7. Kết cấu của luận văn
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế như:
Về quản lý đối tượng tham gia: Theo số liệu phân tích phần thực trạng
giai đoạn 2017-2019 cho thấy số đơn vị và đối tượng tham gia thực tế vẫn thấp hơn so với số lượng các đơn vị và đối tượng thực tế hiện có trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội của các đơn vị và số lao động vẫn chưa đạt được 100% và chủ yếu là các khối doanh nghiệp ngoài nhà nước và khối ngồi cơng lập. Nguyên nhân là do người sử dụng lao động chưa có nhận thức đúng về trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia BHXH cho người lao động một cách đầy đủ. Tình trạng khơng đăng ký tham gia BHXH cho người lao động trong khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn khá phổ biến làm giảm nguồn thu của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Một số đơn vị, doanh nghiệp cố tình khai báo thơng tin sai sự thật dẫn đến tình trạng nợ đọng của nhiều đơn vị. Một số doanh nghiệp ngồi nhà nước cố tình khơng muốn tăng lương theo mức lương tối thiểu vùng nên mức lương của người lao động vẫn thấp. Các cán bộ thu phải yêu cầu các doanh nghiệp này làm lại bảng lương và quyết định nâng lương cho người lao động dẫn đến mất thời gian và giảm hiệu quả công tác thu BHXH.
Nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh nên các đơn vị doanh nghiệp đều để người làm kế tốn kiêm nhiệm vai trị của cán bộ phụ trách BHXH. Do vậy, những công việc liên quan đến BHXH luôn bị làm sau cùng. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động, các cán bộ
phụ trách BHXH thiếu kinh nghiệm, không thành thạo các thủ tục hồ sơ cho người tham gia BHXH nên hay gặp sai sót phải chỉnh sửa nhiều.
Về chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý thu: Các cán
bộ làm công tác quản lý thu tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang đều đã qua đào tạo nhưng để thích ứng với cơng nghệ tin học thì cịn gặp một số khó khăn, nhất là với những cán bộ lâu năm. Đội ngũ cán bộ trong cơng tác quản lý thu cịn thiếu so với u cầu nên chưa đáp ứng được hết các công việc ngày một tăng lên của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Về tình hình nợ đọng: Tình trạng nợ đọng và trốn đóng bảo hiểm cho
người lao động trong những năm vừa qua vẫn còn tồn tại là do hoạt động kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp không đạt kết quả khả quan. Bên cạnh đó, một bộ phận doanh nghiệp cố tình chây ì khơng đóng bảo hiểm cho người lao động. Thậm chí, có doanh nghiệp dùng tiền đóng BHXH làm vốn kinh doanh; chiếm dụng tiền bảo hiểm của người lao động.
Nhà nước đã có quy định về việc buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền chưa đóng, chậm đóng BHXH nhưng việc thực hiện rất khó khăn. Bảo hiểm xã hội tỉnh đã ký hợp đồng thu nợ với một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh nhưng việc thực hiện chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH còn nhiều bất cập như mức xử phạt thấp; lãi suất chậm nộp BHXH thấp hơn lãi suất tiền vay của các ngân hàng thương mại nên một số đơn vị, doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt để chiếm dụng nguồn BHXH. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của Tổ thu nợ liên ngành theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh còn nhiều hạn chế trong khâu phối hợp, hoặc hoạt động chưa thường xuyên, hiệu quả.
Một trong những giải pháp mạnh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là khởi kiện các đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH. Song kết quả chưa như mong muốn, việc khởi kiện vẫn còn vướng mắc về nhiều
mặt. Một số doanh nghiệp sợ bị kiện, ảnh hưởng uy tín của đơn vị cho nên đã trích nộp BHXH.
Thực tiễn tại các đơn vị, doanh nghiệp cho thấy, việc lấy ý kiến bằng văn bản ủy quyền của tất cả người lao động hoặc cơng đồn cơ sở là không thực hiện được do khó tập hợp người lao động. Do không bổ sung được những nội dung tòa yêu cầu, Tòa án nhân dân tỉnh đã trả lại toàn bộ đơn khởi kiện cho Liên đồn lao động tỉnh, vì hết thời hạn 15 ngày bổ sung đơn kiện. Việc lấy chữ ký ủy quyền của tất cả người lao động liên quan là rất khó thực hiện. Người lao động với nhận thức hạn chế và ngại tiếp xúc với cán bộ công đồn làm nhiệm vụ, vì họ sợ bị chủ sử dụng lao động gây khó dễ sau khi khai báo thơng tin và ký giấy tờ ủy quyền khởi kiện.
