Về căn cứ giải thích văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 112 - 115)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

3.6. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa

3.6.2. Về căn cứ giải thích văn bản quy phạm pháp luật

Thẩm phán các nước Thơng luật và Dân luật đều sử dụng các căn cứ giải thích giống nhau như từ ngữ, ngữ cảnh của quy định, ngữ cảnh của hệ thống pháp luật, nguồn gốc, mục đích của quy định và các giá trị khác như đạo đức, tập quán, tơn giáo, chính trị… cho dù cĩ sự khác biệt nhất định ở mức độ sử dụng. Trong khi sự tương đồng trong việc sử dụng các căn cứ giải thích trên bắt nguồn từ đặc điểm chung của VBQPPL và tính hệ thống của pháp luật dù ở bất kỳ quốc gia nào, thì sự khác biệt trong mức độ sử dụng các căn cứ giải thích chủ yếu xuất phát từ sự khác biệt về truyền thống và văn hĩa pháp lý.

Thứ nhất, VBQPPL luơn được diễn đạt bằng câu từ nên việc phân tích từ ngữ

được diễn đạt trong văn bản để làm rõ nghĩa của quy định là điều tất yếu đối với thẩm phán trong bất kỳ hệ thống pháp luật nào. Do đĩ, trong quá trình GTVBQPPL cả thẩm phán Thơng luật và Dân luật đều xem xét ngơn ngữ của quy định trước tiên như là căn cứ giải thích mang tính xuất phát điểm thay vì phải xem xét đến các tài liệu khơng sẵn cĩ bên ngồi VBQPPL cần giải thích. Mặc dù vậy, các thẩm phán đều khơng bị ràng buộc bởi nghĩa của câu chữ, họ cĩ quyền rời bỏ nghĩa này nếu chúng đem đến kết quả bất cơng hoặc khi cĩ căn cứ khác mạnh hơn, thuyết phục hơn.

Thứ hai, VBQPPL được ban hành theo một quy trình về cơ bản gần như giống

nhau giữa các nước bao gồm: đánh giá sự cần thiết ban hành, đánh giá khả năng tác động của VBQPPL, soạn thảo, thẩm định, lấy ý kiến chủ thể chịu sự tác động, thảo luận, biểu quyết thơng qua…. Do đĩ, cĩ một niềm tin nhất quán rằng nghĩa của quy định trong một VBQPPL cĩ thể tìm được qua việc xem xét các tài liệu được chuẩn bị trong quá trình ban hành VBQPPL đĩ. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ các nước Thơng luật và Dân luật cho thấy sử dụng lịch sử lập pháp làm căn cứ giải thích cĩ những hạn chế nhất định. Kết quả giải thích cĩ thể bị ảnh hưởng bởi ý tưởng của nhánh hành pháp hoặc tiêu tốn nhiều thời gian nhưng kết quả giải thích khơng chắn chắc vì cĩ quá nhiều tài liệu, nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau cĩ thể được tìm thấy trong quá trình ban hành. Bài học rút ra cho Việt Nam là các tài liệu lịch sử lập pháp khơng cĩ giá trị ràng buộc và giá trị của chúng thường giảm dần theo thời gian. Do đĩ, thẩm phán khơng nên loại trừ hồn tồn việc sử dụng các tài liệu trong q trình lập pháp làm căn cứ giải thích nhưng cần cẩn trọng với căn cứ này.

Thứ ba, trong quá trình GTVBQPPL thẩm phán Thơng luật và Dân luật đều đặt quy

định cần giải thích trong ngữ cảnh của văn bản giải thích và ngữ cảnh của cả hệ thống pháp luật, đặc biệt xem các yếu tố cấu thành nên VBQPPL là ngữ cảnh gần nhất để giải thích

các quy định trong VBQPPL đĩ. Ở các nước Thơng luật vai trị của từng bộ phận cấu thành trong VBQPPL đối với hoạt động giải thích các quy định trong VBQPPL đĩ được phân tích, xem xét kỹ lưỡng hơn. Điều này cho thấy rằng trong q trình giải thích thẩm phán cĩ được sự hỗ trợ từ chính các bộ phận cấu thành nên văn bản. Nếu án lệ là căn cứ chính yếu để GTVBQPPL ở các nước Thơng luật thì ở các nước Dân luật, thẩm phán thường khơng sử dụng án lệ như là căn cứ duy nhất quyết định nghĩa của quy định cần giải thích. Mặc dù vậy, ở cả hai hệ thống án lệ đều cĩ tầm quan trọng đáng kể đối với hoạt động GTVBQPPL. Với truyền thống pháp lý hình thức và thực chứng (formal and positivistic tradition), thẩm phán Dân luật cố chứng tỏ rằng nghĩa của quy định luơn cĩ sự ủng hộ bởi câu chữ hoặc ít nhất cũng khơng mâu thuẫn với câu chữ của quy định. Nếu câu chữ của quy định khơng thể đem đến kết quả giải thích hợp lý, thẩm phán Dân luật thường tìm kiếm luật thành văn khác cĩ liên quan hoặc các nguyên tắc chung của luật thành văn. Từ các phân tích trên cho thấy, dù cĩ truyền thống pháp lý khác nhau nhưng do pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng cĩ tính hệ thống nên trong quá trình GTVBQPPL thẩm phán cân nhắc nghĩa tìm được với các quy định khác, với án lệ kể cả điều ước quốc tế cĩ liên quan. Đây khơng chỉ là điều thẩm phán cĩ thể làm mà cần được xem là nguyên tắc thẩm phán phải đảm bảo khi GTVBQPPL.

Thứ tư, đặc tính chung của pháp luật thành văn là luơn cĩ tính lạc hậu nhất định,

trong khi đời sống thì luơn thay đổi nên thẩm phán khơng thể nào chỉ dựa vào ngơn ngữ của quy định nhằm giải quyết tất cả các vụ việc đa dạng xảy ra. Chính vì vậy, ngồi từ điển và sách ngữ pháp các thẩm phán Thơng luật và Dân luật đều sử dụng các căn cứ khác xa hơn câu chữ của quy định như nguyên tắc chung của pháp luật, chính sách, học thuyết pháp lý, lẽ phải, đạo đức, các yếu tố thuộc về kinh tế, chính trị, lẽ phải… để cập nhật, sáng tạo pháp luật khi cần thiết.

Tuy nhiên, cĩ sự khác biệt nhất định giữa thẩm phán Thơng luật và Dân luật trong việc sử dụng các căn cứ khơng cĩ giá trị pháp lý. Các nước Dân luật do ảnh hưởng bởi nguyên tắc phân quyền của Montesquieu, đặc biệt sau cách mạng Tư sản, tịa án nhìn chung khơng cịn đảm nhận vai trị “làm luật”. Kết hợp với truyền thống thực chứng pháp lý nên pháp luật ở các nước Dân luật khơng được đồng nhất với cơng lý mà chính là mệnh lệnh của nhà lập pháp dân chủ được bầu chọn. Vì vậy, thẩm phán Dân luật chủ yếu sử dụng các căn cứ giải thích chính thức, cĩ giá trị pháp lý kể cả nguyên tắc chung của pháp luật thành văn. Trong khi đĩ, do bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa pháp luật hiện thực (legal realism), thẩm phán Thơng luật quan niệm phán quyết khơng chỉ hợp pháp mà cịn phải hợp lý. Kết hợp với truyền thống án lệ, thẩm phán Thơng luật tin rằng họ cĩ quyền sáng tạo và đánh giá lại pháp luật dựa trên các căn cứ khơng cĩ giá trị pháp lý như đạo đức, kinh tế, chính trị, tơn giáo, phúc lợi chung của xã hội… Điều này cĩ thể nhận thấy rõ nhất qua hai quốc gia Pháp

và Mỹ. Trong khi các thẩm phán Mỹ khơng giấu đi quyền “sáng tạo” hay “cập nhật” pháp luật của mình thì các thẩm phán Pháp lại cố gắng chứng tỏ rằng họ chỉ đơn thuần áp dụng pháp luật thành văn. Tuy nhiên, do luật thành văn của Pháp và các nước Dân luật khác thường lâu đời và trên thực tế vì tính ngắn gọn của các phán quyết tư pháp với phong cách lý lẽ giải thích mang tính áp đặt nên các thẩm phán Dân luật vẫn cĩ thể cập nhật pháp luật sao cho phù hợp với tình hình xã hội mới.530

Xuất phát từ đặc điểm chung vốn cĩ của VBQPPL nên khơng cĩ sự khác biệt quá lớn trong việc sử dụng các căn cứ GTVBQPPL giữa thẩm phán Thơng luật và Dân luật cho dù cĩ sự khác biệt ở hệ thống chính trị, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, cách thức phân cơng quyền lực, vai trị của thẩm phán kể cả đặc điểm cổ điển hay hiện đại của các VBQPPL. Điều này cĩ thể lý giải là do mục đích chung nhất của tịa án khi GTVBQPPL là đảm bảo kết quả áp dụng pháp luật được đúng đắn, cơng bằng. Thẩm phán GTVBQPPL nhằm áp dụng pháp luật nên khơng thể xem một kết quả GTVBQPPL là chính xác nếu cách giải thích ấy dẫn đến kết quả xét xử bất cơng. Chính vì lẽ trên mà khơng cĩ quốc gia nào được nghiên cứu trong luận án thiết lập thứ tự ưu tiên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm căn cứ giải thích đến kết quả giải thích, cũng khơng cĩ quốc gia nào khẳng định căn cứ giải thích nào cĩ tầm ảnh hưởng mạnh nhất.

Từ kinh nghiệm trên cho thấy khơng nên hạn chế, cũng khơng nên buộc tịa án phải sử dụng căn cứ cụ thể nào để giải thích. GTVBQPPL là cơng việc phức tạp, gắn liền với từng vụ việc nên thẩm phán cần được trao quyền tự quyết nhất định để cân nhắc, lựa chọn yếu tố nào cĩ giá trị quyết định trong từng trường hợp cụ thể tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất, lĩnh vực của quy định, hồn cảnh xã hội mà quy định đĩ tồn tại. Tuy nhiên, nếu để cho thẩm phán quá nhiều quyền tự quyết sẽ khĩ tránh khỏi sự lạm quyền. Do đĩ, một mặt kết quả GTVBQPPL của thẩm phán cần được kiểm sốt theo quy trình tố tụng chặt chẽ. Mặt khác, theo kinh nghiệm cĩ được từ các nước Thơng luật, cần địi hỏi thẩm phán cơng khai các lập luận giải thích trong các phán quyết tư pháp.

Dù pháp luật Việt Nam gần hơn với hệ thống Dân luật nhưng liên quan đến việc cơng khai các căn cứ giải thích cần học hỏi kinh nghiệm từ các nước Thơng luật. Nếu ở các nước Dân luật đặc biệt là Pháp, lý do biện minh cho kết quả giải thích trong phán quyết tư pháp thường phải hiểu ngầm thì việc cơng khai lập luận giải thích là trách nhiệm của thẩm phán Thơng luật. Nếu xem niềm tin là tài sản quý giá nhất của ngành tư pháp, thì thẩm phán khơng chỉ cĩ trách nhiệm làm cho phán quyết được đúng đắn mà phải làm cho phán quyết được tin tưởng. Để làm được điều này, tất yếu thẩm phán phải trình bày sự giải thích của mình đối với quy định pháp luật gây tranh cãi, làm rõ quan điểm của mình trong

530 Robert S. Summers và Michele Taruffo (1991), “Interpretation and Comparative Analysis” trong D. Neil

việc chấp nhận cách giải thích này mà khơng chấp nhận các khả năng cịn lại. Tính hợp lý của lý lẽ trên đã được thực tế chứng minh bằng xu hướng thay đổi của các nước Dân luật như Đức, Hà Lan và Thụy Điển,… Theo đĩ, ý kiến tư pháp của thẩm phán các nước này trở nên dài hơn, chứa đựng cả ý kiến phản đối theo phong cách tranh luận, thuyết phục.531

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)