Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank trongthời gian gần đây

Một phần của tài liệu Quản lý nợ tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 608 (Trang 44 - 54)

Sơ đồ 3.1 : Mơ hình cấp tín dụng theo tư vấn của WB

2.1 Tổng quan về Vietcombank

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank trongthời gian gần đây

2.1.4.1 Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động vô cùng quan trọng với các ngân hàng nói chung và với Vietcombank nói riêng. Những năm gần đây, thị trường huy động vốn ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn. Để huy động được lượng vốn lớn từ nền kinh tế, Vietcombank đã liên tục đưa ra các sản phẩm huy động vốn linh hoạt, phù hợp với nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng triển khai chính sách chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng lựa chọn gói sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất. Và kết quả huy động vốn từ nguồn tiền gửi khách hàng của Vietcombank trong những năm qua như sau:

Biểu đồ 2.1: Vốn huy động của Vietcombank trong giai đoạn 2011 - 2014

450,000 400,000 350,000 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0

I

ill 9.68

%

-I___I___∣≡z ⅜

(tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) lệ (tỷ đồng) (%) tăng(%) Cơ cấu TG theo kỳ hạn 284 415 100 332 246 100 16.82 422 204 100 27.08 TG KKH 67 120 23.60 85 499 25.73 27.38 108 944 25.8 27.42 TG CKH 214 122 75.29 241 445 72.67 12.76 306 186 72.52 26.81 TG VCD 2 252 0.79 4 352 1.31 93.25 6 252 1.48 43.66 TG KQ 921 0.32 950 0.29 3.15 822 0.19 -13.27 Cơ cấu TG theo đối tượng________ 284 415 100 332 246 100 16.82 422 204 100 27.08 Các TCKT 122 335 43.01 159 104 47.89 30.06 195 982 46.42 23.18 Cá nhân 162 080 56.99 173 142 52.11 6.83 226 222 53.58 30.66 cấu GTCG theo loại hình 2 028 100 2 014 100 -0.69 2 209 100 9.68 CCTG 21 1.04 12 0.6 -42.86 8 0.36 -33.33 KP,TP 2 007 98.96 2 002 99.4 -0.25 2 201 99.64 9.94 30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% - 5.00ớ/o

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị HĐV bằng TG (tỷ đồng) Giá trị HĐV bằng GTCG (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng HĐV TG Tốc độ tăng trưởng HĐV GTCG

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy, nhìn chung tổng vốn huy động tiền gửi khách hàng của Vietcombank đều tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng trưởng thì không ổn định dù vẫn ở mức cao so hơn mặt bằng chung. Trong đó, năm 2013 là năm mà Vietcombank có tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi thấp nhất (16.82%). Sang đến năm 2014 thì giá trị huy động vốn tăng mạnh khơng chỉ về giá trị tuyệt đối mà tốc độ tăng trưởng cũng cao hơn hẳn so với hai năm trước. Khác với vốn huy động bằng tiền gửi của khách hàng, vốn huy động bằng phát hành GTCG của Vietcombank khá biến động, dao động ở mức trên 2000 tỷ đồng; tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vốn huy động bằng phát hành GTCG lại có xu hướng tăng dần lên, đặc biệt năm 2014, tốc độ tăng trưởng tăng lên cao cùng với giá trị tuyệt đối của nguồn huy động này đạt giá trị cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Như vậy, đó là những biểu hiện cho thấy năm 2014 là một năm thành công của Vietcombank về nhiều mặt.

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá của Vietcombank giai đoạn từ 2012 - 2014

Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013_______________ 31/12/20 1 Dư nợ (tỷ Đ) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ Đ) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ Dư nợ (tỷ Đ) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng (%)

• Đối với nhóm vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng

Căn cứ vào cơ cấu theo kỳ hạn ta có thể thấy: tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất và chiếm phần lớn trong tổng giá trị tiền gửi của khách hàng (luôn chiếm trên 70% tổng vốn tiền gửi của khách hàng). Vị trí này của nhóm tiền gửi có kỳ hạn không thay đổi mặc dù tỷ trọng trong tổng tiền gửi đang có xu hướng giảm nhẹ nhưng giá trị tuyệt đối và tốc độ tăng của năm sau vẫn lớn hơn năm trước (cụ thể là năm 2013 tăng12.76% so với năm 2012, năm 2014 tăng 26.81% so với năm 2013). Từ đó tạo điều kiện cho ngân hàng chủ động được nguồn vốn và đầu tư kiếm lợi nhuận. Tiền gửi không kỳ hạn là nhóm chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng vốn tiền gửi của khách hàng (chiếm khoảng từ 20 - 30%), với tốc độ tăng trưởng khá lớn (năm 2014 và 2013 đều tăng trên 27% so với năm trước). Nhóm tiền gửi này chủ yếu nhằm mục đích thanh tốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế với nhau; sự gia tăng của nhóm sẽ góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt đồng thời gia tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng. Còn lại tiền gửi vốn chuyên dụng và tiền gửi ký quỹ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng vốn tiền gửi ( khoảng trên dưới 1%) với tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm; với chi phí vốn thấp, ngân hàng cũng lên tận dụng tối đa hai nguồn tiền gửi này.

Căn cứ vào cơ cấu tiền gửi theo đối tượng ta thấy, tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế và các các nhân chênh lệch không quá lớn. Tiền gửi của khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn hơn và có xu hướng tăng đều lên qua các năm, còn tiền gửi của các tổ chức kinh tế có tăng nhưng tốc độ tăng có dấu hiệu giảm. Điều này có thể lý giải rằng, các khách hàng các nhân chủ yếu là gửi các món tiền nhỏ lẻ với mục đích tiết kiệm nhưng số lượng khách hàng các nhân là đông đảo nên trong cơ cấu tổng tiền gửi nó có thể vượt lên trên số lượng tiền gửi của các doanh nghiệp gửi vào chủ yếu nhằm mục đích thanh tốn nhất là trong thời điểm nền kinh tê có dấu hiệu phục hồi chậm thì các cá nhân vẫn có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng để đảm bảo an toàn cho đồng vốn hơn là tìm các kênh đầu tư có lợi nhuận cao hơn.

• Đối với vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá

Nguồn vốn này chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều lần so với vốn huy động từ tiền gửi khách hàng, giá trị của nó chỉ dao động ở mức trên 2000 tỷ mỗi năm. Đây là nguồn vốn mà ngân hàng phải chịu mức chi phí vốn cao hơn so với nguồn vốn huy động từ

tiền gửi khách hàng. Trong cơ cấu GTCG theo loại hình, chứng chỉ tiền gửi chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều lần so với kỳ phiếu và trái phiếu (khoảng 1%) và có xu hướng giảm về cả giá trị tuyệt đối lẫn giá trị tương đối. Điều này có lẽ do, nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng cho ngân hàng đã dồi dào hơn, ngân hàng tận dụng nguồn vốn đó một cách hiệu quả hơn nên giảm nguồn vốn huy động ngắn hạn từ chứng chỉ tiền gửi. Giá trị huy động từ Kỳ phiếu và Trái phiếu tăng lên, có thể là do ngân hàng cần nguồn vốn ổn định này để tài trợ cho các dự án dài hạn.

2.1.4.2 Tình hình sử dụng vốn

Tình hình sử dụng vốn của Vietcombank được thể hiện như sau:

Cho vay các TCKT, CN trong nước_______

237 670 98.55 271 052 98.81 14.05 319 580 98.83 17.90

Chiết khấu GTCG 1 958 0.81 1 580 0.58 -19.31 1 696 0.52 7.34

Cho thuê tài chính 1 346 0.56 1 612 0.59 19.76 2 004 0.62 24/32

Trả thay khách hàng 18_______ 0.01 53_______ 0.02 194.44 40 0.02 -24.53

Cho vay các TCKT, CN nước ngoài_______

43 0.02 17 0.01 -60.47 12 0.01 -29.41

Cho vay được khoanh 128 0.05

Dư nợ theo ngành_______________________________________________________________________

Xây dựng____________ 14 083 5.84 15 393 5.61 9.30 16 392 5.07 6.49

SX và PP điện, khí đốt 20 372 8.45 17 178 6.26 -15.68 23 635 7.31 37.59

SX và GC chế biến 85 211 35.33 93 963 34.25 10.27 111 471 34.58 18.63

Khai khoáng_________ 14 759 6.12 17 966 6.55 21.73 13 996 4.33 -22.10

Nông, lâm, thủy sản 4 766 1.98 6 173 2.25 29.52 7 630 2.36 23.60

Vận tải______________ 12 397 5.14 10 218 3.72 -17.58 15 175 4.69 48.51

Thương mại và DV 53 529 22.20 80 800 29.46 50.95 94 641 29.27 17.13

Nhà hàng, khách sạn 6 026 2.50 7 139 2.6 18.47 8 807 2.72 23.36

Các ngành khác_______ 30 020 12.45 25 484 9.29 -15.11 31 585 9.77 23.94

Dư nợ theo thời gian đáo hạn_____________________________________________________________

Ngắn hạn____________ 149 537 62.01 175 257 63.89 17.20 206 763 63.95 17.98

Trung hạn___________ 25 093 10.40 29 940 10.91 19.32 33 535 10.37 12.01

2011

Từ các số liệu của bảng 2.2, ta có thể thấy rằng từ năm 2012 đến năm 2014, dư nợ tín dụng tại Vietcombank liên tục tăng (năm 2013 tăng 13.75 % so với năm 2012, năm 2014 tăng 17.87% so với năm 2013). Tại thời điểm 31/12/2012, dư nợ tín dụng của Vietcombank mới đạt 241 163 tỷ đồng thì đến 31/12/2014, dư nợ tín dụng của ngân hàng đã đạt mức 323 332 tỷ đồng (tăng 34.07%). Tuy Vietcombank đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng con số này vẫn nằm trong mức kiểm soát mà NHNN đề ra. Dựa vào phân loại dư nợ tín dụng theo loại hình ta có thể thấy, nguồn vốn của Vietcombank chủ yếu được sử dụng để cho vay các tổ chức, cá nhân trong nước với tỷ trọng trong tổng dư nợ luôn dao động ở mức 98 - 99% và xu hướng tăng lên trong những năm gần đây (đến ngày 31/12/2014, dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước đạt giá trị 319 580 tỷ đồng, tăng 17.90% so với năm 2013 và tăng 34.46% so với năm 2013). Các hình thức tín dụng khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ (dưới 1%) và tốc độ tăng trưởng cũng khơng ổn định.

Nhìn vào cách phân loại dư nợ tín dụng theo ngành ta có thể thấy, Vietcombank thực hiện cấp tín dụng cho rất nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng tập trung vào hai mảng chính đó là sản xuất, gia công chế biền và ngành thương mai - dịch vụ. Trong đó, giá trị dư nợ của ngành sản xuất và gia công chế biến chiếm tỷ trọng từ 34 - 35% và tiếp tục có xu hướng tăng đều đặn qua các năm; giá trị dư nợ của ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 29% từ năm 2013 và cũng có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Nơng, lâm, thủy hải sản là ngành có tỷ trọng dư nợ thấp nhất ( khoảng 2% tổng dư nợ) nhưng đổi lại, giá trị dư nợ của ngành này lại đang tăng lên một cách nhanh chóng. Một cách tổng quát, ta có thể thấy rằng, giá trị dư nợ của các ngành đều có xu hướng tăng mạnh dần lên làm giảm tỷ trọng của dư nợ đối với ngành sản xuất và gia công chế biến. Điều này có thể do, Vietcombank đã nhận định một số ngành như thương mại dịch vụ... đang có triển vọng phát triển mạnh hơn và cho vay những ngành đó có vịng quay vốn nhanh hơn đối với ngành sản xuất.