Một khó khăn khác, đó là chủ tịch cơng đồn cơ sở là người đang thực hiện hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động cho nên không đứng nguyên đơn khởi kiện chủ doanh nghiệp, đồng thời không dám ký giấy ủy quyền cho tổ chức cơng đồn cấp trên khởi kiện. Do vậy, cơng đồn cấp trên chưa đủ điều kiện về mặt pháp lý để khởi kiện dù biết doanh nghiệp đã vi phạm quyền lợi về BHXH của người lao động.
Về thủ tục khởi kiện, còn nhiều vướng mắc. Đơn cử như trước đây, Bảo hiểm xã hội tỉnh khởi kiện các đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH theo Bộ luật Dân sự thì hồ sơ chỉ cần 2 mẫu CT2-TS (thông báo kết quả nợ BHXH) và mẫu CO5-TS (bản đối chiếu thu nộp BHXH). Đến khi Liên đoàn lao động tỉnh đại diện người lao động khởi kiện, phải căn cứ theo Bộ luật Lao động nên rất rườm rà, vướng mắc nhiều thủ tục.
Về công tác thanh tra, kiểm tra: đã thực hiện nhưng chưa thường xuyên
do các cán bộ phải quản lý nhiều đơn vị, doanh nghiệp nên khối lượng công việc cần giải quyết nhiều. Do vậy, việc đi trực tiếp xuống các đơn vị đôn đốc nhắc nhở không thể thực hiện thường xuyên. Công tác thanh tra, kiểm tra cần thực hiện ở nhiều đơn vị hơn nữa và có biện pháp xử lý mạnh đối với các đơn vị, doanh nghiệp nhất là các đơn vị ln chậm đóng và cịn nợ đọng BHXH.
2.4.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế nêu trên, bao gồm có cả chủ quan và khách quan như:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang tuy có bước phát triển, đời sống người lao động được cải thiện những năm gần đây. Nhưng đây vẫn là tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn so với cả nước nên hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thực sự hiệu quả. Các doanh nghiệp thua lỗ, tồn kho hàng hóa, các cơng trình xây dựng cơ bản quyết tốn chậm nên dẫn đến chậm đóng tiền BHXH bắt buộc cho người lao động. Các đơn vị, doanh nghiệp được thành lập trên địa bàn với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là thi cơng các cơng trình xây dựng dân dụng, giao thơng, thủy lợi... Số lao động tham gia BHXH chủ yếu là các đội ngũ cán bộ chuyên mơn, kỹ thuật và quản lý văn phịng. Trong khi đó, số lao động trực tiếp tham gia sản xuất không ký kết hợp đồng mà thuê người đại diện nhận thuê khoán theo khối lượng sản phẩm. Ngoài ra, do sự dịch chuyển lao động đến các tỉnh như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng n... nơi có khu cơng nghiệp, khu chế xuất hay hoạt động xuất khẩu lao động,... cũng ảnh hưởng đến đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
+ Trong năm 2019, nhằm thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014 của Chính phủ, Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND ngày 10/7/2018 của Hội đồng nhân dân Tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ, CCVC, lao động hợp đồng tự nguyện xin thôi việc, nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu. Do vậy, trong năm 2019 tại tỉnh Hà Giang, số lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ BHXH 1 lần và nghỉ hưu tương đối lớn đã làm giảm số người tham gia BHXH giảm 554 lao động so với năm 2018.
+ Hệ thống công tác thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang chưa tiến hành đồng bộ, các cơ quan BHXH trên địa bàn tỉnh chưa thể nắm chính xác tình hình sử dụng lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngồi Nhà nước. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa các cơ quan ban ngành
chưa thực sự phát huy hiệu quả nên việc giám sát, quản lý số lượng lao động và quỹ lương của đơn vị, doanh nghiệp còn hạn chế.
