Phân loại dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 26 - 29)

Dựa trên cơ sở các phƣơng tiện đƣợc sử dụng có thể phân chia các dịch vụ ngân hàng điện tử thành các loại sau:

•Dịch vụ ngân hàng sử dụng điện thoại: phone banking, sms banking, mobile banking, call center

•Dịch vụ ngân hàng sử dụng thiết bị máy tính cá nhân: Internet Banking, Home banking

•Thẻ thanh tốn và các thiết bị tự phục vụ (ATM, POS,…)

1.3.1. Dịch vụ Ngân hàng sử dụng điện thoại

Phone banking/ Call center

Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại đƣợc cung cấp qua một hệ thống máy chủ và phần mềm quản lý tại ngân hàng, liên kết với khách hàng thông qua tổng đài của dịch vụ.Thông qua các phím chức năng đƣợc thiết lập khái niệm trƣớc, khách hàng sẽ đƣợc phục vụ một cách tự động hoặc thông qua nhân viên tổng đài.

Khi đăng ký sử dụng dịch vụ phone banking, khách hàng sẽ đƣợc cung cấp một mã khách hàng, hoặc mã tài khoản, tùy theo dịch vụ đăng ký. Nhìn chung quy trình cung cấp dịch vụ phone banking nhƣ sau:

• Đăng ký sử dụng dịch vụ: khách hàng phải cung cấp các thông tin cần thiết và ký hợp đồng sử dụng dịch vụ Phone banking. Sau đó khách hàng sẽ đƣợc cung cấp 2 số định danh là mã khách hàng và mật khẩu truy cập ( khách hàng cũng có thể đƣợc cung cấp thêm một mã tài khoản nhằm tạo sự thuận tiện trong giao dịch cũng nhƣ đám bảo an tồn và bảo mật)

• Xử lý một giao dịch: khi khách hàng gọi tới tổng đài, nhập mã khách hàng và mật khẩu truy cập dịch vụ, theo hƣớng dẫn tự động trên điện thoại, khách hàng chọn phím chức năng tƣơng ứng với dịch vụ mình cần giao dịch. Khách hàng có thể thay đổi, chỉnh sửa trƣớc khi giao dịch với ngân hàng, chứng từ sẽ đƣợc in ra và gửi tới khách hàng khi giao dịch đƣợc xử lý xong.

Các dịch vụ đƣợc cung cấp chủ yếu qua Phone banking thƣờng là các dịch vụ truy vấn thông tin của tài khoản, thẻ, cùng một số dịch vụ tự động khác; đối với một số ngân hàng có phát triển thêm việc thực hiện giao dịch nhận qua điện thoại.

Mobile banking

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của mạng di động với sự ra đời của thế hệ điện thoại thông minh (smart phone), các ngân hàng cũng nhanh chóng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dành riêng cho mạng điện thoại này. Khách hàng đăng ký số điện thoại của mình cho ngân hàng hoặc có thể tải phần mềm ứng dụng từ trên mạng và lƣu trữ vào điện thoại của mình. Thơng tin về các tài khoản của khách hàng sẽ đƣợc mã hóa và bảo mật bởi ngân hàng và các đối tác cung cấp dịch vụ viễn thơng.

Có thể nói đây là dịch vụ ngân hàng điện tử có thời gian phát triển ngắn nhất song tốc độ phát triển và nhu cầu đối với dịch vụ này là rất cao, thậm chí đã hình thành cả những cơng ty chuyên xây dựng phầm mềm ứng dụng, phần mềm bảo mật, phầm mền phát triển và quản lý dành riêng cho các ứng dụng ngân hàng điện tử trên điện thoại di động.

SMS Banking

Dịch vụ cho phép khách hàng thực hiện một số các giao dịch đơn giản với ngân hàng thơng qua hình thức tin nhắn, sau khi đăng kí số điện thoại với ngân hàng thơng qua một tổng đài tự động, các khách hàng có thể nhắn tin truy vấn thơng tin nhƣ số dƣ, giao dịch, xem tỷ giá, mạng lƣới máy ATM,nạp tiền điện thoại. Cú pháp nhắn tin thƣờng rất đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc và thuận tiện nhất cho khách hàng.

1.3.2. Dịch vụ ngân hàng sử dụng thiết bị máy tính cá nhân

Home Banking

Ứng dụng và phát triển Home-banking là một bƣớc phát triển chiến lƣợc của các NHTM trƣớc sức ép rất lớn của tiến trình hội nhập tồn cầu về dịch vụ NH. Đây là dịch vụ đƣợc xây dựng trên một trong hai nền tảng : hệ thống các phần mềm ứng dụng và nền tảng công nghệ Web, thông qua hệ thống máy chủ, mạng Internet và máy tính của khách hàng, thơng tin tài chính sẽ đƣợc thiết lập, mã hóa, trao đổi và xác nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ.

Thông thƣờng khách hàng sau khi đăng kí dịch vụ sẽ đƣợc ngân hàng thiết lập một đƣờng truyền bảo mật cho phép khách hàng sử dụng mã truy cập (đƣợc ngân hàng cung cấp) truy cập vào một phần mềm do ngân hàng cài đặt vào máy tính của khách hàng để thực hiện giao dịch. Việc cài đặt phần mềm đƣợc ngân hàng kiểm sốt chặt chẽ và khách hàng chỉ có thể sử dụng máy tính đƣợc ngân hàng cài đặt để thực hiện giao dịch.

Internet Banking

Một loại hình ngân hàng qua mạng ở cấp cao ra đời sau nhƣng có tốc độ phát triển nhanh chóng và hiện là dịch vụ khơng thể thiếu đối với một ngân hàng. Sử dụng hệ thống này, khách hàng chỉ cẩn sử dụng máy tính cá nhân nối mạng internet là có thể giao dịch đƣợc với ngân hàng mà khơng cần phải đến trực tiếp. Mỗi trang chủ của ngân hàng trên internet đƣợc xem nhƣ một cửa sổ giao dịch. Ngoài chức năng kiểm tra tài khoản, khách hàng của ngân hàng cịn có thể sử dụng hàng loạt dịch vụ trực tuyến khác nhƣ thanh tốn chuyển khoản, dịch vụ tài chính, thanh tốn hóa đơn (điện thoại, ADSL...), cùng rất nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Tùy theo từng ngân hàng có những sự khác biệt nhất định về giao diện, hình thức lập lệnh, mã hóa…

So với các giao dịch thơng thƣờng, giao dịch ngân hàng trên mạng có khá nhiều ƣu điểm nhƣ độ chính xác cao, tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian do các lệnh đƣợc thực hiện trên mạng từ đầu đến cuối. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch 24/7 mà không phụ thuộc vào thời gian làm việc của ngân hàng. Khách hàng cũng có thể giao dịch với ngân hàng từ mọi nơi trên thế giới chỉ bằng một chiếc máy tính cá nhân nối mạng internet. Về phía ngân hàng dịch vụ ngân hàng qua Internet giúp tiết kiệm chi phí do khơng phải lập q nhiều chi nhánh, nhân sự lại gọn nhẹ hơn và có thể phục vụ đƣợc một khối lƣợng lớn khách hàng.

1.3.3. Thẻ thanh toán và các thiết bị tự phục vụ (ATM, POS…)

Thẻ ngân hàng đầu tiên đƣợc biết đến là chiếc thẻ rút tiền mặt tại các máy ATM , đƣợc ra đời vào năm 1969 với chức năng giúp khách hàng rút tiền từ tài khoản cá nhân. Thay vì trƣớc kia phải đến ngân hàng, xếp hàng chờ gặp giao dịch

viên để làm thủ tục rút tiền thì giờ đây khách hàng chỉ cần đến máy ATM của ngân hàng mình, hoặc các ngân hàng liên kết trong hệ thống để thực hiện giao dịch.

Các thông tin của khách hàng đƣợc mã hóa và đƣợc lƣu vào thẻ ở dạng băng từ hoặc chip đảm bảo tính an tồn cao và thuận tiện cho ngƣời sử dụng. Giao dịch thanh tốn bằng thẻ tín dụng, ghi nợ trong thƣơng mại điện tử cũng tƣơng tự nhƣ hệ thống thanh tốn thẻ tín dụng, ghi nợ trong thƣơng mại truyền thống. Trong giao dịch thẻ tín dụng trên Internet, khách hàng “xuất trình” thẻ và ngƣời bán kiểm tra tính xác thực của thẻ thanh tốn. Ngƣời bán hàng thơng qua ngân hàng phát hành thẻ kiểm tra số tiền trong tài khoản của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán và thực hiện các thủ tục để nhận khoản tiền thanh toán của khách hàng. Tất cả quá trình này đƣợc diễn ra chỉ trong vài giây và đƣợc thực hiện bởi hệ thống máy tính, các dữ liệu của khách hàng đƣợc mã hóa.

Các thiết bị tự phục vụ nhƣ máy ATM, POS đƣợc biết đến là các thiết bị cho phép ngƣời sử dụng thẻ thực hiện các giao dịch thanh tốn hóa đơn dịch vụ, hàng hóa, rút tiền mặt…Các thiết bị này đọc thơng tin đƣợc lƣu trữ trên thẻ, kiểm tra tính hợp lệ của chủ thẻ(mã số cá nhân PIN) và cho phép thực hiện các giao dịch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w