Về thẩm quyền giải thích

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 121 - 125)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

4.1. Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa án Việt Nam

4.1.1. Về thẩm quyền giải thích

Bàn luận về GTVBQPPL của tịa án, vấn đề thẩm quyền mang tính nền tảng. Trong những năm gần đây khi Đảng và Nhà nước đặt ra mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền gắn liền với cải cách tư pháp thì pháp luật Việt Nam cĩ những chuyển biến tích cực liên quan đến vấn đề này.

4.1.1.1. Về thẩm quyền giải thích mang tính cá biệt

Hiến pháp năm 2013 là Hiến pháp đầu tiên chỉ rõ sự phân định quyền lực nhà nước theo chiều ngang, trong đĩ khoản 1 Điều 102 ghi nhận “Tịa án thực hiện quyền tư pháp”. Dưới gĩc nhìn của khơng ít học giả Việt Nam ngày nay, khái niệm quyền tư pháp

khơng chỉ giới hạn ở chức năng xét xử thuần túy mà trong đĩ cĩ chức năng GTVBQPPL và tạo lập án lệ.547

Thêm vào đĩ, khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận “Tịa án nhân dân

tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”.548 Nguyên phĩ Chánh án TANDTC Trần Văn Độ tin rằng quy định trên đã gián tiếp giao cho cơ quan xét xử cao nhất của nước ta chức năng GTVBQPPL.549 Điều 22 Luật tổ chức Tịa án nhân dân năm 2014 cụ thể hĩa nhiệm vụ hiến định này bằng cách ghi nhận Hội đồng thẩm phán TANDTC cĩ quyền tạo lập án lệ. Tiếp theo đĩ, với Điều 2 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì án lệ được lựa chọn phải chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật cịn cĩ cách hiểu khác nhau. Hiện nay, Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP thay thế Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP cịn cho thấy rõ hơn yếu tố giải thích trong án lệ. Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP, án lệ phải cĩ giá trị làm rõ quy định của pháp luật cịn cĩ cách hiểu khác nhau hoặc thể hiện lẽ cơng bằng đối với những vấn đề chưa cĩ điều luật quy định.550 Như vậy, án lệ nước ta đã chính thức ra đời như là sản phẩm của tịa án trong hoạt động GTVBQPPL mang tính cá biệt.

Hiện nay, trong quá trình xét xử, Tịa án cĩ quyền phát hiện và kiến nghị với cơ quan cĩ thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản pháp luật trái với hiến

547 Xem Cao Anh Đơ (2018), sđd số 108, tr. 191 và Phí Thành Chung (2018), “Quyền tư pháp và một số nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, [https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/quyen-tu- phap-va-mot-so- nguyen-tac-co-ban-cua-nha-nuoc-phap-quyen-xhcn-vn], (truy cập ngày 26/6/2021).

548 Khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013.

549 Trần Văn Độ (2018), “Chức năng bảo hiến của Tịa án nhân dân tối cao theo tinh thần Hiến pháp năm 2013”, Tạp chí

Khoa học pháp lý, số 03, tr.4.

pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và nghị quyết của UBTVQH.551 Quy định trên thừa nhận một sự thật khách quan rằng tịa án tất nhiên phải GTVBQPPL khi xét xử. Trong quá trình xét xử, chỉ cĩ thể thơng qua giải thích tịa án mới phát hiện được các văn bản xung đột nhau, từ đĩ mới đề nghị cơ quan cĩ thẩm quyền xem xét đến việc sửa đổi, hoặc bãi bỏ văn bản sai trái. Tuy nhiên, với quyền kiến nghị trên, giải pháp mà pháp luật tố tụng đưa ra cho tịa án khơng gì khác hơn chỉ cĩ thể là đợi chờ sự khơng phản hồi của chủ thể được đề nghị để tiến tới chọn VBQPPL cĩ giá trị pháp lý cao hơn để áp dụng.552 Từ phân tích trên cho thấy thẩm quyền GTVBQPPL theo vụ việc của tịa án Việt Nam dù được gián tiếp thừa nhận ở mức độ nào đĩ nhưng giá trị của hoạt động này vẫn cịn được nhìn nhận một cách rất hạn chế.

