Phương pháp giải thích hệ thống

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 104 - 106)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

3.5. Phương pháp giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa án các nước thuộc

3.5.2. Phương pháp giải thích hệ thống

Điểm giống nhau trong việc sử dụng phương pháp giải thích hệ thống giữa thẩm phán Thơng luật và Dân luật được minh chứng bằng sự giống nhau trong việc sử dụng các căn cứ giải thích. Cụ thể, thẩm phán cả hai hệ thống đều quan niệm rằng tồn thể VBQPPL chứa quy định được giải thích, án lệ, các VBQPPL khác và điều ước quốc tế cĩ liên quan đều là căn cứ để giải thích quy định trong VBQPPL đĩ. Tất nhiên, trật tự thang bậc pháp lý của hệ thống VBQPPL mà đỉnh cao là Hiến pháp đều được các thẩm phán xem xét trong q trình giải thích. Ví dụ khi GTVBQPPL mang tính hướng dẫn của nhánh hành pháp, thẩm phán Pháp tơn trọng giá trị pháp lý cao hơn của văn bản được hướng dẫn.480 Liên quan đến phương pháp giải thích hệ thống, ở Mỹ cĩ quy ước“nếu

luật thành văn cĩ thể hiểu theo nhiều cách, cách nào tránh phát sinh câu hỏi về tính hợp hiến nên được lựa chọn”.481 Trong vụ National Federation of Independent Business v. Sebelius (2012), Tịa án tối cao giải thích nghĩa của từ “penalty” trong Luật Đảm bảo khả năng bảo vệ và chăm sĩc bệnh nhân (The Patient Protection and Affordable Care Act- Obamacare. Từ “phạt” (penalty) được sử dụng nhưng khơng cĩ sự thống nhất trong cách hiểu rằng đĩ là tiền phạt thật sự hay tiền thuế mà một cơng dân khơng mua bảo hiểm phải đĩng vào ngân sách. Nếu là tiền phạt thì Luật trên vi hiến nhưng nếu đĩ là một khoản thuế thì đạo luật trên hợp hiến.482 Kết quả cĩ 5/9 Thẩm phán cho rằng việc nộp 200 USD theo quy định trên là một khoản thuế.483

Khi các quy định trong cùng một VBQPPL xung đột nhau, thẩm phán xem xét tổng thể văn bản để hĩa giải mâu thuẫn.484 Nếu thơng qua giải thích khơng thể hĩa giải mâu thuẫn giữa các quy định trong cùng văn bản hoặc giữa các VBQPPL với nhau, thẩm phán sẽ áp dụng các quy tắc giải quyết xung đột.485 Nhìn chung, ở cả hai hệ thống Thơng luật và Dân luật, khi cĩ sự xung đột giữa các quy định trong cùng văn bản sẽ ưu tiên quy định riêng hơn quy định chung, cịn khi cĩ sự xung đột giữa các VBQPPL, thứ tự sau đây thường

478 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk và Jean-Louis Gardies (1991), tlđd số 53, tr.192. 479 Robert Alexy và Ralf Dreier (1991), tlđd số 54, tr.95, 115.

480 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk và Jean-Louis Gardies (1991), tlđd số 53, tr. 182 -183. 481 Anita S. Krishnakumar (2017), tlđd số 413, tr. 863.

482 Bởi vì tại khoản 8 Điều 1 Hiến pháp năm 1787 chỉ cho phép Nghị viện Liên bang cĩ quyền ban hành luật để điều chỉnh vấn đề thương mại giữa các bang mà khơng thể ra lệnh cho cơng dân khơng cĩ liên quan đến hoạt động thương mại liên bang, để mua các sản phẩm mình khơng mong muốn và quy định Nghị viện liên bang cĩ quyền đánh thuế.

483 Robert J. Pushaw (2016), “Talking textualism, Practicing Pragmactism: Rethinking the Supreme Court’s Approach to Statutory Interpretation”, Georgia Law Review, Vol. 51, tr. 193.

484 Francis Bennion (2001), sđd số 12, tr. 55. 485 Francis Bennion (2001), sđd số 12, tr.27.

được nhận ra: sau ưu tiên hơn trước, cụ thể ưu tiên hơn chung, giá trị pháp lý cao ưu tiên hơn giá trị pháp lý thấp, luật của liên bang ưu tiên hơn luật các tiểu bang.486 Đặc biệt, pháp luật Pháp khơng đặt vấn đề luật xung đột với Hiến pháp khi giải thích luật. Một khi luật đã ban hành giá trị của nĩ khơng thể bị nghi ngờ, vì vậy thẩm phán phải giải thích theo hướng luật thành văn phù hợp với Hiến pháp.

