Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà giang (Trang 42 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số thành phố về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là quản lý đối tượng tham gia: Đối tượng tham gia là người lao

động và người sử dụng lao động. Các địa phương đều nắm bắt được tình hình các đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn, để từ đó tiến hành các nghiệp vụ tiếp theo của công tác quản lý thu BHXH một cách hiệu quả.

Hai là quản lý quỹ tiền lương, tiền cơng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc: Tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHXH bắt buộc được quy định cụ thể

trong Luật BHXH 2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về ban hành quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT. Cụ thể liên quan quan: một là đối với người lao động hưởng tiền lương tiền công do nhà nước quy định, hai là đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công do đơn vị sử dụng quy định.

Ba là quản lý về mức đóng, phương thức đóng BHXH bắt buộc: Bài học

kinh nghiệm của các thành phố cho thấy việc quản lý chính xác được mức đóng, phương thức đóng BHXH của người lao động cũng như người sử dụng lao động sẽ giúp cơ quan Bảo hiểm xã hội có thể thu đủ số lượng và đúng thời gian, góp phần phát triển và cân đối quỹ BHXH.

Bốn là quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc: Cần phân cấp quản lý thu

BHXH bắt buộc vì sẽ giúp cho bộ máy hoạt động của tổ chức BHXH thống nhất không bị chồng chéo. Đồng thời cần lập và giao kế hoạch thu BHXH bắt buộc hàng năm để đảm bảo sát tình hình thực tế tại địa phương. Mặt khác, cũng cần quản lý thông tin báo cáo, hồ sơ tài liệu. Kinh nghiệm của các thành phố là xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH áp dụng trong địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Mã số tham gia BHXH do tỉnh cấp cho đơn vị để đăng ký tham gia BHXH được sử dụng thống nhất trên hồ sơ, giấy tờ, sổ sách và báo cáo nghiệp vụ.

Năm là, công tác thanh, kiểm tra: được thể hiện đó là hoạt động này

phải được diễn ra thường xuyên cả định kỳ và đột xuất. Chỉ có như vậy mới góp phần tăng cường hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc cho BHXH tỉnh Hà Giang nhằm thu đúng, thu đủ và tránh được thất thoát, cũng như các hoạt động trốn tránh việc đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương này tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên cơ sở luận giải những khái niệm chung như: Bảo hiểm xã hội và thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, quản lý, quản lý thu BHXH bắt buộc, nội dung quản lý hoạt động thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, các nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Ngoài ra, ở chương này tác giả cịn đi sâu phân tích và rút ra bài học về quản lý công tác thu BHXH bắt buộc cho BHXH tỉnh Hà Giang trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc của một số Tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng như Lạng Sơn, Yên Bái.

Những kết luận rút ra của Chương sẽ làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng trong chương 2 và là cơ sở để xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang trong những năm tiếp theo.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2017 - 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà giang (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)