Phân loại giải thích văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

2.2. Phân loại giải thích văn bản quy phạm pháp luật

2.2.1. Căn cứ vào cách thức triển khai và phạm vi tác động của kết quả giải thích

Dựa vào cách thức triển khai và phạm vi tác động của kết quả giải thích, GTVBQPPL cĩ thể chia thành hai dạng, giải thích mang tính quy phạm và giải thích mang

160 Aharon Barak (2005), sđd số 22, tr.3. 161 Nguyễn Văn Động (2014), sđd số 93, tr. 281.

162 Pery Herzfeld, Thomas Prince và Stephen Tully (2013), sđd số 155, tr. 489.

163 Xem Điều 310 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Điều 486 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. 164 Nguyễn Cửu Việt (2009), tlđd số 110, tr. 152.

165 Xem khoản 3 Điều 3 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020 và Michelle Sanson, David Worswick và Thalia Anthony (2009), sđd số 6, tr. 227.

tính cá biệt (theo vụ việc). GTVBQPPL mang tính quy phạm là hoạt động làm rõ nghĩa của quy định một cách chung chung theo cách thức diễn dịch “từ trên xuống”, thường bắt đầu từ việc đọc quy định trong văn bản, diễn giải quy định giúp chúng được hiểu rõ, hiểu đúng để quy định được thực hiện thống nhất. Ngược lại, GTVBQPPL theo vụ việc được diễn ra theo chiều quy nạp “từ dưới lên”, xuất phát từ nhu cầu phải giải quyết một vụ việc cụ thể với mong muốn tìm kiếm quy định pháp luật phù hợp để áp dụng vào vụ việc cụ thể đĩ.166 GTVBQPPL mang tính quy phạm nếu được thực hiện bởi chủ thể cĩ thẩm quyền thì kết quả giải thích cĩ giá trị ràng buộc đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, buộc họ phải triển khai thi hành quy định theo kết quả giải thích cĩ được. GTVBQPPL mang tính cá biệt gắn liền với q trình giải quyết vụ việc cụ thể và nếu được thực hiện bởi chủ thể mang quyền lực nhà nước thì kết quả giải thích chỉ cĩ tính ràng buộc trong phạm vi của từng vụ việc cụ thể.167 Để giải quyết bất kỳ vụ việc pháp lý nào địi hỏi người giải quyết phải nhận thức, luận giải các quy định của pháp luật, tìm mối liên kết giữa vụ việc cần giải quyết với nội dung, phạm vi áp dụng của quy định. Đây chính là hoạt động GTVBPPL mang tính cá biệt theo vụ việc.

2.2.2. Căn cứ vào giá trị pháp lý của kết quả giải thích

Dựa vào giá trị pháp lý của kết quả giải thích, hoạt động GTVBQPPL cĩ thể được chia thành giải thích khơng chính thức và giải thích chính thức.168

Giải thích khơng chính thức là giải thích được thực hiện bởi các chủ thể khơng mang quyền lực nhà nước vì vậy chúng khơng cĩ giá trị pháp lý ràng buộc. GTVBQPPL là nhu cầu thường xuyên, mang tính thiết yếu của tất cả các cá nhân, tổ chức chịu sự điều chỉnh của quy định mỗi khi họ tìm hiểu nội dung của quy định. GTVBQPPL trong trường hợp này chính là sự tự giải thích để từ đĩ các chủ thể hiểu và thực hiện pháp luật theo cách hiểu của mình. Để giúp các quy định trong VBQPPL được hiểu rõ và thực hiện đúng đắn, thống nhất thường cĩ sự tham gia giải thích của các chủ thể tuy khơng nhân danh quyền lực nhà nước nhưng cĩ kiến thức, cĩ sự am tường pháp luật. Sản phẩm của hoạt động GTVBQPPL khơng chính thức này cĩ giá trị tham khảo lớn và thường tồn tại dưới dạng tài liệu tuyên truyền, giải đáp pháp luật, sách bình luận án, bản bào chữa, bài giảng, sách chuyên khảo hay bài báo khoa học.169

Trong khi đĩ, GTVBQPPL chính thức được thực hiện bởi các chủ thể mang quyền lực nhà nước, nội dung giải thích cĩ giá trị pháp lý ràng buộc.170 GTVBQPPL chính thức

166 Nguyễn Minh Đoan và Nguyễn Minh Đức (2019), Thực hiện, áp dụng và giải thích pháp luật ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.229.