Ngồi ra, cĩ ý kiến cho rằng nguyên tắc “bất khẳng thụ lý” được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự và Bộ luật tố tụng Dân sự hiện hành làm tăng thẩm quyền GTVBQPPL sẵn cĩ của tịa án.553 Để giải quyết các vụ việc dân sự chưa cĩ điều luật áp dụng khi các bên khơng cĩ thỏa thuận, tịa án được yêu cầu áp dụng lần lượt từ tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ cơng bằng.554 Tính hợp lý của ý kiến trên dựa trên cơ sở rằng tịa án khơng thể giải quyết các vụ việc bằng nguyên tắc chung của pháp luật, quy định tương tự hay lẽ cơng bằng mà khơng giải thích các quy định cĩ liên quan. Cĩ thể thấy, áp dụng tương tự pháp luật là kỹ thuật giải thích logic được sử dụng phổ biến ở các nước Dân luật, cịn áp dụng nguyên tắc của pháp luật và lẽ cơng bằng là nội dung chính của phương pháp giải thích thực tế được sử dụng ở cả hệ thống Thơng luật và Dân luật.

4.1.1.2. Về thẩm quyền giải thích mang tính quy phạm

Hiến pháp hiện hành chỉ trực tiếp trao quyền giải thích hiến pháp, luật và pháp lệnh cho chủ thể duy nhất là UBTVQH.555 Tuy nhiên, theo Điều 22 Luật tổ chức tịa án nhân dân năm 2014 thì hội đồng thẩm phán TANDTC cĩ quyền ban hành nghị quyết hướng dẫn các tịa án áp dụng thống nhất pháp luật. Bên cạnh đĩ, Luật Ban hành VBQPPL nước ta qua các thời kỳ đều ghi nhận thẩm quyền ban hành nghị quyết hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật của Hội đồng thẩm phán TANDTC.556 Ngồi ra, trước ngày 01/7/2016, Chánh án TANDTC cịn cĩ quyền phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân

551 Điều 2 khoản 7 Luật Tổ chức Tịa án nhân dân năm 2014, Điều 111 Luật tố tụng Hành chính năm 2015 và Điều

221 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

552 Xem Điều 114; điểm e khoản 1 Điều 141 Luật tố tụng Hành chính năm 2015 và Điều 221 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015.

553 Xem khoản 2 Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2015 và khoản 2 Điều 4 của Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015 và Hồng Thư (2014), “Tăng thẩm quyền giải thích pháp luật cho tịa án?”, http://baophapluat.vn/tu-phap/tang-tham- quyen-giai-thich- cho-toa-an-175064.html, (truy cập ngày 15/5/2018).

554 Điều 5 và Điều 6 Bộ luật Dân sự năm 2015. 555 Khoản 2 Điều 74 Hiến pháp năm 2013.

556 Diều 67 Luật Ban hành VBQPPL năm 1996, Điều 17 Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, Điều 21 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020.

dân tối cao hoặc với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thơng tư liên tịch để hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng.557

Về mặt lý luận, chúng ta khơng thể đồng nhất giữa GTPL và hướng dẫn áp dụng pháp luật vì giải thích là làm cho hiểu rõ pháp luật, cịn hướng dẫn áp dụng pháp luật là chỉ dẫn cách thức vận dụng pháp luật để giải quyết các trường hợp cụ thể.558 Tuy nhiên, hai hoạt động trên cĩ mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, thậm chí khơng thể tách rời. Quy phạm pháp luật thành văn được xây dựng dưới dạng khái quát chung nên khi đứng trước một vụ việc cụ thể, thẩm phán đưa ra các giải pháp khác nhau là do cách hiểu, cách giải thích khác nhau của họ về cùng một quy tắc pháp lý.559 Kết quả giải thích khác nhau sẽ dẫn đến kết quả áp dụng khác nhau nên khi TANDTC hướng dẫn áp dụng VBQPPL thì khơng thể bỏ qua cơng đoạn hướng dẫn GTVBQPPL.560