Áp dụng phương pháp GTVBQPPL theo hệ thống, các nước Thơng luật và Dân luật cịn cĩ quy tắc giải quyết xung đột giữa các hình thức pháp luật khác nhau, khơng chỉ dừng lại trong phạm vi xung đột giữa các VBQPPL với nhau. Với nguyên tắc phân quyền thì quyền lập pháp thuộc về nghị viện, nên nếu cĩ sự xung đột giữa VBQPPL và án lệ hay tập quán thì thơng thường VBQPPL được ưu tiên. Cụ thể, Điều 1, Điều 4, Điều 8 và Điều 15 của Bộ luật Dân sự Ý năm 1942 quy định:

Ngồi ra, khơng chỉ mâu thuẫn giữa các quy tắc pháp lý mà mâu thuẫn giữa các nguyên tắc pháp lý cũng cần được giải quyết trong q trình giải thích. Để làm điều này, thẩm phán xem xét tầm quan trọng và kiểm tra mối quan hệ ưu tiên giữa các nguyên tắc đặt trong từng vụ việc cụ thể. Ví dụ Tịa án Hiến pháp liên bang Đức cho rằng nguyên tắc đảm bảo quyền riêng tư của cá nhân thì quan trọng hơn quyền của các kênh truyền hình được tự do phát sĩng.487 Vì vậy, lợi ích từ việc cĩ được thơng tin khơng quan trọng bằng lợi ích từ việc bảo vệ quyền lợi của phạm nhân để tái hịa nhập cộng đồng.488

Điểm khác nhau liên quan đến vận dụng phương pháp giải thích hệ thống giữa các nước Thơng luật và Dân luật thể hiện ở chỗ nếu thẩm phán Thơng luật cĩ sự hỗ trợ đáng kể từ nguyên tắc ràng buộc theo tiền lệ (Stare decisis) thì thẩm phán Dân luật chủ yếu sử dụng biện luận logic như một phần của phương pháp giải thích hệ thống. Khi GTVBQPPL các thẩm phán Thơng luật tham khảo hoặc chịu sự ràng buộc của các giải thích tư pháp trong các án lệ trước đây đối với quy định đang giải thích. Trong khi đĩ, án lệ khơng phải là nguồn pháp luật chính thức ở các nước Dân luật. Trong GTVBQPPL, thẩm phán Dân luật chủ yếu bằng biện luận logic dựa trên các quy định thành văn khác trong cùng hệ thống pháp luật để giải thích nội dung của các quy định cịn mơ hồ.

ỞPháp, cùng với sự ra đời của Bộ luật Dân sự Napoléon năm 1804 là sự hình thành trường phái chú giải.489 Các luật gia Pháp theo trường phái chú giải cho rằng việc phân tích và giải thích luật phải căn cứ vào văn bản, ngay cả trong trường hợp luật cĩ thiếu sĩt thì

486 Điều 31 Luật cơ bản Đức năm 1949 sửa đổi lần cuối vào 29/9/2020, [https://www.btg-

bestellservice.de/pdf/80201000.pdf], (truy cập ngày 30/8/2021).

487 Khoản 1 Điều 2, và khoản 1 Điều 1 so với khoản 1 Điều 5 Luật cơ bản Đức năm 1949 sửa đổi lần cuối vào 29/9/2020, [https://www.btg-bestellservice.de/pdf/80201000.pdf], (truy cập ngày 30/8/2021).

488 BVerfGE 35, 202 (237) trích theo Robert Alexy và Ralf Dreier (1991), tlđd số 54, tr.102. 489 La méthode exétique

vẫn phải căn cứ vào quy định cĩ sẵn để áp dụng cho tình huống tương tự.490 Trường phái này chú trọng đến việc vận dụng các kỹ thuật suy luận logic như kỹ thuật suy luận tương tự (le raisonnement a pari), kỹ thuật suy luận tất nhiên (le raisonement a fortiori), kỹ thuật suy luận quy nạp - diễn dịch (les raisonements inductif et déductif)... Mặc dù sau đĩ, xuất hiện ở Pháp nhiều trường phái khác như giải thích tự do, giải thích lịch sử hoặc phát triển thì các kỹ thuật suy luận logic vẫn tiếp tục được vận dụng.491 Tương tự như ở Pháp, thực tế GTVBQPPL ở Ý thiên về biện luận khéo léo với logic pháp lý là cơng cụ giá trị nhất của tư pháp và rất được chú trọng giảng dạy bởi các trường luật.492 Theo Bộ luật Dân sự Ý năm 1942 thì: “Nếu vụ

việc khơng thể giải quyết trên cơ sở của quy định cụ thể, cần quan tâm đến những quy định điều chỉnh vấn đề tương tự hoặc vụ việc tương tự, nếu giải pháp cho vụ việc vẫn cịn mơ hồ thì dựa trên các nguyên tắc của trật tự pháp luật để phán quyết.493

ỞĐức, mặc dù khơng cĩ quy định về áp dụng tương tự pháp luật, giải thích bằng phương pháp lập luận tương tự vẫn được áp dụng. Trong vụ án cổ điển, thẩm phán giải thích quy định: “người mua được quyền địi bồi thường đối với lỗi hàng hĩa mà người bán cố ý che

giấu” theo cách tương tự mở rộng để buộc người bán bồi thường cho các sản phẩm thiếu

những tính chất mà họ đã khiến người mua tin tưởng khi ký hợp đồng.494

Như vậy, phương pháp giải thích hệ thống được sử dụng trong cả hai hệ thống Thơng luật và Dân luật dựa trên tính thống nhất giữa các quy định trong cùng một VBQPPL, tính thống nhất giữa các VBQPPL với nhau, giữa VBQPPL với án lệ, tập quán và các điều ước quốc tế. Trong khi thẩm phán Thơng luật chủ yếu sử dụng án lệ làm căn cứ giải thích thì thẩm phán Dân luật sử dụng các biện luận logic để vừa đảm bảo tính thống nhất vừa lấp các lỗ hổng pháp lý của luật thành văn dựa trên chính quy định của luật thành văn.

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 104 - 106)