Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên

nghiên cứu

Thơng qua các cơng trình nghiên cứu cĩ liên quan đến luận án “Hoạt động giải

thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa án” tác giả luận án cĩ một số nhận xét sau:

Thứ nhất, tuy cĩ sự khác nhau trong việc xây dựng các khái niệm từ giải thích, GTPL đến GTVBQPPL nhưng điểm chung giữa các cơng trình là sự nhất trí rằng hoạt động GTVBQPPL chủ yếu được thực hiện bởi tịa án và chủ yếu chỉ diễn ra khi cĩ vụ việc thực tế xảy ra cần giải quyết.

Thứ hai, về căn cứ GTVBQPPL của tịa án hầu hết các cơng trình nghiên cứu ở cả hai hệ thống Thơng luật và Dân luật đều thể hiện rằng thẩm phán cĩ thể sử dụng cả căn cứ bên trong và bên ngồi VBQPPL được giải thích, các căn cứ giải thích cĩ thể là các tài liệu, nội dung cĩ hoặc khơng cĩ giá trị pháp lý bao gồm câu chữ, ngữ cảnh của quy định, lịch sử lập pháp, mục đích ban hành quy định và các giá trị khác ngồi pháp luật. Tuy nhiên, so với các cơng trình nghiên cứu ở các nước Dân luật, thì các cơng trình nghiên cứu

ở các nước Thơng luật trình bày cặn kẽ, chi tiết hơn vai trị từng yếu tố cấu thành nên VBQPPL trong việc giải thích văn bản đĩ.

Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu về hoạt động GTVBQPPL của tịa ở các nước Dân luật ít hơn, cũ hơn và chủ yếu được tác giả luận án tổng hợp qua các cơng trình nghiên cứu mang tính so sánh với hoạt động này ở các nước Thơng luật. Từ các cơng trình nghiên cứu cho thấy ở các nước Dân luật cĩ rất ít các quy tắc GTVBQPPL thành văn, các quy tắc nếu cĩ chủ yếu tồn tại dưới dạng học thuyết. Trong khi đĩ, các nước Thơng luật cĩ nhiều quy tắc GTVBQPPL hơn được thiết lập bởi cả nghị viện và tịa án. Mặc dù vậy, các cơng trình nghiên cứu ở cả hai hệ thống đều cho thấy các quy tắc trong GTVBQPPL để lại sự tự quyết rất lớn cho thẩm phán nhằm đạt được kết quả giải thích khách quan, cơng bằng trong từng vụ việc.

Thứ tư, cĩ nhiều cơng trình nghiên cứu trình bày phương pháp tiếp cận trong GTVBQPPL của tịa án các nước Thơng luật và Dân luật nhưng khái quát lại chúng thể hiện ba xu hướng chính sau đây: Giải thích dựa trên ý định khách quan được thể hiện qua câu từ của quy định; giải thích dựa trên ý định chủ quan của nhà làm luật và giải thích tren cơ sở cập nhật sự thay đổi tình hình kinh tế xã hội trong đĩ cĩ sự kết hợp với các yếu tố như đạo đức, kinh tế, văn hĩa hoặc tơn giáo…

So với tình hình nghiên cứu ở nước ngồi, các cơng trình nghiên cứu về GTVBQPPL của tịa án trong nước cịn hạn chế, chủ yếu dừng lại ở việc xem xét thẩm quyền, vai trị của tịa án Việt Nam trong GTVBQPPL từ đĩ kiến nghị trao thẩm quyền này cho tịa án. Tin rằng dù khơng cĩ thẩm quyền chính thức nhưng tịa án Việt Nam khơng thể bỏ qua hoạt động GTVBQPPL trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, một số cơng trình nghiên cứu đánh giá hoạt động GTVBQPPL của tịa án Việt Nam thơng qua hoạt động xét xử; cơng nhận và phổ biến án lệ; ban hành các VBQPPL để hướng dẫn áp dụng pháp luật và các báo cáo tổng kết. Bên cạnh đĩ, nhiều bài viết giới thiệu kinh nghiệm về GTVBQPPL của tịa án nước ngồi, chủ yếu ở các nước thuộc hệ thống Thơng luật và Dân luật.

Từ tình hình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực GTVBQPPL của tịa án cho thấy cịn khá nhiều nội dung chưa được nghiên cứu hoặc cĩ nghiên cứu nhưng chưa được giải quyết tồn diện cần tiếp tục làm rõ trong luận án:

Thứ nhất, cần làm rõ vấn đề về thẩm quyền GTVBQPPL của tịa án Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa GTVBQPPL và áp dụng VBQPPL của tịa án trong quá trình xét xử.

Thứ hai, cần tổng kết thực tế GTVBQPPL của tịa án Việt Nam bằng cách làm rõ căn cứ, quy tắc và phương pháp giải thích được sử dụng bởi tịa án Việt Nam.

Thứ ba, cần làm rõ xu hướng chung trong GTVBQPPL của tịa án trên thế giới, tìm hiểu một cách đầy đủ, rõ ràng điểm giống và khác biệt giữa GTVBQPPL của tịa án Việt Nam với xu hướng chung của hoạt động này trên thế giới.

Cuối cùng, cần nghiên cứu để chỉ rõ kinh nghiệm nào từ hoạt động GTVBQPPL của các nước được nghiên cứu cĩ thể tiếp thu cho Việt Nam và tìm ra giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả GTVBQPPL của tịa án nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)