Xét trên cách phân loại dư nợ theo thời gian đáo hạn, Vietcombank chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Dư nợ cho vay ngắn hạn đang có xu hướng tăng dần lên về cả giá trị và tỷ trọng từ năm 2012 đến nay. Dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so với dư nợ trung hạn nhưng đang có xu hướng giảm đi, tốc độ tăng trưởng tín dụng dài hạn khơng ổn định, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2014 (20.14%). Cịn dư nợ tín dụng trung hạn cũng đang tăng dần lên về cả tỷ trọng và giá trị tuy nhiên không tăng nhanh bằng dư nợ cho vay ngắn hạn. Từ đó ta có thể thấy, Vietcombank đang cố gắng cân bằng các mục tiêu, đảm bảo an toàn cho nguồn vốn, tận dụng được nguồn vốn trung, dài hạn để đầu tư cho các dự án trung dài hạn có tiềm năng.

2.1.4.3 Kết quả kinh doanh từ năm 2012 - 2014

Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong những năm gần đây được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

TN lãi thuần_________ 12 422 10 954 -1182 10 782 -1.57 11 774 9.20 Lãi thuần từ DV______ 1 510 1 389 -8.01 1 619 16.56 1 770 9.33 Lãi thuần từ KDNT 1 180 1 488 26.10 1 427 -4.10 1 345 -5.75 LNST______________ 4 217 4 427 4.98 4 378 -1.11 4 612 5.34

■Thu nhập lãi thuần ■ Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ ■Lãi thuần từ kinh doanh ngoại tệ ■ Lợi nhuận sau thuế

Từ bảng 2.3 và biểu đồ 2.2 ta có thể thấy, năm 2011, thu nhập lãi thuần của

Vietcombank đạt giá trị cao nhất (12 422 tỷ đồng). Sang đến năm 2012, với 6 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay, cùng với những khó khăn của thị trường đã làm cho thu nhập lãi thuần của Vietcombank giảm 11.82% so với năm 2011 kèm theo

đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng giảm xuống 8.01% đổi lại lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ lại tăng mạnh (26.1%). Thông thường, sự giảm sút trong thu nhập lãi thuần và lãi thuần từ hoạt động dịch vụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2012, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng lại tăng lên 4.98% so với năm 2011. Điều này rất có thể là do sự tăng lên vượt trội của lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Đến năm 2013, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng thấp hơn gian đoạn trước làm thu nhập lãi thuần của Vietcombank tiếp tục giảm 1.57%, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng giảm đi 4.1% so với năm trước nhưng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ lại tăng lên 16.56% (có thể do các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và dịch vụ thẻ phát triển tốt); nhưng do thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng rất lớn nên lợi nhuận sau thuế của Vietcombank đã giảm đi 1.11% so với năm 2012. Sang đến năm 2014, đánh dấu môt bước phát triển trở lại của Vietcombank, thu nhập lãi thuần và lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của Vietcombank đều tăng trên 9%. Mặc dù thu nhập lãi thuần của năm 2014 chưa đạt bằng năm 2011 (có thể do chính sách tiên phong duy trì lãi suất thấp nhất thị trường) nhưng lợi nhuận sau thuế của năm 2014 lại tăng cao hơn năm 2011. Đây có thể là kết quả của bước đầu thành công trong việc thực hiện các chính sách như: đẩy mạnh giải ngân các chương trình tín dụng lớn; đẩy mạnh cho vay các lĩnh vực ưu tiên mở rộng quy mô một số chương trình cho vay ưu đãi lãi suất nhằm hỗ trợ tối đa cho khách hàng; tích cực tham gia chương trình kết nối doanh nghiệp - ngân hàng do NHNN khởi động để hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn; chủ động nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai đồng thời các dự án nâng cao năng lực cạnh tranh...

Một phần của tài liệu Quản lý nợ tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 608 (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w