+ Các đơn vị Bảo hiểm xã hội chưa thường xuyên tiến hành kiểm tra và nắm chắc tình hình biến động tại các đơn vị, doanh nghiệp. Một số đơn vị báo cáo về tình trạng tăng giảm lao động, đối chiếu mức đóng chưa tiến hành kịp thời. Vì vậy, việc thống kê đầy đủ và chính xác số lượng lao động tại các đơn vị cịn gặp khó khăn.
+ Số cán bộ làm cơng tác thu BHXH cịn thiếu, phải hoàn thành số tiền thu lớn nên cịn xảy ra sai sót chậm trễ trong thực hiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang còn thiếu cán bộ theo sát cơ sở để giải thích tuyên truyền vận động tham gia BHXH. Nội dung và hình thức tuyên truyền chưa thực sự được đầu tư chú ý mà cịn mang nặng tính hình thức và hành chính.
+ Lực lượng thanh tra, kiểm tra của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang còn mỏng. Số vụ vi phạm BHXH nhiều nhưng việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra, sự phối hợp liên ngành để kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động. Cơ chế xử lý vi phạm còn nhiều bất cập về thủ tục rườm rà cũng như mức độ xử phạt còn nhẹ khơng đủ tính răn đe cao. Vì vậy, các doanh nghiệp vẫn có xu hướng chiếm dụng tiền nộp BHXH để phục vụ sản xuất kinh doanh do họ có thể khơng bị phát hiện hoặc nếu bị phạt thì mức phạt thấp. Biện pháp cuối cùng đối với các doanh nghiệp nợ đọng BHXH là khởi kiện nhưng lại gặp khó khăn trong việc thi hành án.
+ Chính sách BHXH chưa phù hợp với thực tế, các văn bản thông tư nghị định về BHXH thường xuyên sửa đổi, bổ sung làm cho cơ quan quản lý khó thực hiện và người sử dụng lao động khó nắm vững được đầy đủ các thay đổi về chính sách, chế độ.
+ Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất và ứng dụng CNTT của đơn vị cịn khó khăn do phải được sự đồng ý, phê duyệt từ cơ quan chủ
quản theo ngành dọc dó là BHXH Việt Nam nên phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hà Giang.
- Nguyên nhân khách quan
+ Nhiều chủ sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm trong việc thực hiện đóng BHXH mà chỉ coi đó là một điều kiện bắt buộc theo quy định của Nhà nước. Một số đơn vị, doanh nghiệp cố tình lách luật như khơng ký hợp đồng hoặc chỉ ký hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng, ký quyết định mức lương thấp hơn mức lương thực tế. Một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc doanh nghiệp cố tình khơng nộp và nộp chậm.
+ Tổ chức cơng đồn ở các đơn vị sử dụng lao động chưa có tiếng nói, chưa đủ mạnh chỉ mang tính hình thức nên hoạt động kém hiệu quả. Hầu hết tại các đơn vị, doanh nghiệp cán bộ cơng đồn do chủ sử dụng lao động chỉ định nên họ bị phụ thuộc vào việc làm và thu nhập nên chưa thể phát huy vai trò trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động.
+ Đối với người lao động thì chưa nhận thức đầy đủ về quyền và lợi ích khi tham gia BHXH. Một số lao động có thu nhập thấp khơng đủ trang trải chi phí hàng ngày nên họ khơng thể tham gia BHXH được. Ngồi ra có những lao động có thói quen trơng chờ vào sự bao cấp của nhà nước nên chưa tự giác tham gia BHXH. Có những lao động khơng dám đấu tranh đòi quyền lợi mặc dù họ biết người sử dụng lao động vi phạm Luật BHXH do tâm lý sợ mất việc làm hoặc cắt bớt tiền lương.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương này, tác giả đã giới thiệu về Tỉnh Hà Giang với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc tại địa phương. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc với những nội dung như nội dung quản lý nguồn thu, hình thức quản lý nguồn thu, mức đóng, phương thức đóng, căn cứ đóng...và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hà Giang đồng thời chỉ ra những thành tựu và hạn chế của hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hà Giang với những nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Kết quả đánh giá thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang là cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang trong giai đoạn tiếp của ngành theo nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG