Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ xấu của NHTM

Một phần của tài liệu Quản lý nợ tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 608 (Trang 33 - 35)

Sơ đồ 3.1 : Mơ hình cấp tín dụng theo tư vấn của WB

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ xấu của NHTM

1.4.1 Nhân tố khách quan

1.4.1.1 Mơi trường chính trị - kinh tế - xã hội

Đây là nhân tố đầu tiên, có ảnh hưởng tương đối lớn tới cơng tác quản lý nợ xấu của ngân hàng.

Một đất nước có sự ổn định về chính trị sẽ tạo tâm lý an tồn cho các chủ thể tiến hành đầu tư, sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận. Điều đó có thể hạn chế các khoản cho vay của ngân hàng trở thành nợ xấu, từ đó mà cơng tác quản lý nợ xấu cũng nhẹ nhàng hơn so với thời kì bất ổn về chính trị.

Sự tăng trường kinh tế cũng ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý nợ xấu từ việc phòng ngừa cho đến xử lý nợ xấu. Nền kinh tế tăng trưởng kéo theo cầu đầu tư tăng, thúc đẩy hoạt động cho vay phát triển, kéo theo vấn đề về nợ xấu cũng nóng theo. Để tránh thiệt hại cho mình, ngân hàng phải giới hạn mức tăng trưởng nóng tín dụng và cần có kế hoạch phịng ngừa nợ xấu phát sinh. Từ đó mà cơng tác quản lý nợ xấu được chú trọng.

1.4.1.2 Môi trường tự nhiên

Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp nên vô cùng nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, của môi trường tự nhiên. Nhân

tố này đặc biệt ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu đối với những khoản vay cho các hộ

gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp. Nếu như điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân được mùa, cây trồng vật vật ni được năng suất cao thì họ có thể thu được lợi nhuận và hoàn trả vốn cho ngân hàng. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên bất lợi, những đối tượng xin

vay này thường sẽ không trả được nợ và sẽ phát sinh nợ xấu cho ngân hàng. Tuy nhiên, một

nghịch cảnh cũng thường diễn ra, đó là “được mùa thì mất giá”. Như vậy, đơi khi các đối tượng vay vốn thuộc các nhóm này khơng thu hồi được đủ vốn để trả ngân hàng, hoặc khơng có lãi nên chưa muốn trả ngân hàng, gây khó khăn cho cơng tác quản lý nợ xấu.

1.4.1.3 Mô i trường pháp lý

Một môi trường pháp lý chưa phù hợp, còn nhiều bất cập sẽ tạo điều kiện cho những hành vi khuất tất trong hoạt động tín dụng. Kèm theo đó, nếu hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN khơng thường xun, kém chủ động thì cơng tác quản lý nợ xấu sẽ gặp nhiều khó khăn, nợ xấu phát sinh nhiều gây thiệt hai cho ngân hàng nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.

1.4.2 Nhân tố chủ quan

1.4.2.1 Nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng

Các nhân tố chủ quan thuộc nhóm này bao gồm:

Thứ nhất là chính sách tín dụng. Nếu như ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao đi

kèm với việc chính sách tín dụng cịn thiếu sự kiểm sốt chặt chẽ, chính sách quản lý rủi ro chưa hồn thiện thì nợ xấu có khả năng lên, cơng tác phịng ngừa nợ xấu phát sinh trở lên kém hiệu quả.

Thứ hai là quy trình nghiệp vụ của ngân hàng. Việc xây dựng và hồn thiện một quy

trình tín dụng là đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng. Một quy trình tín dụng phù hợp sẽ giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Từ đó giúp cho cơng tác quản lý nợ xấu hiệu qủa hơn.

Thứ ba là cơ cấu cho vay. Nếu tỷ trọng cho vay theo thời hạn cho vay, theo đối tượng

xin vay, theo ngành nghề của ngân hàng là hợp lý thì sẽ giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Đồng thời còn đáp ứng được nhu cầu phát triển năng động và hiệu quả cho đất nước, với việc này thì chất lượng tín dụng có thể tăng lên. Như vậy, công tác quản lý nợ xấu của ngân hàng sẽ hiệu quả hơn.

Thứ tư là công nghệ của ngân hàng. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển

mạnh mẽ, việc ngân hàng sử dụng các mô hình định tính để xác định rủi ro của khách hàng, để theo dõi, kiểm tra, giám sát khách hàng trở lên dễ dàng và chính xác hơn. Các thơng tin liên quan tới khách hàng từ các tổ chức chuyên trách cũng nhanh chóng được cập nhật. Từ đó mà hiệu quả phịng ngừa và xử lý nợ xấu sẽ tốt hơn.

Thứ năm là đạo đức và trình độ CBTD. Đạo đức của CBTD là một yếu tố quan trọng

để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Đội ngũ cán bộ vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có trình độ chun môn trong đánh giá, thẩm định các khoản vay thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng sẽ được giảm thiểu, khả năng phát sinh nợ xấu được hạn chế.

1.4.2.2 Nhân tố chủ quan đến từ phía khách hàng

Khi doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để triển khai, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, với một dự án đầy khả thi và tư duy quản lý tiên tiến, năng lực kinh doanh tốt thì sẽ mang lại hiệu quả cho dự án, đảm bảo trả đủ gốc và lãi cho ngân hàng. Còn với năng lực kinh doanh và quản lý cịn hạn chế thì dù với một dự án đầy triển vọng cũng có tỷ lệ thất bại cao; từ đó làm gia tăng nợ xấu cho ngân hàng.

Ngoài ta, việc thu hồi được nợ vay hay khơng cịn phụ thuộc nhiều vào thiện chí trả nợ của khách hàng. Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có phương án kinh doanh cụ thể, khả thi; số lượng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều, bởi lẽ các khách hàng đều muốn nhận được sự tài trợ của ngân hàng cho những dự án tiếp theo với nhiều ưu đãi hơn. Tuy nhiên, với mỗi vụ án lừa đảo ngân hàng xảy ra lại gây thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng cả về tài sản vật chất và uy tín.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 608 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w