GTVBQPPL của tịa án địi hỏi phải được đặt trong mối quan hệ với kết quả áp dụng quy định được giải thích. Để chấp nhận hay từ chối bất kỳ kết quả giải thích nào, thẩm phán phải đặt kết quả giải thích đĩ vào kết quả của vụ việc đang giải quyết. Nếu chấp nhận nghĩa văn phạm thơng thường của quy định dẫn đến kết quả vụ án khơng bình thường thì thẩm phán phải xem lại lần nữa nghĩa được dự định đĩ.561 Ở các nước Thơng luật, khi đặt kết quả giải thích vào kết quả áp dụng pháp luật rơi vào sáu trường hợp sau đây, thẩm phán sẽ tìm hướng giải thích khác: khơng thực tế; khơng tiện lợi; khơng hợp lý; khơng khắc phục được hậu quả mà luật thành văn ban hành để khắc phục; kết quả vơ ích hoặc kết quả do người giải thích tạo ra.562 Vì áp dụng VBQPPL và GTVBQPPL luơn tương tác lẫn nhau nhằm đem đến kết quả phù hợp cho cả hai nên việc trao thẩm quyền cho TANDTC hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật đồng nghĩa với việc ngầm thừa nhận thẩm quyền giải thích các quy định pháp luật mà chính cơ quan này hướng dẫn áp dụng. Thực tế ở nước ta hiện nay, nhu cầu để TANDTC ban hành VBQPPL để hướng dẫn áp dụng pháp luật đều xuất phát từ các vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định vào tình huống cụ thể, chủ yếu do tịa án cấp dưới hiểu các quy định khơng thống nhất nên dẫn đến việc áp dụng khơng thống nhất. Các VBQPPL hướng dẫn áp dụng pháp luật cĩ chứa đựng yếu tố GTVBQPPL cĩ giá trị pháp lý ràng buộc nên thẩm phán khơng thực hiện theo đúng hướng dẫn thì phán quyết của họ cĩ thể bị sửa hoặc bị hủy theo thủ tục tố tụng.

557 Điều 72 Luật Ban hành VBQPPL năm 1996; khoản 2 Điều 20 Luật Ban hành VBQPPL năm 2008.

558 Đỗ Văn Chỉnh (2009), “Bàn về giải thích pháp luật”, trong Kỷ yếu hội thảo Giải thích pháp luật – Một số vấn đề lý luận

và thực tiễn, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 86- 87.

559 Đỗ Văn Đại (2009), “Tịa án nhân dân tối cao và vấn đề giải thích pháp luật dân sự ở Việt Nam”, trong Kỷ yếu hội

thảo Giải thích pháp luật – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 451.

560 Tơ Văn Hịa (2009), tlđd số 94, tr. 48. 561 Francis Bennion (2001), sđd số 12, tr.46. 562 Francis Bennion (2001), sđd số 12, tr. 213.

Nhằm giải đáp những vướng mắc trong xét xử, TANDTC cịn tổ chức đối thoại với thẩm phán tịa án các cấp xem như là hoạt động tổng kết thực tiễn. Một trong những cách làm mới trong cơng tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật của TANDTC từ năm 2019 là tổ chức đối thoại trực tuyến để trao đổi, giải đáp kịp thời những vướng mắc phát sinh trong cách hiểu, cách áp dụng các quy định vào vụ việc cụ thể. Kết thúc các buổi đối thoại trực tuyến, TANDTC ban hành các cơng văn nhằm tổng kết và thơng báo kết quả giải đáp. So với các VBQPPL hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của TANDTC, việc ban hành các cơng văn hay giải đáp đơn giản hơn nên chúng được xem là giải pháp mới trong việc thực thi nhiệm vụ hiến định “bảo đảm áp dụng thống nhất

pháp luật trong xét xử” nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu GTVBQPPL trong xét xử.563

Tuy nhiên, giá trị của các cơng văn này chỉ giới hạn trong nội bộ ngành tịa án, các tịa án bên dưới cĩ trách nhiệm “nghiên cứu, tham khảo trong quá trình giải quyết các vụ

việc thuộc thẩm quyền”.564 Xét về bản chất thì cơng văn và giải đáp của TANDTC khơng phải là “pháp luật” nhưng trên thực tế chúng được tin rằng cĩ tác động mạnh mẽ đến việc áp dụng pháp luật của tịa án cấp dưới.565

Ởnước ta, theo các chuyên gia pháp lý thì tịa án đặc biệt là TANDTC luơn cĩ vai trị to lớn trong GTVBQPPL, cho dù thẩm quyền này của tịa án chưa được ghi nhận chính

thức và cơng khai.566 Theo báo cáo tổng kết ngành tịa án, trong nhiệm kỳ 2016 – 2020, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành 24 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật (so với nhiệm kỳ trước tăng 11 Nghị quyết), ban hành 05 tập giải đáp và 03 cơng văn thơng báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.567 Chỉ tính riêng trong năm 2019, cĩ đến 40 văn bản, giải đáp hơn 150 vấn đề vướng mắc của các tịa án.568

