Tăng cường công tác thanh, kiểm tra về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà giang (Trang 101)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Những giải pháp cơ bản tăng cƣờng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt

3.2.4. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra về bảo hiểm xã hội bắt buộc

3.2.4.1. Mục tiêu giải pháp

Thanh tra, kiểm tra là một nội dung quan trọng nhằm tăng cường công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Trong hoạt động BHXH, các bên liên quan như người lao động, người sử dụng lao động có những lợi ích khác nhau, vì vậy họ sẵn sàng lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, sự yếu kém, buông lỏng trong quản lý của cơ quan Bảo hiểm xã hội để trục lợi cho bản thân. Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH đã xác định “Tăng cường công tác

thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi tiền bảo hiểm xã hội”.

3.2.4.2. Điều kiện thực hiện

Trong thời gian tới để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH nhằm hồn thiện hoạt động quản lý thu Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang cần:

- Thực hiện đầy đủ nghiêm túc thanh tra, kiểm tra đã được ban hành và có hiệu lực của cơ quan BHXH cấp trên: Quyết định 1518-QĐ/BHXH ngày 18/10/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về Ban hành quy định về thanh tra chuyên ngành đóng BHXH; BHYT; BHTN và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Quyết định 704-QĐ/BHXH ngày 22/5/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 1518-QĐ/BHXH.

- Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành trong cơng tác thu BHXH nói chung và thu BHXH bắt buộc nói riêng trên địa bàn tỉnh, trong đó có sự phối hợp của các thành phần: Thanh tra Tỉnh, Thanh tra Sở LĐ -TBXH, Sở Y tế, Sở KH - ĐT, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Tài chính, Cục thuế và cơ quan Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch, tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành thường xuyên hoặc đột xuất tại các đơn vị sử dụng lao động. Thơng qua đó, có thể phát hiện những vi phạm pháp luật về BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động, từ đó đề xuất những biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời, khắc phục được những sai phạm đã xảy ra. Đối với các đơn vị chấp hành tốt những quy định về BHXH thì phải có những hình thức tun dương, khen thưởng phù hợp để ghi nhận những đóng góp của họ.

- BHXH Tỉnh cần chủ động phối hợp với Sở KH - ĐT, Phòng Lao động thuộc Sở LĐ-TBXH của Tỉnh để nhanh chóng nắm được danh sách các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động và mới được thành lập trên địa bàn mà chưa tham gia BHXH theo đúng quy định, từ đó có thơng báo đến các đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh theo đúng luật định; nếu cố tình vi phạm cần có

những biện pháp xử lý nghiêm minh. Theo tinh thần Nghị quyết số 28 thì phải “Hồn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, nhất là đối với các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trục lợi BHXH theo hướng cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và cơ quan quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội có thẩm quyền xử phạt các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi BHXH…”.

- Sử dụng các biện pháp kinh tế kết hợp với biện pháp hành chính, tư pháp khi phát hiện doanh nghiệp có vi phạm về việc tham gia, đóng BHXH, thực hiện phạt tiền hoặc truy thu qua tài khoản ngân hàng hay Kho bạc, tiến hành phong tỏa tài khoản và các giao dịch kinh doanh tùy theo mức độ vi phạm. Phối hợp với Công an tỉnh tập hợp hồ sơ, tài liệu đối với những doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH; BHYT để xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

- Sử dụng cơ quan báo chí, truyền hình để lên án các hành vi tiêu cực, trục lợi BHXH, trốn đóng, nợ hay đóng BHXH không đầy đủ của người sử dụng lao động. Đồng thời qua các kênh này để tuyên dương các đơn vị, doanh nghiệp, người sử dụng lao động thực hiện tốt nghĩa vụ về BHXH.

3.2.5. Tổ chức tốt cơng tác tun truyền về chính sách Bảo hiểm xã hội bắt buộc

3.2.5.1. Mục tiêu giải pháp

Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH đã xác định “Xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội bảo đảm sự công bằng, không phân biệt đối xử giữa các nhóm đối tượng tham gia” nhằm củng cố niềm tin, tăng mức độ hài

lòng của người tham gia vào hệ thống BHXH. Do đó, để làm tốt cơng tác tuyên truyền cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, tổ chức quần chúng, các cơ quan thơng tin đại chúng, trong đó các cấp ủy Đảng, chính quyền phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo để cơng tác tun truyền có hiệu quả. Cuối cùng cơng tác thông tin tuyên truyền, quảng bá phải đảm bảo sao cho

chủ sử dụng lao động nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc tham gia BHXH cho người lao động, về phía người lao động phải thấy được tầm quan trọng của BHXH, nhận thức được tham gia BHXH là để bảo vệ quyền lợi của mình.

