Tính tất yếu của hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa án

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

2.3. Tính tất yếu của hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa án

Tính tất yếu trong hoạt động GTVBQPPL của tịa án xuất phát từ chính nhiệm vụ và chức năng mà tịa án đảm trách cũng như chính đặc điểm vốn cĩ của VBQPPL.

Được tổ chức và vận hành nhằm thực thi cơng lý nên trong bất kỳ nhà nước hiện đại nào quyền tư pháp cũng khác với quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền lập pháp và hành pháp được thực hiện một cách chủ động thì quyền lực tư pháp chỉ được thực hiện một cách thụ động khi cĩ vụ án phát sinh được mang đến tịa. Cơ quan lập pháp ban hành luật nhưng việc triển khai thi hành chúng cĩ thể gặp những cản trở nhất định. Nếu những cản trở này xuất phát từ những vấn đề về vật chất trong cơng tác tổ chức để triển khai thì vai trị chủ đạo thuộc về hành pháp. Nếu cản trở xuất phát từ chính mối quan hệ cụ thể giữa con người với nhau, do các bên hiểu khác nhau về cùng một quy định thì khi đĩ tịa án sẽ giải thích để áp dụng quy định đĩ vào tranh chấp cụ thể. Chính sự chuyên nghiệp trong giải quyết tranh chấp bằng pháp luật sẽ giúp tịa án triển khai hiệu quả hoạt động GTVBQPPL trong quá trình áp dụng pháp luật.

Với chức năng chính yếu của tịa án là áp dụng pháp luật – vận dụng quy tắc chung của pháp luật để giải quyết các vụ việc cá biệt, cụ thể, tịa án tất nhiên phải làm rõ nghĩa

182 Claire M. Germain (2003), tlđd số 40, tr.200 và Nguyễn Thị Ánh Vân (2012), tlđd số 100, tr.74.

183 Tịa án tối cao ở Trung Quốc thường xuyên ban hành văn bản pháp luật làm rõ nghĩa các quy định pháp luật cho các tịa án bên dưới, xem John Gillespie (2009), “Một số vấn đề chung về giải thích pháp luật” trong Kỷ yếu Giải thích pháp luật -

các quy định trong VBQPPL cần áp dụng nhằm đem đến quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể cĩ liên quan. Quá trình áp dụng pháp luật được cho là trải qua 4 cơng đoạn: (1) tìm hiểu thực tế vụ việc để xác định tính chất pháp lý của vụ việc; (2) lựa chọn quy phạm, hiểu được nội dung, ý nghĩa, mục đích của quy phạm được chọn, xác định xem tình tiết vụ việc cĩ rơi vào phạm vi áp dụng của quy phạm; (3) ra văn bản áp dụng pháp luật và (4) tổ chức thực hiện văn bản đĩ.184 Vì vậy, chỉ cĩ thể thơng qua GTVBQPPL cho dù cơng khai hay thầm lặng thì tịa án mới cĩ thể hiểu được nội dung, ý nghĩa của các quy định thành văn, từ đĩ mới xác định được phạm vi áp dụng của quy định được giải thích. Tịa án GTVBQPPL ngồi việc bảo đảm các quy định của pháp luật được thực thi nghiêm túc cịn tiết kiệm thời gian, cơng sức của các chủ thể mang quyền lực nhà nước khác.

Hoạt động xét xử cĩ cấu trúc bộ ba bao gồm bên thứ nhất và bên thứ hai đối lập nhau; bên thứ ba chính là tịa án, độc lập và cĩ thẩm quyền ra phán quyết.185 Vì vậy, tịa án phải triển khai hoạt động xét xử của mình theo thủ tục chặt chẽ và cơng bằng. Cĩ một sự thống nhất chung trong nhận thức về đặc trưng cố hữu của tịa án là trung lập, cơng bằng và độc lập. Đây là cơ sở để tịa án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự tối thượng của pháp luật. Tính chất độc lập và trung lập trong áp dụng pháp luật khiến tịa án trở thành chủ thể lý tưởng để vừa giải thích vừa kiểm sốt quyền lực nhà nước nhằm bảo vệ pháp luật một cách hiệu quả.186

