Phương pháp giải thích thực tế

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 108 - 109)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

3.5. Phương pháp giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa án các nước thuộc

3.5.4. Phương pháp giải thích thực tế

Phương pháp này được sử dụng bởi thẩm phán Thơng luật chủ yếu khi các điều kiện xã hội liên quan đến quy định cần giải thích đã thay đổi. Ở Anh, giải thích thực tế được áp dụng khi các vấn nạn mà VBQPPL được ban hành để giải quyết đã thay đổi hoặc khơng cịn tồn tại.507 Điều 17 của Luật Vận chuyển bằng xe ngựa năm 1853 của London (London Hackney Carriage Act) quy định tài xế vi phạm nếu yêu cầu hoặc nhận nhiều hơn phí dịch vụ phù hợp. Rõ ràng nghĩa văn phạm là cấm tiền boa nhưng tiền boa cho tài xế dần trở thành phong tục được chấp nhận trong xã hội nên vào năm 1981 tịa án tuyên hành vi nhận tiền này của tài xế khơng vi phạm Điều 17 trên.508 Thừa nhận giá trị của phương pháp giải thích thực tế, Bennion cho rằng “một quy định được ban hành ra và khơng bị sửa đổi bởi nhà lập pháp

thì nghĩa pháp lý của nĩ vẫn cĩ thể thay đổi thơng qua giải thích của tịa án”.509 Các quy định pháp luật thành văn sau khi ban hành luơn ở trên cao và miễn nhiễm với sự phát triển là điều khơng cĩ thực khi mà hồn cảnh cần áp dụng pháp luật luơn thay đổi.510 Giải thích thực tế cũng được áp dụng khá phổ biến ở Mỹ dựa trên lý thuyết pháp luật tự nhiên. Trong vụ án nổi tiếng nhà thờ Holy Trinity, Tịa án tối cao cho rằng nhà thờ khơng cĩ tội bằng cách viện dẫn truyền thống tự do tơn giáo trên đất Mỹ, chứng minh rằng Nghị viện khơng dự đốn trước tình huống như thế, mặc dù câu chữ thì rõ ràng. Quyết định này làm ngạc nhiên một số người nhưng khơng ai cho rằng thẩm phán lạm quyền trong trường hợp này.511 Ở Úc, giải thích thực tế được vận dụng chủ yếu trong giải thích Hiến pháp. Hiến pháp khơng trực tiếp ghi nhận quyền tự do ngơn luận nhưng Tịa án tối cao tuyên bố luật của bang và liên bang vi hiến nếu chúng hạn chế quá mức các thảo luận về chính trị vì quyền tự do ngơn luận là quyền tối cần thiết trong hệ thống dân chủ đại diện được bảo vệ bởi Hiến pháp.512 Tương tự, dù Hiến pháp Úc khơng hạn chế Nghị viện ban

505 Xem Đồn Nguyễn Phú Cường (2018), tlđd số 236, tr. 94. 506 Vũ Văn Mẫu (1961), sđd số 499, tr.320.

507 Francis Bennion (2001), sđd số 12, tr. 58. 508 Basam v. Green [1981] Crim.LR 626.

509 Francis Bennion (2001), sđd số 12, tr.20. 510 Francis Bennion (2001), sđd số 12, tr.20. 511 Antonin Scalia (1997), sđd số 73, tr. 18 và tr.115.

hành luật hồi tố nhưng dựa vào nguyên tắc phân quyền thẩm phán cho rằng: Nghị viện ban hành luật hình sự hồi tố là lạm quyền tư pháp vì đã tạo ra các phán quyết cĩ tội bằng con đường lập pháp.513

Ở các nước Dân luật, VBQPPL thì lâu đời và được soạn thảo với tính trừu tượng hĩa cao nên khơng thể đưa ra giải pháp cho từng vấn đề. Bằng phương pháp giải thích thực tế cịn được gọi là phương pháp mục đích luận khách quan hay phương pháp cứu cánh thẩm phán đáp ứng địi hỏi của điều kiện kinh tế xã hội hiện hành.514 Nguyên chánh án Tịa phá án Pháp Ballot Beaupre đã phát biểu nhân kỉ niệm 100 năm ngày ban hành Bộ luật Dân sự Pháp rằng “Một người khơng nên đi tìm ý định của tác giả Bộ luật Dân sự bởi vì qua 100

năm khi họ đã viết ra các quy định đĩ thay vì nên xem xét ý định nào liên quan nếu các quy định tương tự như vậy được viết bởi nghị viện ngày nay. Cần xem xét đến sự thay đổi cả một thế kỉ về thĩi quen, nhân văn, thực tế của câu từ diễn đạt và nhu cầu đối với cuộc sống

hiện tại”.515 Ở Ý, mặc dù Bộ luật Dân sự năm 1942 khơng ghi nhận giải thích thực tế nhưng phương pháp này vẫn được thừa nhận bởi học thuyết pháp lý. Học thuyết giải thích lịch sử tiến triển (Historico-progressive interpretation) yêu cầu thẩm phán giải thích như sự tiếp tục của một tiến trình lịch sử để pháp luật được thay đổi phù hợp với sự thay đổi của xã

hội.516 Ở Đức, tịa án được phép cập nhật những thay đổi trong hồn cảnh hiện tại cho ra kết quả khác với ý định lập pháp trong lịch sử.517 Đặc biệt, đối với các quy định đã được ban hành lâu, ý định lập pháp chủ quan cĩ thể bị bỏ qua. Đây cũng chính là nội dung của phương pháp giải thích thực tế mà ở Đức gọi là “ratio legis” trên cơ sở của học thuyết luật

học đánh giá (Wertungsjurisprudenz).518 Kết quả cĩ được từ phương pháp giải thích thực tế này ở cả hai hệ thống đều phản ánh tính hợp lý hay chức năng xã hội của quy định được giải thích.

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 108 - 109)