Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thu bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà giang (Trang 79 - 83)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thu bảo hiểm

bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang

2.3.1. Thực trạng các nhân tố bên trong

* Trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ quản lý thu bảo hiểm xã hội

Trong giai đoạn 2017-2019, Bảo hiểm xã hội Tỉnh tập trung sắp xếp, hoàn thiện nhân sự theo cơ cấu tổ chức mới (từ 09 phòng nghiệp vụ lên 11 phịng nghiệp vụ). Cơng tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ bảo đảm công khai, minh bạch, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH tiếp tục được trẻ hóa, nâng cao trình độ về mọi mặt. Trình độ chun mơn vững vàng, 100% cán bộ công tác được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ nên công việc được giải quyết đúng và kịp thời các phát sinh. Ban Giám đốc luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ như cử đi học tập nâng cao trình độ, tăng cường đi thực tế, học tập kinh nghiệm quản lý thu tại các BHXH các tỉnh khác nhờ đó đã tác động tích cực đến cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc của tỉnh.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng cơng nghệ

Tính đến nay, cơ sở vật chất kỹ thuật của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang đã khá đầy đủ và khang trang tạo điều kiện làm việc ngày càng tốt hơn cho cán bộ công nhân viên chức của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Các phòng làm việc được trang bị đầy đủ bàn ghế, tủ, quạt, điện, máy vi tính được kết nối mạng.

Đội ngũ cán bộ quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh được trang bị những kiến thức tin học cơ bản và chuyên ngành BHXH để có thể sử dụng thành thạo công nghệ và xử lý các tình huống trong hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc. Bên cạnh đó, hệ thống phần mềm quản lý đối với ngành BHXH đã được ứng dụng và nâng cấp trong toàn ngành, được thiết lập và kết nối từ BHXH huyện, thị xã lên BHXH tỉnh, thành phố và BHXH Việt Nam nhờ đó đã góp phần quan trọng trong việc tăng cường hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hà Giang trong thời gian qua.

2.3.2. Thực trạng các nhân tố bên ngoài

* Chính sách tiền lương

Chính sách tiền lương có mối quan hệ chặt chẽ và là cơ sở cho việc thực hiện chính sách xã hội. Để tính tốn mức đóng và hưởng BHXH cho người lao động phụ thuộc vào tiền lương cơ sở do Nhà nước quy định. Khi Nhà nước nâng lương tối thiểu sẽ làm tăng mức đóng BHXH. Việc điều chỉnh mức lương cơ sở và thang bảng lương sẽ tác động gián tiếp tới mức thu BHXH. Mức lương cơ sở hàng năm được điều chỉnh tăng lên là nguyên nhân giúp cho số thu BHXH của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang cũng tăng lên. Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang liên tục cập nhập sự thay đổi mức lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp ngồi quốc doanh. Thực tế vẫn cịn tồn tại một số doanh nghiệp cố tình khơng muốn tăng lương do phải tăng chi phí.

* Chính sách lao động và việc làm

Trong giai đoạn 2017-2019, nhằm thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014 của Chính phủ và Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND ngày 10/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ, CCVC, lao động hợp đồng tự nguyện xin thôi việc, nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu. Điều này đã có những ảnh hưởng trực tiếp tới việc tham gia đóng BHXH của người lao động. Vì vậy, số lao động tham gia BHXH bắt buộc ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang có xu hướng giảm, đặc biệt là vào năm 2019.

* Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2017-2019 năm sau cao hơn so với năm trước. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Giang năm 2018 là 7,36%; năm 2019 đạt 8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng cơ bản và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp thủy sản. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến khả năng tham gia bảo hiểm xã hội của người dân, đặc biệt là bảo hiểm xã hội tự nguyện. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, thu nhập bình quân đầu người

sẽ tăng lên. Vì vậy, người dân có nhiều cơ hội để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, …

* Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Hà Giang trong giai đoạn 2017- 2019 có xu hướng tăng. Năm 2018, thu nhập bình qn đầu người của tỉnh Hà Giang là 22,35 triệu đồng/người/năm, tăng 7,66% tương ứng 1,59 triệu đồng so với năm 2017. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Hà Giang là 26,2 triệu đồng/ người. Tuy nhiên mức thu nhập này thấp hơn so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Cụ thể, mức thu nhập này chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân đầu người của thành phố Hà Nội năm 2019 (mức thu nhập bình quân đầu người đạt 120 triệu đồng/người/năm). Như vậy với người lao động tỉnh Hà Giang sẽ khó có cơ hội cũng như khả năng tham gia BHXH bắt buộc. Vì vậy, số lượng người tham gia BHXH sẽ giảm, gây khó khăn cho cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

* Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về quyền lợi khi tham gia BHXH

Thời gian qua, tỷ lệ nợ và đơn vị nợ BHXH trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn còn xảy ra. Nguyên nhân của thực trạng này là do nhận thức về trách nhiệm và quyền lợi tham gia BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động còn hạn chế, nhất là khu vực ngoài nhà nước. Chủ sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm trong việc thực hiện đóng BHXH mà coi đó là một điều kiện bắt buộc theo quy định của Nhà nước. Một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc doanh nghiệp cố tình khơng nộp và nộp chậm BHXH. Mặt khác, một số đơn vị cố tình lách luật như khơng ký hợp đồng hoặc chỉ ký hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng, ký quyết định mức lương thấp hơn mức lương thực tế để số tiền đóng BHXH ít hơn thực tế.

Người lao động chưa nhận thức đầy đủ về quyền lợi khi tham gia BHXH. Một số lao động có thu nhập thấp khơng đủ chi phí sinh hoạt nên họ không thể tham gia BHXH được. Mặt khác, một số lao động nhận thức được

nhưng lại khơng dám đấu tranh địi quyền lợi do tâm lý sợ mất việc làm hoặc tiền lương bị cắt giảm.

* Hoạt động tuyên truyền, quảng bá về chính sách bảo hiểm xã hội

Cơng tác tun truyền về chính sách BHXH đã được Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang thường xuyên triển khai với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về BHXH tới các cấp các ngành, các tổ chức và đông đảo người lao động.

Năm 2017, Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện được 66 cuộc tuyên truyền, đối thoại tại cơ sở. Bảo hiểm xã hội tỉnh đã phối hợp với Cơng đồn viên chức tỉnh tổ chức tập huấn cho cán bộ làm cơng tác giải quyết chế độ chính sách cho người lao động. Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền trực quan, tiến hành lắp đặt 09 cụm Pa nô lớn, lắp đặt bảng Led điện tử tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH, biên soạn và in ấn 100.000 tờ gấp để tuyên truyền trên địa bàn tỉnh.

Năm 2018, Bảo hiểm xã hội tỉnh tiếp tục đa dạng hóa cơng tác tuyên truyền trực quan, dựa trên cuốn sách ”Kịch bản câu chuyện pháp luật truyền thanh BHXH, BHYT” do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp. Bảo hiểm xã hội tỉnh đã phối hợp với trung tâm truyền thông tỉnh nghiên cứu chỉnh sửa một số phần nội dung cho phù hợp với ngữ điệu, văn hóa địa phương để biên soạn thành đĩa CD với 08 tiểu phẩm truyền thanh để cấp cho Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố phối hợp trên loa truyền thanh xã, phường, thị trấn, các buổi đối thoại tọa đàm đơn vị sử dụng lao động. Công tác tuyên truyền đối thoại tại các đơn vị, cơ sở được đẩy mạnh được thực hiện 235 cuộc, trong đó: Phối hợp cùng sở Lao động TB&XH tổ chức 05 cuộc đối thoại, tọa đàm tại 05 đơn vị; phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức 09 cuộc tuyên truyền; phối hợp với Hội nông dân tổ chức 20 cuộc; chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố tổ chức 194 cuộc; văn phòng Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức 07 cuộc.

Năm 2019, Bảo hiểm xã hội tỉnh tiếp tục triển khai ký kết các thỏa thuận, chương trình phối hợp với các sở ban ngành; công tác tuyên truyền đối

thoại tại các cơ sở được đẩy mạnh, đặc biệt là tại Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố. Trong năm 2019 đã tổ chức 200 cuộc đối thoại trong đó: văn phịng thực hiện 11 cuộc; BHXH các huyện, thành phố là 130 cuộc; đơn vị phối hợp là 59 cuộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà giang (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)