3.2.5.2. Điều kiện thực hiện

* Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, quảng bá hình ảnh về Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang

Những năm qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt việc chi trả các chế độ, chính sách đối các đối tượng được thụ hưởng các chế độ như hưu trí, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp tuất, trợ cấp mai tang phí, trợ cấp ốm đau, thai sản…đã góp phần quan trọng giúp cho người lao động yên tâm lao động, sản xuất mang lại nhiều lợi ích doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động. Đối với người sử dụng lao động, thì những chi phí phải chi cho những rủi ro trong sử dụng lao động được ổn định, có thể dự liệu và hạch tốn được khi có BHXH. Vì vậy, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang đã từng bước xây dựng được hình ảnh đẹp, tạo sự tin tưởng nhất là đối với người lao động, người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, kết quả chỉ số Cải cách hành chính năm 2019 của các cơ quan trên địa bàn tỉnh Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Hà Giang đạt được chỉ số Cải cách hành chính đứng thứ 2 trong nhóm xếp loại xuất sắc với tổng điểm chỉ số là 91.26% trong tổng số 06 cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Trong số 8 lĩnh vực được đánh giá theo Chỉ số CCHC năm 2019, cơ quan BHXH tỉnh đã đạt được điểm tuyệt đối trong 2 lĩnh vực là “Cải cách

thể chế” và “Cải cách thủ tục hành chính”; tổng điểm đạt được năm 2019

so với năm 2018 tăng từ 82.48 điểm lên 91.26 điểm, qua đó cho thấy Bảo hiểm xã hội tỉnh đã nghiêm túc trong việc thực hiện các quy định trong CCHC trên địa bàn tỉnh. Từ những kết quả đạt được của 2 năm 2018 và 2019, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng “Bằng khen” do có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Phát huy những thành tích đã đạt được, trong thời gian tới, Bảo hiểm xã hội tỉnh phải tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua sâu rộng trong tồn Ngành với khẩu hiệu “Cơng chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang chung

tay đoàn kết, quyết tâm xây dựng ngành Bảo hiểm xã hội hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp”, đồng thời

đẩy mạnh các phong trào thi đua chuyên đề với các chủ đề thiết thực như: Quyết liệt thực hiện các giải pháp phát triển nhanh, bền vững, đối tượng tham gia và giảm nợ BHXH, BHYT, BHTN; Các phong trào thi đua phải thực sự trở thành động lực thúc đẩy các tập thể, cá nhân phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

* Nâng cao hiệu quả cơng tác tun truyền chính sách BHXH bắt buộc

cho người lao động và người sử dụng lao động

Tổ chức thực hiện một số hình thức tuyên truyền trực quan sinh động: in tờ gấp, tranh cổ động, áp phích, sách hỏi đáp giới thiệu về pháp luật và các chế độ BHXH, phát hành rộng rãi đến từng đơn vị sử dụng lao động.

Có biện pháp để thu hút các nhà chuyên môn, chuyên gia nổi tiếng trên các lĩnh vực: văn hóa, hội họa, nhạc kịch…để sáng tác các tác phẩm có tinh hoa văn hóa nghệ thuật cao, có nội dung tuyên truyền được quần chúng ưa thích.

Tổ chức các hội nghị, các cuộc họp trong đó các đại diện của cơ quan Bảo hiểm xã hội, chủ sử dụng lao động, đại diện của người lao động để nhằm mục đích tuyên truyền về BHXH giúp các bên tham gia hiểu rõ tính pháp luật của BHXH, nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, đồng thời qua đó thu thập tổng hợp các ý kiến thắc mắc đóng góp từ phía người lao động, chủ sử dụng lao động để đưa ra các biện pháp phù hợp với nguyện vọng của họ.

Mỗi cán bộ Bảo hiểm xã hội phải là một tuyên truyền viên tích cực và có trách nhiệm vì hơn ai hết họ hiểu rõ mục đích, bản chất, tác dụng và cách thức thực hiện các chính sách BHXH.

3.2.6. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc bảo hiểm xã hội bắt buộc

3.2.6.1. Mục tiêu giải pháp

Trong những nhân tố tác động tới công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang, thì nhân tố con người đóng vai trị quan trọng, có tác động sâu rộng nhất, vì thế việc nâng cao năng lực của các cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH là một nhiệm vụ cần thiết hơn bao giờ hết. Trong thời gian tới Bảo hiểm xã hội tỉnh cần tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá XII: Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

- Bên cạnh công tác nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ, Bảo hiểm xã hội tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết số 28- NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH “Có cơ chế tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là trong bối cảnh thị trường lao động biến động nhanh chóng và cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 đã và đang làm biến đổi cấu trúc của thị trường lao động” với những cơng việc cụ thể là: có những chính sách nhằm thu hút, tuyển mới những lao động có trình độ cao về các chun ngành BHXH, tài chính - kế tốn về làm việc tại các đơn vị và sớm bổ sung biên chế quản lý thu, nhất là các chuyên quản khai thác mới.

3.2.6.2. Điều kiện thực hiện

- Đối với cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý thu BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động, ngoài việc phải được đào tạo và đào tạo lại về lĩnh vực quản lý hoạt động BHXH nói chung tại các đơn vị thì địi hỏi phải có chun mơn về lĩnh vực bảo hiểm hoặc tài chính- kế tốn. Do đó, đối với các cán bộ

chưa được qua đào tạo về chun mơn này phải có kế hoạch đưa các cán bộ đi đào tạo. Bên canh đó, Bảo hiểm xã hội tỉnh cũng cần tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, cơng chức được tham gia các khóa học tập nâng cao trình độ, có cơ chế khuyến khích cán bộ đi học tập góp phần phục vụ cơng việc ngày càng có hiệu quả hơn.

- Trong thực tế, việc phân công cán bộ làm công tác chuyên quản, để theo dõi, bám sát các đơn vị sử dụng lao động có đăng ký tham gia BHXH trên địa bàn khơng những đảm bảo cho công tác quản lý thu BHXH được chặt chẽ, kịp thời mà còn nâng cao khả năng quản lý các của cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH. Bên cạnh việc có trình độ chun mơn thì cơng tác quản lý thu BHXH cịn địi hỏi cán bộ phải có kinh nghiệm trong thực tế. Thông qua thực tế các cán bộ sẽ nâng cao được khả năng ứng xử, xử lý các trường hợp một cách linh hoạt vừa khơng gây khó khăn cho đơn vị sử dụng lao động, vừa tạo thuận lợi cho phía cơ quan BHXH khi triển khai thực hiện cơng tác quản lý tại đơn vị. Ngồi ra, các cán bộ chun quản sẽ có cách nhìn cặn kẽ, nhạy bén và chính xác hơn về tình hình hoạt động tại đơn vị thuộc diện mình quản lý, từ đó nhanh chóng phát hiện được những sai phạm và có các biện pháp xử lý kịp thời.

- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ chuyên môn sâu về quản lý hoạt động BHXH cho tồn thể cán bộ, cơng chức trong ngành nói chung và đặc biệt là các cán bộ chuyên làm công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại các đơn vị nói riêng. Bên cạnh đó, các cơ quan BHXH trên địa bàn tỉnh nên tổ chức nhiều hơn các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ của các cán bộ, hoặc trao đổi các biện pháp, kinh nghiệm trong công tác quản lý… Thông quan các buổi gặp gỡ, trao đổi này sẽ góp phần trau dồi hơn nữa những kiến thức về chuyên môn cũng như các kinh nghiệm trong thực tế quản lý, từ đó từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH, đặc biệt là các cấn bộ làm công tác quản lý thu BHXH.

- Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội tỉnh cần tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nhằm khuyến khích đội ngũ cán bộ trong đơn vị, đặc biệt là cán bộ làm công tác quản lý thu tích cực trong việc cập nhật các văn bản pháp luật mới về BHXH. Bên cạnh đó, BHXH cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học để lôi cuốn đội ngũ cán bộ tham gia, tìm hiểu sâu hơn về kiến thức chuyên ngành, khuyến khích mỗi cán bộ làm cơng tác quản lý thu phải có ý thức tự học hỏi, nghiên cứu tài liệu để nâng cao kiến thức, trình độ gắn với chun mơn, nghiệp vụ của mình.

Ngồi nghiệp vụ tinh thông, mỗi cán bộ BHXH nói chung và cán bộ quản lý thu BHXH bắt buộc cần nêu cao tình thần trách nhiệm, lịng nhiệt tình yêu nghề. Do BHXH là ngành có đặc điểm nổi bật là khơng tạo ra sản phẩm cụ thể cho xã hội, nhưng mỗi việc làm của cán bộ ngành BHXH cho người tham gia hoặc người đã nghỉ hưu đều thấm đẫm tính nhân văn. Vì vậy, cán bộ cơng chức ngành Bảo hiểm xã hội nói chung và cán bộ Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang nói riêng cần ý thức được cơng việc của mình có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, để từ đó nêu cao tình thần trách nhiệm, gắn chữ tâm khi tiến hành giải quyết công việc.

3.2.7. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội tỉnh với các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức Cơng đồn trên địa bàn với các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức Cơng đồn trên địa bàn

3.2.7.1. Mục tiêu giải pháp

Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH đã xác định “Tăng cường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà giang (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)