Khái niệm giải thích

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 45 - 46)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

2.1.1. Khái niệm giải thích

Giải thích cĩ thể được hiểu ở ba cấp độ khác nhau. Ở cấp độ rộng nhất, giải thích là hoạt động nhận thức để đạt được tất cả các hiểu biết của con người.145 Nhà triết học pháp luật Ronald Dworkin cho rằng giải thích là cố gắng để hiểu một đối tượng nào đĩ như hiện tượng khoa học, thơng điệp giao tiếp, tác phẩm nghệ thuật hay các yếu tố thực tế xã hội như “lịch sự” và “cơng bằng”.146 Ở cấp độ rộng nhất này, giải thích chính là tiến trình tự nhận thức, khơng thể quan sát được, là yếu tố khơng thể thiếu để hiểu tất cả các sự vật, hiện tượng trong đĩ cĩ các thơng điệp giao tiếp.

Ởcấp độ khác hẹp hơn, giải thích là hoạt động chỉ để hiểu các thơng điệp giao tiếp của con người. Với cách hiểu này, giải thích cũng liên quan đến hoạt động nhận thức, nhưng chỉ giới hạn ở việc nhận thức để hiểu các thơng điệp giao tiếp, khơng phải tất cả các sự vật và hiện tượng. Ví dụ: Một biển báo sau khi được giải thích giúp người lái xe hiểu rằng mình cần phải chạy chậm lại.

Ở cấp độ hẹp nhất, giải thích là hoạt động làm rõ những gì chưa rõ trong việc hiểu một thơng điệp giao tiếp. Ví dụ: Cuộc hẹn của A với B được thiết lập là 7 giờ ngày thứ 6, nhưng B cần làm rõ là 7 giờ sáng hay 7 giờ tối và thứ 6 vào ngày nào.147 Giải thích hiểu theo nghĩa hẹp nhất phù hợp với câu châm ngơn “In claris non fit interpretation” nghĩa là

“Cái gì đã rõ thì khơng cần giải thích”.148 Giải thích hiểu theo nghĩa hẹp nhất chỉ liên quan

đến việc làm sáng rõ các thơng điệp giao tiếp và chỉ diễn ra sau khi hoạt động nhận thức diễn ra, thường là do gặp khĩ khăn trong nhận thức các thơng điệp giao tiếp.149

Trong phạm vi luận án này, vì pháp luật thành văn hay VBQPPL chính là cơng cụ giao tiếp nên khái niệm giải thích chỉ được hiểu theo hai gĩc độ hẹp. Theo gĩc độ hẹp thứ nhất, đĩ chính là q trình tự giải thích hay nhận thức cịn gọi là giải thích thầm lặng để hiểu thơng điệp giao tiếp theo cách riêng của người giải thích. Theo gĩc độ hẹp thứ hai cũng là gĩc độ hẹp nhất thì giải thích là hoạt động làm sáng tỏ những thơng điệp giao tiếp cịn chưa rõ, làm sáng tỏ những nội dung “cịn vướng lại” trong giao tiếp, là việc dùng lý

145 Zenon Bankowski, D. Neil MacCormick, Robert S. Summers and Jerzy Wroblewski (1991), sđd số 15, tr.12. 146 Ronald Dworkin (1986), sđd số 18, tr. 49-54.

147 Aharon Barak (2005), sđd số 22, tr.13 148 Aharon Barak (2005), sđd số 22, tr.13. 149 Bennis Patterson (2005), sđd số 14, tr. 692.

lẽ để giảng giải giúp người khác hiểu rõ và hiểu đúng vấn đề.150 Tự giải thích là hoạt động trí tuệ khơng thể thiếu, cũng khơng thể quan sát nhằm để hiểu thơng điệp giao tiếp. Tuy nhiên, do kiến thức, hiểu biết, văn hĩa, vốn ngơn ngữ và cả lợi ích của mỗi người là khác nhau nên khả năng rất cao họ sẽ hiểu một thơng điệp giao tiếp theo nghĩa khác nhau. Khi đĩ cần đến hoạt động giải thích cơng khai, làm sáng tỏ thơng điệp giao tiếp, giúp người khác nhận thức thơng điệp giao tiếp đúng hơn và thống nhất hơn. Theo nghĩa hẹp nhất của giải thích thì “Điều gì đã rõ thì khơng cần giải thích”. Tuy nhiên, rõ với người này cĩ thể chưa rõ với người khác, hoặc nhiều người đều tin rằng họ đã hiểu rõ một thơng điệp giao tiếp nhưng với cách hiểu khác nhau, hoặc chính việc bàn luận, suy nghĩ sâu hơn về một vấn đề thường làm cho vấn đề từ chỗ được cho là rõ lại trở nên mơ hồ. Do đĩ, muốn hiểu bất kỳ một thơng điệp giao tiếp nào phải thơng qua q trình tự giải thích, sau q trình tự giải thích nếu phát sinh vấn đề chưa rõ thì cần đến một sự giải thích khác cơng khai giúp hiểu rõ những điều cịn mơ hồ, khĩ hiểu.

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 45 - 46)