Về quy tắc giải thích

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 131 - 134)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

4.1. Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa án Việt Nam

4.1.3. Về quy tắc giải thích

4.1.3.1. Mặt tích cực

Từ việc đối chiếu với các quy tắc GTVBQPPL của thẩm phán các nước Thơng luật và Dân luật cho thấy rằng các quy tắc GTVBQPPL của tịa án Việt Nam nhìn chung chưa được thiết lập đầy đủ. Các quy tắc áp dụng pháp luật ở nước ta cĩ nội dung gần giống với các quy tắc GTVBQPPL ở các nước Thơng luật và Dân luật. Cụ thể, Luật Ban hành VBQPPL hiện hành quy định: “Trong trường hợp các VBQPPL cĩ quy định khác nhau về

cùng một vấn đề thì áp dụng VBQPPL cĩ hiệu lực pháp lý cao hơn. Trong trường hợp các VBQPPL do cùng một cơ quan ban hành cĩ quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của VBQPPL ban hành sau”.588 Quy tắc ưu tiên áp dụng VBQPPL chuyên ngành so với VBQPPL quy định chung chưa được Luật này ghi nhận. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: Trường hợp quy định trong luật khác cĩ liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể mà trái với các nguyên tắc cơ bản quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự thì quy định của Bộ luật Dân sự được áp dụng. Bằng phương pháp suy lý ngược ta cĩ được quy tắc rằng khi quy định trong luật khác cĩ liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong lĩnh vực cụ thể mà khơng trái với các nguyên tắc cơ bản quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự trên thì quy định đĩ được ưu tiên áp dụng. Bên cạnh đĩ, cĩ thể kể một số quy định pháp luật ở nước ta giống với các quy tắc GTVBQPPL của các nước Thơng luật và Dân luật như sau: VBQPPL về nguyên tắc khơng cĩ hiệu lực hồi tố, hiệu lực hồi tố được áp dụng theo hướng cĩ lợi cho chủ thể bị xử lý, luật thành văn khơng cĩ hiệu lực vượt ra ngồi lãnh thổ (trừ khi cĩ quy định rõ ràng), nghị viện ban hành luật trên tinh thần phù hợp với luật quốc tế.589

Quy tắc GTVBQPPL của tịa án nước ta chưa được chính thức ghi nhận trong bất kỳ VBQPPL nào. Luật ban hành VBQPPL chỉ quy định nguyên tắc giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh của UBTVQH. Mặc dù vậy, chúng ta đã cĩ các quy tắc áp dụng pháp luật rất gần với quy tắc GTVBQPPL ở các nước Thơng luật và Dân Luật. Thiết nghĩ cĩ sự tương quan này là do hoạt động giải thích và áp dụng VBQPPL của tịa án các nước Thơng luật và Dân luật luơn tương tác qua lại, thậm chí trộn lẫn nhau nhằm đem đến kết quả phù hợp cho cả hai. Cụ thể, GTVBQPPL của tịa án khơng dừng lại ở việc tìm nghĩa của quy định mà cịn phải xác định phạm vi áp dụng của quy định vào vụ việc thực tế. Do đĩ, quy tắc giải thích các quy định pháp luật thành văn ở các nước này khơng chỉ giới hạn ở các quy tắc liên quan đến việc tìm nghĩa của chúng mà cịn chứa đựng luơn cả các quy tắc áp dụng các quy định thành văn vào từng trường hợp cá biệt, bao gồm các quy tắc xác định hiệu lực hay phạm vi tác động của quy định cần giải thích. Trong khi đĩ, các quy tắc áp

588 Khoản 2 và khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020. 589 Xem Điều 152, 155 và 156 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020.

dụng VBQPPL ở Việt Nam chưa được nhìn nhận như là một phần của quy tắc GTVBQPPL mang tính cá biệt của thẩm phán.

Ngồi ra, mặc dù các quy tắc được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành khơng đề cập trực tiếp đến vấn đề giải thích nhưng chúng cĩ tác động đến kết cách thức GTVBQPPL mang tính cá biệt của thẩm phán trong quá trình xét xử. Cụ thể, Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành cho phép áp dụng pháp luật tương tự, áp dụng lẽ cơng bằng trong lĩnh vực dân sự đồng nghĩa với việc cho phép thẩm phán GTVBQPPL theo phương pháp giải thích logic (hệ thống) và phương pháp giải thích thực tế.590 Song song đĩ, với định nghĩa tội phạm trong Bộ luật hình sự, Quốc hội khơng cho phép thẩm phán áp dụng tương tự pháp luật trong q trình giải thích các quy định về tội phạm, thay vì phải dựa trên câu chữ của quy định là chủ yếu, khơng được giải thích theo hướng mở rộng để kết tội một người.591

4.1.3.2. Mặt hạn chế

Bên cạnh mặt tích cực được trình bày trên, nhiều quy tắc cần thiết cho tính thống nhất, minh bạch của hoạt động GTVBQPPL của tịa án được sử dụng khá phổ biến ở các nước Thơng luật và Dân luật nhưng chưa được chính thức ghi nhận ở nước ta. Chẳng hạn như về quy tắc tơn trọng nghĩa thơng thường, phổ biến của quy định, khoản 1 Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “Người nào giao cho người

mà biết rõ người đĩ khơng cĩ giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng cĩ sử dụng rượu bia…gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ…” Người khác trong quy định này được TANDTC nước ta giải thích là bất kỳ người nào, kể cả chính người được giao điều khiển phương tiện giao thơng.592 Cách giải thích này chưa đúng với nghĩa thơng thường, hằng ngày của quy định.