Qua phân tích và giải thích các quy định cĩ liên quan cho thấy khĩ cĩ thể phủ nhận hồn tồn thẩm quyền GTVBQPPL của tịa án nước ta. Tuy nhiên, điểm hạn chế và cũng chính là sự khác biệt lớn về thẩm quyền GTVBQPPL giữa tịa án Việt Nam so với tịa án các nước Thơng luật và Dân luật thể hiện như sau:

Thứ nhất, nếu thẩm quyền giải thích Hiến pháp ở Mỹ và Úc thuộc về Tịa án tối cao,

ởPháp, Đức và Ý thuộc về cơ quan bảo hiến chun trách thì thẩm quyền giải thích Hiến

563 Báo cáo 01/BC-TA của TANDTC ngày 09/01/2020, báo cáo tổng kết cơng tác năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm cơng tác năm 2020 của các tịa án, tr. 10.

564 Xem Cơng văn 02/TANDTC – PC 2021 về giải đáp một số vướng mắc trong xét xử

565 Xem Phạm Thị Phương Thảo (2018), tlđd số 110, tr.43 và Lưu Tiến Dũng (2009), tlđd số 116, tr.492.

566 Nguyễn Văn Điệp (2009), tlđd số 115, tr. 441; Hồng Thị Kim Quế (2009), “Một số vấn đề về giải thích pháp luật: Quan niệm và vai trị, ý nghĩa trong thực tiễn” trong Kỷ yếu hội thảo Giải thích pháp luật – Một số vấn đề lý luận và thực

tiễn, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 34 và Đỗ Văn Đại (2009), tlđd số 559, tr. 451.

567 Báo cáo tổng kết của TANDTC nhiệm kỳ 2016 – 2020, tr. 11.

568 Báo cáo 01/BC-TA của TANDTC ngày 09/01/2020, báo cáo tổng kết cơng tác năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm cơng tác năm 2020 của các tịa án, tr. 10.

pháp ở Việt Nam thuộc về UBTVQH. Xuyên suốt từ Hiến pháp năm 1959 đến nay, thẩm quyền GTPL nĩi chung (Hiến pháp năm 1959), thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh mang tính quy phạm thuộc về UBTVQH. Trong khi đĩ, theo Hiến pháp Việt Nam hiện hành thì tịa án nắm giữ quyền tư pháp nhưng nội hàm của quyền này cĩ bao gồm quyền GTVBQPPL mang tính cá biệt hay khơng chưa từng được UBTVQH chính thức giải thích làm rõ.

Thứ hai, cĩ thể cho rằng TANDTC ở Việt Nam cĩ thẩm quyền ngầm định trong

việc GTVBQPPL, chủ yếu gắn liền với thẩm quyền hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất của cơ quan xét xử cao nhất. Trên thực tế, để thực hiện nghĩa vụ hiến định “tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”, TANDTC tham

gia GTVBQPPL thơng qua các Nghị quyết, các cơng văn, giải đáp vướng mắc phát sinh trong quá trình xét xử cho tịa án bên dưới. Khác với các nước Thơng luật lẫn Dân luật, Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa khác trao quyền cho tịa án ban hành VBQPPL.569 Chính điều này đã tạo nên truyền thống giải thích xen lẫn với hướng dẫn áp dụng pháp luật của tịa án tối cao cho tịa án bên dưới, đồng thời hạn chế phần nào vai trị GTVBQPPL của từng cá nhân thẩm phán trong quá trình xét xử.

Nếu ở các nước Thơng luật và Dân luật, giải thích làm rõ nghĩa của các quy định mơ hồ, cịn tranh cãi là nghĩa vụ của cá nhân thẩm phán, gắn liền với hoạt động xét xử để hình thành và phát triển án lệ thì ở Việt Nam thẩm quyền chủ yếu lại nghiên về TANDTC với vai trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Sự khác biệt này phần nào gây khĩ khăn cho việc đánh giá hoạt động GTVBQPPL của tịa án Việt Nam trong mối quan hệ tương đồng so với hoạt động này của tịa án các nước Thơng luật và Dân luật. Trong chương này, các căn cứ, quy tắc và phương pháp GTVBQPPL của tịa án Việt Nam mang tính quy phạm lẫn cá biệt đều được phân tích, đánh giá.

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 121 - 125)