167 Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), sđd số 93, tr.202

168 Nguyễn Cửu Việt (2009), tlđd số 110, tr.144 - 145.

169 Hồng Thị Kim Quế (2015), sđd số 93, tr. 507.

170 Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), sđd số 93, tr.202; Nguyễn Minh Đoan và Lưu Văn Tuấn (2017), Một số vấn

cĩ thể được tiến hành bởi chính chủ thể ban hành VBQPPL. Bằng cách thiết lập điều khoản về giải thích từ ngữ, chủ thể ban hành VBQPPL cĩ thể đem đến nghĩa thống nhất được sử dụng chung trong tồn VBQPPL được ban hành. Trong trường hợp từ ngữ cĩ nghĩa đặc biệt, khác với cách hiểu chung trong văn bản thì chủ thể ban hành VBQPPL cĩ thể quy ước một nghĩa riêng biệt gắn liền với một vài quy định nào đĩ trong văn bản. Nhiều VBQPPL của các nước Châu Âu thường cĩ phần định nghĩa để giải thích các thuật ngữ cĩ tính khái quát và được sử dụng nhiều lần trong chính VBQPPL đĩ.171 Luật ở các nước Thơng luật cũng cĩ kết cấu với phần định nghĩa các từ ngữ thơng dụng, đặc biệt các luật về giải thích cịn cung cấp nghĩa thống nhất của từ ngữ được dùng trong cả hệ thống VBQPPL.172 Ngồi quá trình ban hành mới, trong quá trình sửa đổi, bổ sung các quy định trong VBQPPL, chủ thể tiến hành sửa đổi, bổ sung cũng phải giải thích làm rõ nội dung, ý nghĩa của các quy định cần được sửa đổi, bổ sung.

Bên cạnh đĩ, trong quá trình triển khai thi hành các quy định vào đời sống cũng như trong quá trình áp dụng pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính, xử lý tội phạm, giải quyết tranh chấp các chủ thể cĩ thẩm quyền trong bộ máy nhà nước phải giải thích các điều luật. Ví dụ: Chủ tịch ủy ban nhân dân xã khi đăng ký hoặc từ chối đăng ký kết hơn vẫn phải xuất phát từ việc giải thích các quy định cĩ liên quan về điều kiện kết hơn trong Luật Hơn nhân và gia đình. Các kiểm sát viên trong q trình giám sát tịa án cũng phải giải thích các quy định mà dựa vào đĩ tịa án ra phán quyết trong từng vụ án cụ thể.

Để quản lý xã hội hiệu quả, giống như một thực thể con người, bộ máy nhà nước cần cĩ bộ phận suy nghĩ để quyết định, bộ phận tổ chức thực thi các quyết định đã được nghĩ ra và bộ phận kiểm tra lại việc thực hiện các quyết định đĩ.173 Theo lý thuyết phân quyền thì bộ máy nhà nước hiện đại được cấu thành bởi ba nhánh đảm nhận ba chức năng: ban hành pháp luật, thực thi pháp luật và xét xử. Dựa vào đĩ cĩ thể chia hoạt động GTVBQPPL chính thức thành ba nhĩm:

Thứ nhất: GTVBQPPL của nhánh lập pháp

Trong nhiều luật, cơ quan lập pháp thường bắt đầu với một điều hoặc một khoản, đơi khi rất dài, thơng qua định nghĩa để giải thích các từ ngữ được sử dụng. Điều này thể hiện sự cố gắng của nhà lập pháp nhằm giải quyết các vấn đề giải thích phát sinh trong quá trình áp dụng luật thành văn. Đơi khi vì sự phàn nàn hoặc khơng thỏa mãn đối với cách

171 Tơ văn Hịa (2009), tlđd số 94, tr. 39.

172 Xem Điều 5 và 10 Luật Phân biệt về độ tuổi của Úc (Age Discrimination Act 2004) tại

[https://www.legislation.gov.au/Details/C2017C00341] và Luật Giải thích của Canada tại [ https://www.laws-

lois.justice.gc.ca/eng/acts/i-21/page-1.html#h-279312] truy cập ngày 02/8/2022.

173 Nguyễn Đăng Dung và Đặng Minh Tuấn (2014), Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, tr.421.

giải thích của nhánh tư pháp, lập pháp chỉnh sửa phần giải thích trong các luật.174 Trên thực tế, ngồi việc thiết lập điều khoản riêng để định nghĩa các thuật ngữ pháp lý được dùng phổ biến trong luật, cơ quan lập pháp cịn giải thích luật sau khi chúng được ban hành. Ở Hàn Quốc, cơ quan lập pháp cĩ thể giải thích luật bằng cách ban hành văn bản luật khác chứa điều khoản trình bày nghĩa của các từ ngữ cần giải thích.175 Ở Pháp, các luật sau khi được Nghị viện ban hành mà phát sinh nhu cầu giải thích thì chính Nghị viện từng ban hành luật khác để làm rõ quy định cần giải thích. Luật giải thích cĩ hiệu lực hồi tố đến thời điểm luật được giải thích cĩ hiệu lực. Cách làm này của Nghị viện Pháp nhằm để sửa hoặc ngăn chặn cách giải thích được cho rằng khơng đúng của nhánh tư pháp.176 Hiện nay, ở các nước xã hội chủ nghĩa quyền giải thích Hiến pháp và luật thuộc về nhánh lập pháp. Cụ thể, UBTVQH Trung Quốc cĩ quyền giải thích và giám sát việc thi hành Hiến pháp, cĩ quyền giải thích luật,177 và UBTVQH Việt Nam cĩ quyền giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh.178

