Phương pháp giải thích dựa trên ý định lập pháp

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 106 - 108)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

3.5. Phương pháp giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa án các nước thuộc

3.5.3. Phương pháp giải thích dựa trên ý định lập pháp

Đây là phương pháp nhận được nhiều sự quan tâm bởi thẩm phán Thơng luật. Trong vụ án Church of the Holy Trinity v. United States, xác định hành vi ký kết hợp đồng của một nhà thờ với một người ngoại quốc để làm mục sư cĩ vi phạm quy định: “Bất cứ ai, bằng bất cứ cách nào giúp đỡ hoặc xúi giục việc nhập cư của người ngoại quốc sang Mỹ bằng hợp đồng, hoặc bằng sự thỏa thuận trước để lao động hoặc thực hiện bất kỳ loại dịch vụ nào trong nước Mỹ...”495 Thẩm phán cho rằng liên quan đến tự do tơn giáo, nhà lập

490 Tăng Thanh Phương và Huỳnh Thị Sinh Hiền (2019), “Áp dụng quy định tương tự pháp luật để giải thích pháp luật dân sự - bài học kinh nghiệm từ Pháp”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12 (380), tr.18.

491

Charlotte Lemieux, Element d’interprétation en droit civil,

[https://www.usherbrooke.ca/droit/fileadmin/sites/droit/documents/RDUS/volume_24/24-2-lemieux.pdf], (truy cập ngày 20/4/2019).

492 John Henry Merryman (1966), tlđd số 2, tr. 601.

493 Điều 12, Bộ Luật Dân sự Ý năm 1942 được cập nhật bởi Altalex đến ngày 18/02/2021

[https://www.altalex.com/documents/news/2013/10/01/disposizioni-sulla-legge-in-generale#inizio], (truy cập ngày 30/8/2021).

494 Robert Alexy và Ralf Dreier (1991), tlđd số 54, tr.79. 495 Antonin Scalia (1997), sđd số 73, tr.19.

pháp khơng cĩ ý định cấm việc tuyển dụng mục sư với lập luận: “Một điều gì đĩ cĩ thể nằm trong câu chữ của luật thành văn, nhưng khơng nằm trong luật bởi vì nĩ khơng cĩ trong tinh thần của luật hoặc trong ý định của nhà làm luật đĩ”.496 Tuy nhiên, khơng phải thẩm phán Thơng luật nào cũng ủng hộ phương pháp này. Với các thẩm phán theo trường phái văn phạm thì giải thích dựa trên ý định lập pháp vi phạm nguyên tắc pháp quyền vì luật thành văn là những gì được thơng qua, khơng phải là ý định bên trong.497 Một thẩm phán Úc đã từ chối ra phán quyết với lý do: “Tơi thật sự bối rối giữa cái gì tơi dự định để làm với ngơn ngữ

mà tơi đã sử dụng để diễn đạt. Lúc dự thảo tơi đã thể hiện đầy đủ dự định của mình, nhưng cái gì tơi dự định khơng hẳn là nĩ đã được thực hiện.”498

Trong hệ thống Dân luật, phương pháp giải thích ý định lập pháp cịn được gọi là phương pháp tầm nguyên, sưu tầm ý chí nguyên thủy của nhà lập pháp.499 Phương pháp này được đề cao bởi trường phái Chú giải, trường phái cổ điển ở Châu Âu vào thế kỉ XIX. Vào thời kỳ này, khi giải thích văn phạm khơng làm rõ nghĩa hoặc nghĩa khơng hợp lý, phản xạ đầu tiên của các thẩm phán là truy tìm ý định lập pháp bằng cách quan tâm đến các sự kiện lịch sử xảy ra trước lúc ban hành văn bản hay các khúc mắc mà nhà làm luật dự định giải quyết.500 Vì vậy, phương pháp giải thích này cịn cĩ tên gọi khác là giải thích dựa trên chức năng hay mục đích luận chủ quan.501 Ở Ý, Điều 12 Bộ luật Dân sự yêu cầu người giải thích ngồi việc phải xem xét văn phạm, cú pháp thì phải xem xét đến ý định lập pháp. Trong khi đĩ, một số học giả Đức xem giải thích ý định là một phần của giải thích lịch sử vì các tài liệu thể hiện ý định lập pháp là một trong những yếu tố phản ánh sự hình thành và phát triển của văn bản qua các thời kỳ.502 Ở Đức, ý định lập pháp được tìm thấy qua các dự thảo của Nghị viện, các thảo luận được ghi chép lại trong nghị viện, trong các ủy ban của nghị viện.503 Khi giải thích Điều 181 Bộ luật Dân sự: “người đại diện khơng được quyền ký kết một giao dịch

pháp lý nhân danh người đại diện với chính anh ta”, Tịa án tư pháp liên bang Đức viện dẫn

ý định của nhà làm luật là bảo vệ người được đại diện tránh thiệt hại từ việc đại diện. Do đĩ, sự bảo vệ sẽ khơng cịn cần thiết trong trường hợp giao dịch được ký kết chỉ đem đến lợi ích cho người được đại diện. Tịa án đã thu hẹp phạm

vigiao dịch ký kết bị ngăn cản vì cho rằng từ ngữ của quy định đã vượt xa hơn ý định

của nhà làm luật. 504

496 Steelworkers v. Weber, 443 U.S. 193 (1979) tr. 201 trích dẫn Church of the Holy Trinity v. United States, 143 U.S.

457 (1892) tr. 459.

497 Antonin Scalia (1997), sđd số 73, tr.18.

498 John Middleton (2016), “Statutory Interpretation - Mostly Common Sense?” Melbourne University Law Review

Annual, tr. 4.

499 Vũ Văn Mẫu (1961), Dân Luật khái luận, NXB Bộ quốc gia giáo dục, Sài Gịn, tr. 313- 315. 500 Đồn Nguyễn Phú Cường (2018), tlđd số 236, tr. 94.

501 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk và Jean-Louis Gardies (1991), tlđd số 53, tr. 184. 502 Robert Alexy và Ralf Dreier (1991), tlđd số 54, tr.87.

503 Federal Constitutional Court, Vol.79, tr. 121 trích theo Thomas C. Wegerich (1991), tlđd số 392, tr. 225. 504 Robert Alexy và Ralf Dreier (1991), tlđd số 54, tr. 79.

Tương tự như ở các nước Thơng luật, phương pháp giải thích dựa trên ý định lập pháp cũng nhận được nhiều sự phê phán ở các nước Dân luật. Luật gia người Pháp Franỗois Gộny quan nim rng phng pháp sưu tầm ý chí nhà lập pháp tất yếu dẫn đến việc người giải thích tự thay thế nghĩa mà nhà lập pháp gửi gắm vào trong văn bản. Ơng cho rằng khơng cĩ bất kì văn bản nào cĩ thể được giải thích theo đúng nghĩa đã được xác định trước vì ý định của tác giả bị lạc mất ngay khi văn bản được ban hành.505 Sử dụng phương pháp này ở các nước Dân luật cịn bị cho là tự câu thúc mình vào trong khuơn khổ ý chí của nhà lập pháp lúc ban hành, chẳng khác nào cam chịu để “sống mãi dưới ánh đèn dầu le lĩi”.506

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)