Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà giang (Trang 45 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang có ảnh hướng đến hoạt

2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội

Tỉnh Hà Giang là tỉnh biên giới ở cực Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội 318 km về phía Bắc đi dọc theo quốc lộ số 2. Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với Trung Quốc dài 274 km; phía đơng giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Dân số tồn tỉnh đến năm 2019 có trên 850.000 người với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hố. Trong đó dân tộc Mơng chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 32,8%, dân tộc Tày chiếm 23,1%, dân tộc Dao chiếm 14,8%, dân tộc Kinh chiếm 12,8%...

Tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Hà Giang và các huyện Quang Bình, Quản Bạ, Yên Minh, Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hồng Su Phì, Mèo Vạc, Vị Xun, Xín Mần. Tồn tỉnh có tổng số có 195 xã, phường, thị trấn, trong đó có 112 xã đặc biệt khó khăn.

Kinh tế của tỉnh Hà Giang năm 2019 có sự phát triển tương đối khá, tổng sản phẩm cả năm đạt 8,2%. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, tăng 1,3% so với năm 2018. Cơng tác xúc tiến du lịch có nhiều đổi mới, thu hút trên 1,5 triệu lượt khách. Thu nhập bình quân/đầu người năm 2019 đạt 26,2 triệu đồng/ người. Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm theo xu hướng giảm dần, nếu như năm 2015 là 43,65% thì đến năm 2019 giảm xuống còn 28,15%.

Thiên nhiên tạo cho Hà Giang ở trên một vùng đất dốc, khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội nhưng lại đem đến cho tỉnh một tiềm năng to lớn về phát triển thủy điện. Tận dụng lợi thế đó trong những năm qua một loạt các

cơng trình thủy điện đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng. Đồng thời, hệ thống lưới điện nông thôn tiếp tục được đầu tư, tỷ lệ hộ được sử dụng điện toàn tỉnh đạt 83,3%, qua đó tích cực góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Kết cấu hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tiếp tục được Tỉnh quan tâm đầu tư và từng bước phát huy hiệu quả góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Những thành tựu đạt được trong việc phát triển hạ tầng xã hội trong những năm qua là rất quan trọng, là tiền đề, động lực để Hà Giang tiếp tục phát triển toàn diện trong những năm tới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà giang (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)