CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
2.1.2. Giải thích pháp luật và giải thích văn bản quy phạm pháp luật
Từ khái niệm giải thích để làm rõ khái niệm GTPL cũng là vấn đề phức tạp. Hiện nay, thuật ngữ GTPL cũng chưa được hiểu một cách thống nhất. Tính phức tạp của khái niệm GTPL đầu tiên bắt nguồn từ vấn đề chưa cĩ sự thống nhất trong việc trả lời câu hỏi “pháp luật là gì?”. Cĩ hai quan điểm phổ biến từ trước đến nay khi bàn đến khái niệm pháp luật đĩ là quan điểm về pháp luật tự nhiên (natural law) và pháp luật thực định (positive law).151 Việc tiếp cận lý thuyết về pháp luật tự nhiên xuất phát từ tính nhị nguyên của pháp luật, tức ngồi hệ thống quy tắc do nhà nước ban hành thì pháp luật cịn bao gồm những quy tắc bất biến cao hơn, mang tính lý tưởng xuất phát từ những nguyên tắc đạo đức mà con người hướng tới.152 Ngược lại, quan điểm pháp luật thực định cho rằng pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.153
Tiếp cận pháp luật với tư cách là đối tượng được giải thích theo các quan điểm khác nhau, chắc chắn sẽ dẫn đến sự nhận thức khác nhau về khái niệm GTPL.
Quan điểm thứ nhất cho rằng GTPL là giải thích ngữ nghĩa chưa rõ của các quy tắc
pháp lý được thể hiện qua tất cả các hình thức pháp luật khác nhau từ tập quán pháp, tiền lệ pháp và VBQPPL (Law Interpretation). Cùng với sự ra đời của pháp luật, GTPL đầu tiên trên thế giới được cho là giải thích tập quán pháp được tiến hành bởi các nhà triết gia và
150 Nguyễn Như Ý (1988), sđd số 196, tr. 727 và Hồng Văn Tú, “Giải thích pháp luật - Một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế về “Giải thích pháp luật một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 105.
151 Phan Nhật Thanh (2016), “Bàn về nguồn gốc pháp luật”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3, tr.43 – 44. 152 A. G. CBLORO (1958), “What is the Natural law”, The Modern Law Review, Vol. 21, tr. 609. 153 Phipille Nonet, “What is Positive Law?”, The Yale Law Journal, vol 100, 1990 - 1991, tr. 670.
nhà chính trị học, trong khi đĩ GTVBQPPL đầu tiên được biết đến chính là giải thích của các nhà chính trị Hy Lạp cổ đại.154 Bên cạnh đĩ, GTPL ở các nước theo truyền thống Thơng luật khơng chỉ giới hạn ở GTVBQPPL mà cịn cĩ giải thích án lệ.155 Như vậy, theo quan điểm thứ nhất thì GTPL là việc làm sáng tỏ nội dung ý nghĩa của các quy phạm pháp luật dưới nhiều hình thức biểu hiện khác nhau của chúng.156
Quan điểm thứ hai cho rằng GTPL là giải thích các VBQPPL (Interpretation of
legal documents) bao gồm cả văn bản luật và văn bản dưới luật. Về cơ bản, các nước theo hệ thống Dân luật chủ yếu giải thích các VBQPPL. Với quan điểm rằng chiếm vị trí chủ đạo trong hệ thống pháp luật của một quốc gia chính là hệ thống VBQPPL và đây cũng là hình thức pháp luật cĩ nhu cầu giải thích cao nhất nên khái niệm GTPL được hiểu là làm rõ nội dung một quy phạm nào đĩ của pháp luật thành văn để người áp dụng pháp luật cĩ thể thấy được quy phạm đĩ điều chỉnh một hoặc một số hành vi hay vụ việc cụ thể nào đĩ như thế nào.157
Quan điểm thứ ba cho rằng GTPL là giải thích văn bản ở cấp độ luật (Law hay
Act) cịn gọi là giải thích luật (Statutory interpretation) hoặc ở mức độ tương đối rộng hơn thì GTPL chỉ là giải thích các văn bản do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành bao gồm hiến pháp và các VBQPPL mang tính ủy quyền lập pháp. Trong hệ thống VBQPPL thì luật là VBQPPL phổ biến nhất, do cơ quan dân cử ban hành, tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Do đĩ, đề cập đến GTPL cĩ quan điểm cho rằng đối tượng giải thích chủ yếu chính là các văn bản luật do nghị viện hay quốc hội ban hành.158 Cĩ thể cho rằng, trong hệ thống VBQPPL của các quốc gia, trừ các VBQPPL do cơ quan lập pháp ban hành, các VBQPPL cịn lại ít nhiều đều cĩ chứa đựng yếu tố giải thích mang tính quy phạm nhằm làm rõ nội dung, ý nghĩa, tinh thần của các sản phẩm lập pháp gốc. Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, GTPL mang tính quy phạm chính thức chỉ được đặt ra với Hiến pháp, luật và pháp lệnh thuộc thẩm quyền của UBTVQH.159
Quan điểm thứ tư cho rằng GTPL là giải thích các văn bản cĩ tính pháp lý (legal
interpretation). Thuật ngữ văn bản mang tính chất pháp lý ở đây cĩ nghĩa rất rộng, cĩ thể là hiến pháp, luật, án lệ hoặc những cam kết đơn phương, những thỏa thuận song phương giữa các chủ thể pháp luật. Pháp luật lúc bấy giờ khơng chỉ được hiểu là những quy tắc do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận mà cịn bao gồm các quy ước được thiết lập thơng qua các văn bản cĩ tính pháp lý (legal text) như di chúc, hợp đồng, giấy ủy quyền. Thậm chí các quy ước này khơng nhất thiết phải được thể hiện dưới hình thức văn bản (text) mà chúng
154 Nguyễn Như Phát (2009), “Giải thích pháp luật tại Việt Nam – Cơng cụ đảm bảo tính minh bạch của pháp luật” trong
Kỷ yếu Giải thích pháp luật – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 95.
155 Pery Herzfeld, Thomas Prince và Stephen Tully (2013), Interpretation and Use of Legal Sources, the Laws of
Australia, NXB Thomson Reuters, tr. 619.
156 Nguyễn Như Phát (2009), tlđd số 154, tr.96. 157 Tơ Văn Hịa (2009), tlđd số 94, 40. 158 Xem Tơ Văn Hịa (2009), tlđd số 94, tr.43.
cịn cĩ thể được thiết lập dưới dạng hành vi.160 Ở Việt Nam, GTPL khơng bao gồm giải thích các văn bản mang tính pháp lý riêng tư như di chúc, hợp đồng… vì quan điểm về pháp luật ở nước ta là tổng thể các quy tắc xử sự gắn liền với quyền lực của nhà nước.161 Theo đĩ, giải thích hợp đồng, di chúc và các giao dịch dân sự khác (private documents) khơng được xem là GTPL giống như quan điểm của một số học giả nước ngồi.162 Hiện tại, cách thức giải thích giao dịch dân sự, giải thích hợp đồng và giải thích di chúc được lần lượt ghi nhận tại Điều 121, 404 và 648 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Bên cạnh đĩ, giải thích các văn bản pháp lý cá biệt như bản án, quyết định của tịa án được các bộ luật tố tụng hiện hành giao cho thẩm phán chủ tọa phiên tịa hoặc phiên họp, người đã ban hành bản án hoặc quyết định đĩ giải thích.163
Như đã bàn luận, trong ba hình thức pháp luật cơ bản hiện nay thì VBQPPL là hình thức được sử dụng phổ biến nhất ở nước ta nên cách tiếp cận của các học giả Việt Nam về GTPL chủ yếu hướng về GTVBQPPL, khơng đề cập đến giải thích án lệ hay giải thích tập quán được áp dụng.164 Mặc dù vậy, tác giả của các cơng trình nghiên cứu trong nước thường sử dụng thuật ngữ GTPL thay vì GTVBQPPL.
Hẹp hơn khái niệm GTPL, đối tượng của hoạt động GTVBQPPL hay giải thích pháp luật thành văn chỉ là các VBQPPL, khơng bao gồm án lệ, tập quán pháp, hợp đồng hay di chúc… Khác với các văn bản áp dụng pháp luật, VBQPPL luơn chứa các quy phạm pháp luật, đĩ chính là các quy tắc chung được ban hành theo thủ tục luật định, nhằm tác động đến các chủ thể rơi vào tình huống được dự liệu. Thơng qua sự diễn đạt ngơn ngữ, chủ thể ban hành VBQPPL muốn điều chỉnh nhiều nhất, bao quát nhất các hành vi cùng loại cĩ thể xảy ra trong cuộc sống. Điều này khiến cho các quy định trong VBQPPL thường khơng tránh khỏi yếu tố mơ hồ, tối nghĩa hoặc đa nghĩa. Tính bao quát kết hợp với khả năng khơng thể dự liệu tất cả các tình huống cĩ thể xảy ra trong cuộc sống làm cho VBQPPL gắn với nhu cầu tất yếu cần được giải thích. Như vậy, khái niệm GTVBQPPL hay cịn gọi là GTPL thành văn được hiểu là hoạt động tìm nghĩa của quy định được chứa đựng trong các VBQPPL giúp các quy định đĩ được nhận thức và thực hiện đúng đắn, thống nhất.165