Từ cách thức giải thích cụm từ “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” của TANDTC qua Cơng văn số 89/TANDTC-PC như đã được phân tích bên trên cịn cho thấy tịa án nước ta hiện khơng bị ràng buộc bởi các quy tắc bổ nghĩa về mặt ngữ pháp.593 Các quy ước giải thích liên quan đến ngữ cảnh hay cú pháp đĩng vai trị là thơng điệp giao tiếp giữa chủ thể ban hành và chủ thể GTVBQPPL cũng chưa được hình thành. Điều

12 Luật Khiếu nại năm 2011 là một minh chứng cho thấy nhà soạn thảo chưa chú ý đến các quy tắc ngữ pháp, gây khĩ khăn cho việc hiểu nghĩa của quy định một cách nhất quán. Điều luật cĩ đoạn được diễn đạt như sau: “… thì được ủy quyền cho cha mẹ, vợ chồng, anh, chị,

em ruột, con đã thành niên hoặc người khác cĩ năng lực hành vi dân sự đầy

590 Điều 6 Bộ luật Dân sự năm 2015.

591 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 592 Tiểu mục 9 mục 1 Cơng văn 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020. 593 Được phân tích trong phần căn cứ GTVBQPPL bên trên tại trang 119.

đủ để thực hiện việc khiếu nại”. Điều kiện “đã thành niên” và “cĩ năng lực hành vi

dân sự đầy đủ” chỉ bổ nghĩa cho danh từ liền trước hay cho tất cả các danh từ được liệt

kê là vấn đề được đặt ra. Xét về tính hợp lý và hợp pháp của quy định, thì bất kỳ người nào thực hiện việc ủy quyền cần phải “cĩ năng lực hành vi dân sự đầy đủ” vì vậy cĩ thể suy luận rằng cụm từ “cĩ năng lực hành vi dân sự đầy đủ” bổ nghĩa cho tất cả các chủ thể được liệt kê. Tuy nhiên, nếu đây là điều kiện cần thiết cho tất cả chủ thể được liệt kê thì cĩ lẽ nhà làm luật khơng cần bổ sung thêm điều kiện “đã thành niên” cho chủ thể là “con”. Hơn nữa, tính từ “đã thành niên” bổ nghĩa duy nhất cho chủ thể là “con” hay tất cả chủ thể trong cùng chuỗi được liệt kê thì chưa cĩ quy ước rõ trong quá trình soạn thảo và GTVBQPPL ở nước ta.

Quan sát thực tế giải thích của tịa án cho thấy tịa án vẫn chấp nhận nghĩa của quy định vượt ra khỏi nội dung câu chữ của chúng mặc dù chưa cĩ cơ sở pháp lý để thực hiện điều này. Cơng văn số 64/TANDTC-PC ngày 03 tháng 4 năm 2019 giải thích cụm từ

“người tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà cĩ” là người tiêu thụ tài sản cĩ được từ người khác một cách trái pháp luật, cho dù hành vi đĩ khơng đủ yếu tố cấu thành tội phạm, khơng thể xử lý hình sự...594 Trường hợp khác, Cơng văn 89/TANDTC-PC ngày 30 tháng 6 năm 2020 giải thích chất ma túy trong Bộ luật Hình sự hiện hành bao gồm chất khác khơng phải ma túy nhưng người mua và người bán ý thức rằng đĩ là chất ma túy.595 Bất kỳ ai đã tham khảo các quy tắc giải thích ở các nước Thơng luật đều cĩ thể nhận ra đây chính là nội dung của quy tắc sửa đổi nghĩa văn phạm (golden rule). Từ hai ví dụ trên khiến tác giả luận án liên tưởng đến một vụ án ở Anh cĩ giải thích khoản 1, Điều 8 Luật thực phẩm và dược phẩm năm 1955 (The food and drugs Act): “người nào bán thực phẩm khơng phù hợp cho người tiêu thụ thì phạm tội”. Hai đứa trẻ đến cửa hàng hỏi mua

nước chanh (lemonade) nhưng lại được đưa chai caustic soda, kết quả là sau khi uống hai đứa trẻ bị say. Bị cáo tranh cãi rằng caustic soda khơng phải là thực phẩm. Tịa án cho rằng để đảm bảo tính cơng bằng và hợp lý cần phải thốt khỏi nghĩa văn phạm bằng cách diễn đạt lại cụm từ “bán bất kỳ thực phẩm nào” (sell any food) thành “bán bất kỳ thứ gì như thực phẩm” (sell any thing as food).596 Như vậy, qua kết quả giải thích hai vụ việc trên chúng ta thấy tịa án Việt Nam vẫn giải thích theo hướng rời bỏ nghĩa văn phạm để đạt kết quả hợp lý hơn mặc dù quy tắc thơng luật truyền thống (Golden rule) về sửa nghĩa văn phạm chưa từng được ghi nhận ở nước ta.

Như vậy, cịn khá nhiều quy tắc cần thiết, hữu ích cho hoạt động GTVBQPPL của tịa án nhưng chưa được ghi nhận ở nước ta như quy tắc rời bỏ nghĩa văn phạm, quy tắc

594 Tiểu mục 8 mục 1 Cơng văn 64/2019/GĐ-TANDTC-PC ngày 03 tháng 4 năm 2019. 595 Tiểu mục 5 mục 1 Cơng văn 89/TANDTC-PC ngày 30 tháng 6 năm 2020.

về ngữ nghĩa, ngữ cảnh và các quy tắc khác liên quan đến sử dụng cấu trúc ngữ pháp nhằm tăng cường hiệu quả giao tiếp giữa người đọc và người soạn thảo VBQPPL.

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 131 - 134)