7. Kết cấu của luận văn
2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang có ảnh hướng đến hoạt
2.1.3. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đơn vị
nghiệp, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Trong những năm tới, để có bước phát triển nhanh và bền vững, Hà Giang cần khai thác tiềm năng lợi thế của mình, đồng thời thu hút các nguồn lực đầu tư từ các tổ chức các nhân trong và ngoài. Theo số liệu Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang đến năm 2019 có khoảng 1.100 doanh nghiệp đang
hoạt động trên địa bàn tỉnh, chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm khoảng 98% trong tổng số các doanh nghiệp, tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Giang, huyện Bắc Quang và huyện Vị Xuyên. Với đặc điểm địa lý tự nhiên đa dạng, Hà Giang đã và đang hướng tới phát huy các lợi thế và tiềm năng nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Hiện tỉnh đã và đang chú trọng đến phát triển kinh tế, hình thành được một số vùng sản xuất hàng hố tập trung như: chè, đậu tương, cam, các cây dược liệu như thảo quả, quế, táo, lê, tập trung phát triển trồng cỏ gắn liền với chăn ni gia súc hàng hố. Hà Giang đã có một số nhà máy sản xuất chế biến chè, sản xuất thức ăn gia súc và nhà máy chế biến thực phẩm với công nghệ hiện đại.
Với ưu thế nguồn tài nguyên rừng, tạo điều kiện cho ngành xây dựng và ngành công nghiệp giấy, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp- thủ công nghiệp chế biến hàng mây-tre đan và các ngành cơng nghiệp khác.
Hà Giang có nhiều sơng, với độ dốc cao và nhiều gềnh, đó là tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ.
Cùng với nguồn thuỷ năng phong phú, Hà Giang có hàng trăm điểm mỏ, trong đó có một số điểm mỏ có trữ lượng trên 1 triệu tấn với hàm lượng khoáng chất cao như antimon, sắt, chì, kẽm ...; các điểm mỏ trên hiện đang được quy hoạch đầu tư khai thác, tuyển luyện.
Đến thời điểm hiện nay, tỉnh Hà Giang có 8 các khu - cụm công nghiệp đã và đang được triển khai, trong đó: Khu cơng nghiệp Bình Vàng đã đi vào hoạt động với quy mô 225 ha, các Cụm công nghiệp Nam Quang; Các cụm công nghiệp Vị Xun, phía đơng Bắc Quang, Mậu Duệ-Yên Minh, Ngọc Đường- thành phố Hà Giang,... Tại đây, đang xúc tiến triển khai các dự án sản xuất , xây dựng các nhà máy chế biến nông - lâm sản - thực phẩm với công nghệ hiện đại và quy mơ trung bình trở lên.
Hà Giang có nguồn nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, đá xây dựng, gốm sứ,... Hiện nay tỉnh đang xúc tiến đầu tư xây dựng
nhà máy xi măng công suất 1.000 tấn clanhke/ngày với sản lượng xi măng từ 350.000-400.000 tấn xi măng/năm.
Ngồi ra, Hà Giang có nguồn lao động dồi dào, năm 2019 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên hiện đang làm việc chiếm 63,7% trong tổng số dân tồn Tỉnh. Trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao, địa phương đang chú trọng nâng cấp, mở rộng các cơ sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh.