Quản lý đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà giang (Trang 96 - 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Những giải pháp cơ bản tăng cƣờng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt

3.2.1. Quản lý đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

3.2.1.1. Mục tiêu giải pháp

- Tăng cường công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH bắt buộc, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời với các đối tượng vì trên địa bàn vẫn cịn một số lượng khơng nhỏ lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa tham gia. Hơn nữa, thời gian tới số người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc sẽ tăng lên đáng kể, địi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, thường xuyên, liên tục. BHXH tỉnh Hà Giang cần phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý, kiểm tra, khảo sát, các quy định đầy đủ số lượng đơn vị sử dụng lao động và lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo luật định, đồng thời có những biện pháp tích cực xử lý tồn đọng, vướng mắc đối

với những đơn vị người lao động không tham gia BHXH. Cơ quan Bảo hiểm xã hội cần phối hợp với UBND các huyện; thành phố để nắm bắt tình hình thành lập mới, giải thể, chuyển đến, chuyển đi của doanh nghiệp, số lao động đang được sử dụng trong từng doanh nghiệp. Đồng thời có kế hoạch nắm tình hình chung trong tồn tỉnh thông qua việc phố hợp với Cục Thuế, Sở LĐ - TB&XH để được cung cấp danh sách các doanh nghiệp mới thành lập và tình hình đăng ký sử dụng lao động của các doanh nghiệp này.

- Bộ phận thu BHXH cần tích cực vận động, khuyến khích các chủ sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp thực hiện chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động thông qua thẻ nhằm dễ dàng nắm bắt được diễn biến tiền lương, tiền công tại từng đơn vị tham gia BHXH làm căn cứ để tính đóng BHXH theo luật định.

3.2.1.2. Điều kiện thực hiện

- Nhằm mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, góp phần gia tăng nguồn thu, Nghị quyết số 28-NQ/TW, của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã nêu ra một trong những nội dung về cải cách chính sách BHXH là “Rà sốt, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các nhóm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt”. Trên cơ sở chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh cũng cần rà soát các đối tượng này để từng bước tuyên truyền, vận động góp phần phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Căn cứ vào chỉ tiêu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao, Bảo hiểm xã hội tỉnh sẽ căn cứ về điều kiện thực tế, khả năng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi huyện từ đó thực hiện giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH cho các cơ quan BHXH cấp dưới. Gắn giao chỉ tiêu với việc kiểm tra, giám sát để các cơ quan BHXH cấp huyện, thị hồn thành chỉ tiêu được giao, góp phần tăng cường quản lý thu của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Bên cạnh đó, việc tăng cường mở rộng phạm vi, hình thức và nội dung tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người lao động và người sử dụng lao động để họ có sự hiểu biết hơn về những lợi ích thiết thức mà BHXH mang lại, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ của người lao động và người sử dụng lao động. Từ đó, người sử dụng lao động sẽ chấp hành luật pháp, tự giác tham gia đóng BHXH cho người lao động, hạn chế, khắc phục được tình trạng trốn đóng hay nợ BHXH. Đây cũng là giải pháp cần thiết góp phần phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà giang (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)