Với vai trị kiểm sốt quyền lực nhà nước, tịa án khơng chỉ cĩ chức năng xét xử để phán quyết các tranh chấp, các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức mà tịa án cịn cĩ quyền phán quyết tính đúng sai trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Cụ thể, qua xét xử tịa án cĩ quyền kiểm tra tính đúng đắn của quyết định hành chính và hành vi hành chính hay phán quyết tính hợp hiến của các VBQPPL. Khi phán xét tính hợp hiến của một VBQPPL, nhất thiết tịa án cũng phải giải thích cả hai VBQPPL bao gồm hiến pháp và VBQPPL cĩ dấu hiệu vi hiến. Phận sự GTVBQPPL của tịa án cũng là thành phần quan trọng nhất của tiến trình bảo hiến trong nhà nước pháp quyền. Ngược lại, sẽ là sự suy thối của tiến trình bảo hiến nếu tịa án chỉ đơn giản là tấm gương phản chiếu kết quả giải thích của các cơ quan khác.187

Tính tất yếu của hoạt động GTVBQPPL của tịa án cịn xuất phát từ đặc điểm của ngơn ngữ trong VBQPPL. Ngơn ngữ giao tiếp nĩi chung và ngơn ngữ pháp lý nĩi riêng hồn tồn khơng thể tránh khỏi yếu tố mơ hồ, khĩ hiểu (vague) hoặc cĩ thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau (ambiguous). Sự mơ hồ trong quy định của VBQPPL cĩ thể nằm ở

184 Nguyễn Văn Động (2014), sđd số 93, tr. 382 - 383.

185 James E. Fleming (2011), Getting to the Rule of Law, New York University Press, tr.15.

186 Đỗ Minh Khơi, Huỳnh Thị Sinh Hiền và Nguyễn Thị Phương Thảo (2021), Một số nghiên cứu hiện đại về tịa án, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, tr. 61.

từ ngữ, cú pháp, hoặc ở mức độ hiểu biết chung nhất định về bối cảnh của quy định. Thơng thường, nếu quy định đủ rõ ràng, dễ hiểu sẽ khơng cĩ tranh chấp phát sinh yêu cầu tịa án giải quyết. Chính điều này địi hỏi tịa án phải giải thích, đưa ra cách hiểu cĩ giá trị làm cơ sở cho phán quyết.188

Bên cạnh đĩ, nhằm điều chỉnh bao quát các hành vi hay sự kiện cùng loại và để được áp dụng nhiều lần, các quy định trong VBQPPL thường được thiết kế khái quát, trừu tượng, mang tính định tính cao. Để chắc chắn rằng một quy định trong VBQPPL cĩ điều chỉnh vụ việc cụ thể đang được giải quyết tịa án phải tiến hành giải thích quy định đĩ. Hơn nữa, dù VBQPPL cĩ tính khái quát cao nhưng thực tiễn luơn đa dạng và phong phú nên VBQPPL khơng thể điều chỉnh bao quát tất cả vụ việc. Nhằm giải quyết các vụ việc khi thiếu quy định pháp lý điều chỉnh trực tiếp, thẩm phán phải giải thích các quy định hiện cĩ để áp dụng tương tự hoặc vận dụng nguyên tắc chung của pháp luật, đạo đức và lẽ cơng bằng để giải quyết vụ việc.

Hơn nữa, bất kỳ VBQPPL nào cũng phải nằm yên trên giấy một thời gian trong khi các quan hệ xã hội trong cuộc sống thì luơn biến động. Để khắc phục sự lạc hậu nhất định luơn tiềm ẩn trong VBQPPL tịa án phải GTVBQPPL. Hoạt động GTVBQPPL của tịa án là nhu cầu tất yếu giúp hạn chế khoảng cách vốn cĩ giữa pháp luật thành văn và cuộc sống, giúp tối ưu hĩa hiệu quả của pháp luật. Thẩm phán là người trực tiếp chứng kiến pháp luật được triển khai vào cuộc sống như thế nào từ đĩ tích trữ những kiến thức và kinh nghiệm để cập nhật pháp luật, đảm bảo pháp luật phù hợp với tình kình kinh tế - xã hội hiện thời.

Xung đột giữa các quy định trong VBQPPL cũng là yếu tố dẫn đến nhu cầu GTVBQPPL. Sự xung đột, mâu thuẫn này cĩ thể xuất phát từ sự thay đổi của đời sống xã hội, từ sự bãi bỏ ngầm của quy định sau đối với quy định trước, cũng cĩ thể từ lỗi diễn đạt trong quá trình xây dựng luật thành văn. Để tìm nghĩa đích thực của các quy định xung đột trong các VBQPPL, nhằm lựa chọn đúng quy định để áp dụng giải quyết vụ việc cụ thể, hoạt động giải thích các quy định xung đột đĩ trở nên cần thiết.

Bàn về tính tất yếu của hoạt động GTVBQPPL của tịa án, vấn đề đặt ra là cĩ phải tịa án GTVBQPPL trong mọi vụ việc cần giải quyết hay khơng. Để làm rõ vấn đề này, tùy theo gĩc độ nhìn nhận khái niệm giải thích là tự giải thích hay giải thích cho người khác hiểu. Để áp dụng pháp luật, thẩm phán phải phải tìm hiểu, nhận định về vụ việc, tiếp theo là giải thích làm rõ các quy định của pháp luật cĩ liên quan để cĩ thể xác định điều khoản nào thật sự điều chỉnh vụ việc để áp dụng. Đây chính là q trình tư duy tự giải thích các quy định trong các VBQPPL cĩ liên quan, quá trình này tất yếu diễn ra khi thẩm phán thực

188 Zenon Bankowski và D. Neil MacCormick (1991), “Statutory Interpretation in the United Kingdom”, trong DN

hiện mọi hoạt động áp dụng pháp luật. Đối với những vụ việc cĩ tính mới, pháp luật chưa dự liệu rõ ràng, đầy đủ, hoặc quy định cĩ vấn đề trong cách diễn đạt…thì khả năng rất cao những người cĩ liên quan trong vụ việc, các thẩm phán khác nhau sẽ đưa ra những giải pháp khác nhau. Trong trường hợp này rất cần một sự giải thích cơng khai, tịa án cần trình bày các căn cứ, lập luận để giúp các chủ thể cĩ liên quan hiểu rõ, hiểu đúng quy định, hiểu lý do dẫn đến kết quả được phán quyết.

Cĩ quan điểm cho rằng, nhu cầu giải thích chỉ phát sinh đối với các quy định khĩ hiểu, khơng rõ ràng. Như đã bàn luận tại phần khái niệm giải thích, sự rõ ràng của quy định chỉ mang tính tương đối. Đặc biệt, quy định của pháp luật cĩ rõ ràng hay khơng thường khơng nằm ở lời văn của quy định mà nằm ở tình huống thực tiễn tịa án đối mặt để giải quyết. Ví dụ với một quy tắc dường như đã rõ về mặt câu từ “cấm tất cả phương

tiện giao thơng vào cơng viên” thì một xe cứu thương cĩ bị cấm vào cơng viên đĩ để cấp

cứu người bệnh, người già hay người khuyết tật cĩ thể điều kiển xe lăng của mình vào cơng viên để thư giãn… Do đĩ, để trả lời câu hỏi tịa án cĩ GTVBQPPL trong mọi trường hợp áp dụng pháp luật, tác giả luận án cho rằng tịa án phải tự GTVBQPPL trong mọi trường hợp áp dụng pháp luật và một tỷ lệ rất lớn vụ việc khi giải quyết cần đến sự giải thích cơng khai của tịa án về các quy định cần áp dụng.

Chính nhiệm vụ và chức năng của tồ án kết hợp với đặc điểm chung của ngơn ngữ trong VBQPPL cĩ tính khái quát, trừu tượng và tính lạc hậu nhất định so với thực tế cuộc sống đã tạo nên tính tất yếu cho hoạt động GTVBQPPL của tịa án. Bên cạnh đĩ, sự địi hỏi về tính thống nhất của hệ thống VBQPPL cũng tạo nhu cầu thiết yếu cho hoạt động GTVBQPPL của tịa án.

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 52 - 55)