Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà giang (Trang 35 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài

* Nhân tố liên quan đến người sử dụng lao động

NSDLĐ nhận thức giản đơn về việc tham gia BHXH, tức là không tham gia, hoặc chưa tham gia hay tham gia ở mức độ nhất định vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, nên không chủ động thực hiện việc đăng ký tham gia BHXH; ngay chính bản thân NLĐ cũng chưa có thói quen sống cần có bảo hiểm. Chủ DN chỉ thấy lợi trước mắt, lợi cục bộ cho.

DN, thiếu quan tâm đến đời sống và quyền lợi BHXH của NLĐ nên tìm mọi cách trốn tránh đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ hoặc đăng ký tham gia theo kiểu đối phó khi có thanh tra, kiểm tra. Tình trạng chủ Doanh nghiệp ký HĐLĐ thời hạn dưới 3 tháng với NLĐ và hợp đồng vụ việc, hoặc không ký HĐLĐ nhằm lách luật về BHXH đã tác động xấu đến công tác thu BHXH. Nếu chủ sử dụng lao động có nhận thức đúng về BHXH sẽ góp phần giảm tình trạng trốn đóng BHXH tức là đã tác động tích cực đến công tác thu BHXH.

Nhiều địa phương các cấp, các ngành còn hiểu chưa đúng về BHXH. Nhiều cán bộ, đảng viên nhầm tưởng BHXH là đơn vị kinh doanh. Thậm chí có vị Chánh án một tịa án cấp Quận ở thành phố Hồ Chí Minh khi xét xử vụ kiện trốn đóng BHXH cịn nhầm cả tên cơ quan BHXH thành “công ty BHXH”. Nhiều chính quyền, các cấp ủy đảng ở địa phương chưa tích cực phối hợp với cơ quan BHXH trong công tác tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH tại địa phương.

Có thể nói, vai trị của các cấp, các ngành trong cơng tác tuyên truyền, triển khai các chính sách BHXH tới người dân là rất quan trọng. Ở đâu có sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền thì ở đó cơng tác thu BHXH được tốt. Ở đâu thiếu sự quan tâm, phối hợp, giúp đỡ của các cấp ủy đảng, chính quyền thì ở đó cơng tác thu BHXH gặp rất nhiều khó khăn.

Chính sách tiền lương là cơ sở và là tiền đề cho việc thực hiện quản lý thu BHXH bắt buộc. Khi Nhà nước nâng lương cơ sở, thì điều đó đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH bắt buộc và số thu BHXH cũng tăng lên. Trong trường hợp này, việc quản lý nguồn thu BHXH bắt buộc cần có những điều chỉnh về căn cứ thu BHXH, mức thu... phù hợp, tránh những xáo trộn hoặc thực hiện không đúng mục tiêu, khơng đúng nội dung và quy trình.

Mặt khác, nếu công tác quản lý thu BHXH bắt buộc được thực hiện hiệu quả, người cán bộ nắm chắc các chính sách của nhà nước, cũng như các chính sách đã có sự thay đổi/ điều chỉnh, bám sát các văn bản hướng dẫn quy đổi tiền lương, tiền cơng, có sự linh hoạt trong việc tính tốn mức đóng góp BHXH thì hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Trong trường hợp, công tác quản lý khơng đáp ứng các khía cạnh trên thì có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của quỹ cũng như thiếu tính kịp thời, thiếu độ an tồn và khó đảm bảo sự tăng trưởng quỹ BHXH.

* Chính sách lao động và việc làm

Chính sách lao động, việc làm sẽ có những tác động tới khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp tới việc tham gia đóng BHXH của người lao động. Vì khi Nhà nước chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động thì đồng nghĩa với đó là thị trường lao động có được nguồn nhân lực đảm bảo trình độ chun mơn tay nghề. Người lao động sẽ chủ động và có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm có chất lượng, làm gia tăng số lao động tham gia BHXH bắt buộc. Khi mức đóng BHXH tăng lên, địi hỏi công tác quản lý thu BHXH cũng có những thay đổi và điều chỉnh tương xứng.

* Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế gia tăng thì kéo theo cơ hội phát triển của các Doanh nghiệp thêm thuận lợi, đơn vị/tổ chức sử dụng lao động có thêm điều kiện sẵn sàng tham gia đóng BHXH cho người lao động. Điều này làm gia tăng số lượng người đóng BHXH, địi hỏi cơng tác quản lý thu BHXH

cũng có những thay đổi nhất định. Hơn nữa, nếu tốc độ kinh tế tăng trưởng thì đời sống của người lao động sẽ được cải thiện, khi đó người lao động cũng sẽ có điều kiện tích lũy, hướng đến việc tham gia BHXH để có thể ứng phó với những rủi ro trong cuộc sống. Vì vậy, khi người tham gia BHXH bắt buộc tăng lên, sẽ giúp cho hoạt động quản lý thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và không để thất thu tiền đóng BHXH, đảm bảo thời gian theo đúng quy định của pháp luật về BHXH. Ngược lại, nếu tăng trưởng kinh tế trì trệ, sẽ khơng tạo được động lực và cơ hội cho người lao động tham gia đóng BHXH. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nợ đọng, trốn đóng... khiến cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc gặp nhiều khó khăn.

* Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản ánh mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, giảm nghèo bền vững.

Thu nhập bình quân đầu người cũng là căn cứ để xác định các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nếu thu nhập bình quân đầu người cao và yếu tố lạm phát thấp thì sẽ làm tăng thu nhập của người lao động và khả năng tham gia BHXH sẽ cao, làm tăng nguồn quỹ BHXH. Ngược lại, nếu thu nhập bình quân đầu người thấp, thì người lao động sẽ khó có cơ hội cũng như khả năng tham gia BHXH bắt buộc. Trong hoàn cảnh đó, số lượng người tham gia BHXH sẽ giảm, gây khó khăn cho cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Đồng thời, việc quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc cũng khó khăn trong việc cân đối nguồn quỹ BHXH cho việc chi trả các chế độ đối với người tham gia.

* Nhận thức của người tham gia đóng BHXH bắt buộc

Nhận thức được hiểu là quá trình tiếp thu kiến thức thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các qui trình như tri thức, sự chú ý, trí

nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính tốn, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội ... Do đó, nhận thức của người tham gia đóng bảo hiểm xã hội chính là những suy nghĩ, quan điểm và thái độ của họ đối với hành vi tham gia đóng BHXH bắt buộc.

Nếu nhận thức của người tham gia đóng bảo hiểm xã hội nhất quán, có ý thức sẵn sàng, các doanh nghiệp sử dụng lao động luôn tuân thủ các quy định trong việc đóng BHXH, xác định đó là lợi ích của doanh nghiệp và của người lao động thì tạo thêm điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý BHXH. Nếu chủ sử dụng lao động, doanh nhiệp không nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đóng BHXH bắt buộc thì họ có xu hướng lẩn tránh, đề cao lợi nhuận không muốn tham gia đóng BHXH cho người lao động. Trong trường hợp này, bản thân người lao động đôi khi cũng do nhận thức chưa đầy đủ, do hạn chế về hiểu biết, hoặc nguồn thu nhập bị giới hạn nên cũng khơng dám địi hỏi quyền lợi. Khi ý thức của các bên tham gia cịn hạn chế, thiếu sự hợp tác thì cơng tác quản lý tham gia BHXH cũng sẽ không thuận lợi.

* Hoạt động tuyên truyền, quảng bá về chính sách bảo hiểm xã hội

Tuyên truyền, quảng bá là một hoạt động phổ biến trong xã hội hiện đại nhằm truyền đạt các ý tưởng, cảm xúc, thông tin, thái độ, quan điểm... đến cá nhân hay các nhóm xã hội. Cũng giống như một số lĩnh vực khác trong đời sống xã hội, BHXH rất cần sự tác động của truyền thông đến các tầng lớp dân cư trong xã hội để mọi người nắm bắt được đây là một chính sách an sinh nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Nếu công tác tuyên truyền thực hiện tốt sẽ giúp cho đối tượng tham gia hiểu rõ hơn về chế độ, mức hưởng, mức nộp BHXH theo quy định hiện hành. Từ đó, sẽ có tác dụng động viên, cổ vũ, khuyến khích người lao động, chủ sử dụng lao động tích cực, chủ động thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia đóng BHXH.

Nói cách khác, nếu cơng tác truyền thông được thực hiện tốt, có kế hoạch, có lộ trình, đầy đủ các thơng điệp và được tổ chức khoa học, hấp dẫn,

cuốn hút thì sẽ phần nào tác động thuận lợi đến nhận thức của các đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội, cũng như tác động đến hiệu quả của công tác quản lý BHXH bắt buộc.

1.4. Kinh nghiệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở một số tỉnh, thành phố và bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà giang (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)