với các khoản vay có thế chấp nhưng khơng có khả năng trả nợ thì TAMC sẽ thanh lý TSBĐ; đối với các khoản vay có khả năng trả nợ, TAMC chủ động phối hợp với các cơ quan khác đưa ra giải pháp phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Các giải pháp điển hình lần lượt được thực hiện khá toàn diện theo thứ tự ưu tiên sau:

Một là, đối với các khoản vay BĐS: các dự án cịn nhiều tiềm năng thì sẽ được TAMC

và cơ quan nhà nước hỗ trợ phát triển và quản lý bán dự án với sự hỗ trợ nguồn vốn từ BankThai và Ngân hàng Tiết kiệm Chính phủ.

Hai là, đối với các khoản nợ trong khu vực sản xuất. TAMC tập trung giải quyết vấn

đề nợ xấu của 13 nhóm mục tiêu của Chính phủ, đặt trọng tâm vào các ngành thiết yếu phát triển kinh tế cũng như mang lại cơ hội việc làm và giá trị kinh tế cao.

Ba là, đối với doanh nghiệp đang giao dịch trên sàn chứng khoán Thái Lan (SET),

TAMC phối hợp với SET để phát triển các kế hoạch tái cơ cấu và khôi phục lại giá trị cổ phiếu một số doanh nghiệp dẫn đầu ngành, qua đó sẽ có hiệu ứng tích cực cho các doanh nghiệp nhỏ hơn thuộc ngành đó.

Với những giải pháp đó, TAMC đã giải quyết được 184,4 tỷ Baht nợ xấu, đạt 73,46% tổng nợ xấu cần xử lý, đồng thời tỷ lệ nợ xấu của Thái Lan cũng giảm xuống rõ rệt.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 608 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w