Thứ hai: GTVBQPPL của nhánh hành pháp

Nhằm triển khai thực hiện chức năng cơng quản, cơ quan hành pháp cũng tham gia hoạt động GTVBQPPL. Giải thích của nhánh hành pháp thường được thực hiện dựa trên cơ sở rằng nhánh này cĩ kiến thức và kinh nghiệm chuyên mơn trong lĩnh vực quản lý mà các cơ quan đảm nhiệm.179 Ở Pháp, giải thích của nhánh hành pháp được thực hiện thơng qua hoạt động quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành cịn gọi là lập pháp thứ cấp. Ví dụ, luật hành chính Pháp cấm bán các thuốc nếu việc sử dụng thuốc đĩ cĩ thể gây nguy hiểm cho sức khỏe; khi đĩ việc làm rõ nghĩa của từ nguy hiểm thuộc về bộ máy hành chính trong q trình triển khai thi hành luật.180 Ngồi ra, các cơng chức hành pháp ở Pháp là người chịu trách nhiệm chính cho việc soạn thảo các dự luật. Bộ trưởng trình dự luật tại Nghị viện, bảo vệ nĩ qua các cuộc tranh luận và cuối cùng kêu gọi số đơng để bỏ phiếu thơng qua. Những câu trả lời cĩ tính giải thích luật của các bộ trưởng thường được sử dụng bởi luật sư hoặc thỉnh thoảng bởi thẩm phán nhằm bảo vệ sự giải thích của chính họ.181 Nhìn

174 Xem Ruth Sullivan (2007), sđd số 32, tr.69

175 Soogeun Oh và Heejong Song (2009), “Giải thích pháp luật ở Hàn Quốc” trong Kỷ yếu Giải thích pháp luật - Một

số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 252.

176 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk và Jean-Louis Gardies, tlđd số 53, tr. 211.

177 Khoản 1 và khoản 4 Điều 67 Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 sửa đổi năm 1988, 1993, 1999 và 2004 và sửa đổi lần thứ năm vào tháng 3 năm 2018

[http://www.npc.gov.cn/englishnpc/constitution2019/201911/1f65146fb6104dd3a2793875d19b5b29.shtml] (truy cập ngày 02/8/2022)

178 Điều 74 Hiến pháp năm 2013.

179 Xem Nguyễn Thị Ánh Vân (2012), tlđd số 100, tr.74.

180 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk và Jean-Louis Gardies, tlđd số 53, tr.202. 181 Michel Troper, Christophe Grzegorczyk và Jean-Louis Gardies, tlđd số 53, tr.184 - 187.

chung, GTVBQPPL của nhánh hành pháp ở các nước khơng ràng buộc nhánh tư pháp về ngữ nghĩa cũng như phạm vi áp dụng.182

Thứ ba: GTVBQPPL của nhánh tư pháp

Nhu cầu GTVBQPPL chủ yếu xuất hiện đối với các quy định khơng đầy đủ, khơng rõ ràng, mà sự rõ ràng của quy định trong VBQPPL rất khĩ nhận biết cho đến khi cĩ vụ việc thực tế cần giải quyết. Chính vì vậy, GTVBQPPL luơn gắn liền với hoạt động áp dụng các VBQPPL để giải quyết vụ việc cụ thể. Trong bộ máy nhà nước, tịa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, cơng việc thường ngày của tịa án là nắm bắt rõ tình tiết của vụ việc, tìm và xác định nghĩa của quy định để áp dụng nghĩa đĩ vào giải quyết vụ việc cụ thể. GTVBQPPL của tịa án cĩ thể là giải thích mang tính quy phạm thường được thực hiện chủ yếu bởi tịa án tối cao,183 nhưng thiết thực nhất vẫn là giải thích khi cần giải quyết vụ việc xảy ra.

Từ các phân tích trên cho thấy GTVBQPPL của tịa án là hoạt động của tịa án nhằm làm sáng rõ nội dung, ý nghĩa của quy định trong VBQPPL giúp cho quy định được hiểu, được thực hiện và áp dụng thống nhất nhưng chủ yếu nhất vẫn là thơng qua thẩm phán nhằm xác định nghĩa và phạm vi áp dụng của quy định để giải quyết từng vụ việc cụ thể.

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)